Thiết kế bè nuôi cá

Một phần của tài liệu giáo trình xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 89 - 98)

Bài 6. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ

1. Thiết kế bè nuôi cá

1.1. Các loại hình bè nuôi

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, dạng phổ biến là bè lớn có lắp công trình phụ (nhà ở, kho) bên trên.

Hình 6.1. Bè nuôi cá tra, cá ba sa ở miền Tây Nam bộ

Loại bè này phù hợp để nuôi cá tra, cá ba sa là loại cá lớn, bơi khỏe. Tuổi thọ của bè có thể đến 50 năm.

Ở miền Bắc, bè thường có dạng lồng lưới đặt trong hồ nước tĩnh hoặc lồng bằng gỗ, tre kích thước nhỏ đặt trên sông, công trình phụ trên bè đơn giản hoặc không có.

Lồng lưới gồm bên ngoài là khung lồng bằng tre, gỗ hoặc kim loại, bên trong là lồng lưới (giai) bằng nylon (PE). Phía dưới khung lồng là các phao bằng thùng phuy, tre.... Có thể đi lại trên khung lồng.

Hình 6.2. Cụm lồng bè lưới trong hồ Thác Bà

Hình 6.3. Lồng bè bằng gỗ hoặc tre trên sông Mã

Lồng bè gỗ (tre) với các nẹp gỗ hay tre được đóng bằng đinh vào khung lồng ở đáy, đầu và hông bè. Mặt bè có nắp để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá.

Cá tra được nuôi ngày càng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nhưng chưa đạt quy mô lớn, chưa được đầu tư lớn nên bè có kích thước nhỏ, không thích hợp với cá tra. Tuổi thọ của bè khoảng 2-3 năm.

1.2. Kích thước bè

Bảng 6.1. Quy cỡ lồng bè nuôi cá tra, cá ba sa Loại bè Kích thước: dài x rộng x cao

(m)

Độ sâu nước (m)

Thể tích bè (m3) Nhỏ 2 x 2 x 1 (ở miền Bắc)

3 x 4 x 1,5-2 (ở miền Bắc) (6-8) x (3-5) x (2,5-3,5)

0,8 1,2-1,5

2

4 18 20-100 Trung bình (9-12) x (4-9) x (3-3,5) 2,5-3 100-500

Lớn (12-30) x (9-12) x (4-4,5) 3,5-4 500-1.600 1.3. Vật liệu làm khung bè

1.3.1. Gỗ

Với các bè kích thước lớn, kiên cố, gỗ làm khung bè là gỗ tốt như sao, vên vên với các qui cách thích hợp.

Với bè nhỏ, gỗ làm khumg bè có thể được tìm tại địa phương như bạch đàn, tre...

Gỗ phải đúng quy cách, khô, thẳng, không được nứt, cong vênh, mối mọt.

Gỗ vuông để làm trụ đứng, đà ngang, đà dọc, quy cách 8-15 x 8-15cm.

Hình 6.4. Gỗ cây

Ván để đóng đáy, hông bè, rộng 20-30cm, dày 1,5-3cm.

Hình 6.5. Gỗ ván

Nẹp để đóng đầu, hông, mặt bè, rộng 5- 8cm, dày 0,8-1,0cm.

Hình 6.6. Gỗ nẹp

Để làm trụ, đà, cọc để cột dây cố định bè hoặc làm công trình phụ.

Hình 6.7. Gỗ tròn

1.3.2. Lưới

Lồng lưới được làm bằng lưới PE dệt không gút để cá không bị xây sát.

Mắt lưới thích hợp để giữ cá nhưng vẫn đảm bảo thông nước.

Sợi lưới: 380 D/15, PE 380 D/18, PE 380 D/21 và PE 31 x 2

Lưới không thủng, mắt lưới đều, đúng chất liệu quy định

Hình 6.8. Lưới làm lồng

Lưới kẽm hoặc inox ở phần đầu bè với mắt lưới 1,5 x 1,5cm hoặc 2 x 2cm.

Cọng kẽm trơn láng, không có vết xước để tránh làm xây sát cá.

Hình 6.9. Lưới kẽm hoặc inox 1.3.3. Đinh, bu lông

Bu lông dài

Bằng thép, 14  16, dài 18- 20cm.

Để liên kết các trụ, đà bằng cách xuyên qua trụ, đà đã được khoan lỗ.

