CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CÁC LOẠI TÀU VẬN TẢI
4.3 KẾT CẤU TÀU CONTAINER .1 Sự phát triển vận tải container trên thế giới và việt nam
Vận tải Container ra đời từ những nam 1950, đến những năm 1960 đã được khẳng định là một cuộc cách mạng trong giao thong vận tải . Các chuyên gia kinh tế vận tải trên thế giới đã không ngừng tìm cách nâng cao tính ưu việt của vận tải container để trở thành công cụ chuyên chở trên nhiều phương tiện vận tải .
Tàu biển là phương tiện chính, chủ lực để phát huy các ưu điểm của Container .
Các loại tàu biển chở Container
Tàu F.C ( Full Cellular ) chỉ để chở Container trong khoang tàu, trên boong chia nhiều ô xếp vừa Container .
Tàu C.C (Converted to Containership)l à loại tàu được hoán cải từ tàu thường , tàu hàng khô để chở Container .
Tàu R.C(Ro-Ro Cellular ): Loại tàu này vừa kết hợp chở Container vừa chở hàng trên giá con lăn (Roll – Trailer)
Tàu R.R ( Roll on – Roll off ): Các Container được xếp trên giá con lăn , khi xếp dỡ dùng đầu kéo chạy thẳng vào tàu để xếp và dỡ .
Tàu S.C (Semi – Containership): Loại này vừa chở Container vừa chở hàng khô Ngoài ra còn có các loại sà lan chuyên dùng để xếp Container chạy trên sông . 4.3. 2. Tuyến hoạt động tàu Container
Tuyến chính : tàu chạy trên đường dài giữa các châu lục, bến đỗ là các cảng hấp dẫn, hiện đại của từng vùng để chuyển tải .
Tuyến Feeder có nhiệm vụ chính là thu gom, phân phát Container ở các cảng nhỏ, các vùng hẻo lánh đến các cảng hấp dẫn, hiện đại để chuyển tải sang tàu tuyến chính . Cùng với đường biển , đường sông , đường bộ , đường sắt cũng đã thiết kế các sà lan, toa xe,ô tô chuyên dùng để chở các Container từ các cảng về kho và ngược lại 4.3.3. Tình hình phát triển đội tàu Container ở Việt Nam hiện nay
Nước ta phát triển vận tải hàng hóa bằng Container quá chậm so với thế giới và khu vực, mặc dù có nhiều thuận lợi về địa lý hàng hải , nhiều loại hàng phù hợp với phương thức vận tải Containe . Việt nam hiện nay có 3 đơn vị chủ tàu Container đó là : Tổng công ty Hàng hải ( Công ty Văn Lang quản lý ) có trên 10 tàu với tổng dung tích Container khoảng 6500 TEU , hiện đang khai thác các tuyến Hải Phòng - Đà Nẵng – TP.Hồ Chí Minh ; Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh –Singapore; Hải Phòng – Hồng Kông – Kaoshiung. Vinafco ( Công ty cố phần dịch vụ vận tải trung ương ) có 2 tàu với tổng dung tích Container là 495 TEU chạy tuyến nội địa Hải Phòng – Hồ Chí Minh –Hải Phòng . Công ty vận tải Biển đông thuộc Vinashin khai thác tuyến nội địa Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng với đội tàu container khoảng 4 chiếc.
Tình hình hàng hóa và đầu tư đội tàu
Do hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hầu hết là bán FOB (Free on board ) và mua CI F (Cost Ins rance Freight) , nên thị phần hàng hóa dành cho đội tàu Việt Nam mới chiếm (15–18)%, còn lại là do đội tàu nước ngoài chuyên chở . Riêng về vận chuyển Container hiện nay có 45 tàu Container đang chạy Feeder từ cảng Việt Nam đến cảng chuyển tải trong khu vực , trong đó Việt Nam mới chỉ có 13 tàu của 3 đơn vị với tổng dung tích khoảng 7500 TEU . Theo dự báo từ năm 2005 – 2010 thị phần hàng xuất nhập khẩu của nước ta sẽ tăng lên (30 – 60)% và tới năm 2005 hàng hóa vận tải bằng Container cũng tăng lên 35% , bình quân mỗi năm tăng (15-18)% . Theo thống kê , hàng hóa lưu thông không kể hàng hóa còn lại thì từ (80 – 85)% được vận chuyển bằng Container .