Hình 6.10. Bu lông dài

Bu lông chữ U, bằng thép

1416, dài 18-20cm.

Bu lông phải mới, không gỉ sét, đường kính và cỡ ren khớp với con ốc tán.

Bu lông và con ốc tán phải

còn sắc cạnh. Hình 6.11. Bu lông U

Ốc vít

Với nhiều cỡ đường kính và chiều dài khác nhau để liên kết các trụ, đà không cần khoan lỗ trước.

Ốc vít phải mới, không gỉ sét, đầu nhọn, ren và khe vít sắc cạnh.

Hình 6.12. Ốc vít Đinh với nhiều cỡ chiều dài

khác nhau để liên kết nẹp, ván vào trụ, đà.

Đinh mới, không gỉ sét, thẳng, đầu nhọn.

Hình 6.13. Đinh 1.4. Hệ thống phao

Thường đặt quanh khung lồng bè, giúp bè nổi. Tùy theo điều kiện cung cấp, có thể dùng thùng phuy sắt, nhựa, tre nguyên cây, ống nhựa, mốp xốp hoặc phao từ các cơ sở chuyên sản xuất.

Tre nguyên cây, đường kính trung bình 10-15cm.

Tre thẳng, không nứt, dập, khống chênh lệch nhiều về đường kính ở phần ngọn và gốc.

Hình 6.14. Phao bè bằng tre

Hoặc ống nhựa (đầu ống có nắp chụp), đường kính 10- 22cm, dài 4m để thay thế tre nguyên cây.

Ống thẳng, không nứt, nắp chụp phải được dán keo.

Hình 6.15. Phao bè bằng ống nhựa

Thùng phuy bằng nhựa (200- 220 lít).

Thùng không nứt, móp méo, có nắp.

Hình 6.16. Phao bè bằng thùng phuy nhựa

Thùng phuy kim loại

Thùng được sơn chống rỉ sét, không móp méo.

Hình 6.17. Phao bằng thùng phuy kim loại

Mốp xốp hình khối chữ nhật kích thước 1,0 x 0,5 x 0,6m bao bên ngoài bằng bạt nhựa

Hình 6.18. Phao bè bằng mốp xốp

Phao nổi bằng nhựa dạng mô đun lắp ghép

Kích thước dài x rộng x cao

= 507 x 507 x 430 mm

Hình 6.19. Phao bè dạng mô đun 1.5. Hệ thống neo

Neo bè để cố định, không trôi dạt bè nhưng vẫn đảm bảo thay đổi được khoảng cách giữa đáy bè với đáy sông, rạch theo mức độ lên xuống của thủy triều.

Gồm neo, dây cột neo nylon.

Hình 6.20. Neo tàu chiến (lưỡi cố định)

1. Thân 2. Mỏ 3. Gót neo 4. Gối (phần dưới của thân chuyển sang mỏ) 5. Lưỡi 6. Mũi 7. Cần 8. Cổ (phần trên của thân)

9. Quai neo 10. Bulông

Neo Trotman Neo Martin Hình 6.21. Các loại neo có lưỡi quay, có cần

Neo Hall Neo Matrosov Hình 6.22. Các loại neo có lưỡi quay, không có cần Sử dụng phổ biến là loại neo tàu chiến

Dây thừng

Dây thừng nối bè với neo ở đáy sông hoặc với cọc, gốc cây ở trên bờ.

Bằng nhựa PE hoặc đay, đường kính 30-35mm.

Dây cột lồng lưới vào khung lồng, nối 4 góc đáy lồng lưới với vật

nặng, có đường kính nhỏ hơn. Hình 6.23. Dây thừng PE Thường dùng 4-6 neo cho bè, cụm bè để neo 4 góc và 2 bên hông bè.

Ở những bè nhỏ, đặt trong hồ ít có sự thay đổi mực nước, ít sóng gió, có thể dùng 2 neo và 2 dây cột vào trụ cố định.

1.6. Công trình phụ trên bè

Với các bè vừa và lớn, nhà trên bè có khu vực đặt máy xay, trộn, ép thức ăn cho cá, khu làm việc, phòng nghỉ, kho thức ăn, nhà vệ sinh.

Tùy theo quy mô của bè, vật liệu làm công trình phụ có thể là tôn kim loại, tôn nhựa, sắt hình L, I, sắt , lá cọ, tranh, bu lông, ốc vít, đinh...

Một phần của tài liệu giáo trình xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)