Việt Nam đang là nước có tăng trưởng GDP cao , dự báo các năm tới sẽ có mức tăng trưởng 8% năm và đến năm 2010 sẽ tăng 12% . Việt Nam đã từng bước tham gia khu vực tự do thương mại AFTA ( Asean Free Trade Area ) của các nước trong Hiệp hội Đông Nam á , thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh 1940 mặt hàng nhập khẩu chính yếu . 4.3. 4 Đặc điểm của Container
Theo tiêu chuẩn Quốc tế I SO đã ban hành I SO 668-1979 quy định như sau:
Theo đơn vị chiều dài có container loại 20 ft ( kích thước 20× 8 × 8 ) (gọi là TEU – Twenty feet equivalent unit), 40 ft , 45 ft . Chiều rộng các loại Container này cố định là 8 ft ( ≈ 2,44 m ), chiều dài và cao thì tùy theo từng loại .
Theo loại hàng chuyên chở có Container khô, loại này chiếm khoảng 85-90% ; Container bảo ôn chiếm 4-5%, loại Container chứa hàng lỏng chiếm 0,4– 0,8 % Theo vật liệu chế tạo, Container được chế tạo băng tôn, nhôm ,thép, gỗ và chất dẻo .
Kích thước phủ bì (m) Kiểu
Dài Rộng Cao Trọng lượng tối đa (t) I A 12, 20 2, 44 2, 44 30, 5
I B 9,15 2, 44 2, 44 25, 4 I C 6,10 2, 44 2, 44 20, 3 I D 3, 05 2, 44 2, 44 10, 2 I E 2, 04 2, 44 2, 44 7, 1 Nhóm I
I F 1, 52 2, 44 2, 44 5, 1 II A 2, 92 2, 3 2, 1 7, 1 II B 2, 40 2, 1 2, 1 7, 1 Nhóm II
II C 1, 45 2, 3 2, 1 7, 1
4.3.5. Đặc điểm kết cấu chung tàu container
Thông thường buồng máy tàu đặt phía sau , trên đó là thượng tầng . Kết cấu tàu container khác tàu hàng khô :
Boong
Tàu chỉ có 1 boong và miệng hầm hàng mở rộng . Trên mặt boong, thượng tầng người ta gia cường sàn cứng vững để xếp container cao lên . Có thể xếp container tại khu vực gần mũi , lái và giữa tàu .
Kết cấu khoang hàng
Tàu container có các khoang hàng hình khối, đủ chứa nhiều dãy và nhiều tầng thùng . Trên các thành đứng của khoang hàng, người ta lắp đặt các thanh dẫn hướng thùng. Các thanh này có 2 chức năng đồng thời là tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ container qua hầm hang được nhanh chóng và ngăn cản xê dịch thùng khi tàu chuyển động .
Kết cấu thanh dẫn hướng khá đa dạng. Trong các tàu thông thường, thanh dẫn hướng làm từ thép hình cỡ 100×100 (mm) hoặc 150×150 (mm) .
Khoảng cách giữa các khoang hàng chứa thùng , tính từ mép ngoài của thanh dẫn hướng cần có kích thước phù hợp , không lớn quá để thùng dễ bị xô khi đã vào tàu hoặc khi tàu lắc, nhưng không chật quá dễ gây khó khăn cho việc đưa thùng vào ra . Khe hở giữa các thanh dẫn và thùng không quá 40 ÷60 mm theo chiều dài thùng và 25- 30 mm theo chiều ngang . Phía dưới các thùng bố trí các khóa chân giữ cố định thùng trên tàu .
Trên tàu container sử dụng các nửa vách ngăn ngang làm gối đỡ bổ sung cho các mép quây dọc miệng hầm hàng . Các nửa vách ngăn này chạy từ mạn đến mép quây, có chức năng để cố định các container.
Hệ thống khung ngăn khoang chứa thùng được chế tạo dạng khung cố định trên boong hoặc khung không cố định .
Tàu container sử dụng hệ thống nắp đậy kiểu pontoon. Lúc cần nhấc ra người ta dùng hệ cần cẩu thao tác với nó . Phần lớn tàu container không trang bị cẩu riêng, sử dụng hệ thống cẩu bờ . Với tàu container tự bốc dỡ hàng được trang bị 2 cẩu di động
“con dê” di chuyển dọc tàu (một cẩu làm việc và một cẩu dự phòng) . Cẩu có khả năng nhấc container từ tàu lên cao khỏi mặt boong, di chuyển đến vị trí xác định, thả thùng xuống xe hàng chờ sẵn tại bến. Dỡ container từ bờ lên tàu thực hiện ngược lại quy trình trên .