Bài 6. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ
2. Tổ chức thi công bè nuôi cá
Việc lắp ráp bè nuôi cá tra, cá ba sa thường được thực hiện bởi những cơ sở lắp ráp bè chuyên nghiệp
2.1.1. Bè ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 6.24. Sơ đồ cấu tạo đầu bè
Bước 1: Ráp trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây chéo (cây xiên tả).
Bước 2: Ráp hông bè
Ghép bằng ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa các tấm ván cách nhau 1-1,5cm hoặc tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy.
Hình 6.26. Trụ đứng, đà dọc, cây chéo phần hông bè Hình 6.25. Trụ đứng, đà ngang, cây chéo phần đầu bè
Khe hở giữa các tấm ván rộng, tốc độ dòng chảy qua bè mạnh làm cá luôn hoạt động, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí thức ăn tăng hoặc cá kém ăn, chậm lớn.
Khe hở giữa các tấm ván hẹp, tốc độ nước qua bè chậm làm cá thiếu oxy, cặn bã, phù sa tích tụ trong bè gây ô nhiễm và dễ làm cho cá nhiễm bệnh.
Bước 3: Ráp đầu bè
Với bè trung bình hoặc lớn, đầu bè được đóng với lưới kẽm, đồng hoặc thép không gỉ (inox) có mắt lưới 1,5 x 1,5cm hoặc 2 x 2cm.
Với bè nhỏ, phần trên và dưới của đầu bè được đóng bằng thanh nẹp gỗ phía bên trong trụ đứng, phần giữa được đóng bằng lưới kẽm hoặc inox (hình 5.22).
Bước 4: Ráp đáy bè
Đóng kín đáy bè bằng ván gỗ, chừa 1-2 khe hở 1-1,5cm ở giữa để thức ăn không rơi xuống đáy sông, cá nuôi ghép ăn đáy sử dụng đươc thức ăn thừa và khi vệ sinh bè sẽ dễ dàng hơn.
Bước 5: Ráp mặt bè
Đóng bằng thanh nẹp gỗ, cách nhau 1-1,5cm.
Hình 6,27. Mặt (sàn) bè
Có 2-3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cửa mặt bè có nắp đậy và nâng hạ được, kích thước 1-2 x 1m.
Hình 6.28. Cửa mặt bè 2.1.2. Lồng bè ở miền Bắc
Có 2 loại là lồng bè lưới và lồng bè bằng gỗ (tre) Lồng bè lưới:
Hình 6.29. Sơ đồ lồng lưới
Hình 6.30. Một lồng lưới được mắc trong khung lồng Nhiều khung lồng ghép lại thành cụm lồng bè.
Dây và neo khung lồng
Vật nặng neo lồng lưới Lồng
lưới Phao
Khung lồng
Hình 6.31a. Bố trí cụm bè không có nhà sinh hoạt
Hình 6.31b. Bố trí cụm bè có nhà sinh hoạt
Lắp khung lồng bằng gỗ
- Xếp 2 đà dọc vuông góc và ở trên 2 đà ngang.
Khoảng cách giữa hai thanh đà (dọc hoặc ngang) khoảng 0,4-05m, bằng với chiều rộng của khối phao mốp xốp hoặc để phao thùng phuy được giữ giữa 2 thanh đà.
- Cố định thanh đà dọc với đà ngang bằng bu lông.
- Cố định các thanh ván gỗ ngắn vào 2 thanh đà (dọc hoặc ngang) bằng đinh tạo thành đường đi quanh các lồng lưới.
Hình 6.32. Khung lồng bằng gỗ
Lắp khung lồng bằng tre
- Xếp các cây tre của cùng cạnh khung lồng sát nhau, rộng khoảng 0,5m.
- Đặt các cây tre của cạnh dọc vuông góc và được đỡ bởi các cây tre của cạnh ngang.
- Cố định các cây tre dọc vào các cây tre ngang bằng đinh hoặc dây
nhựa. Hình 6.33. Khung lồng bằng tre
Lắp lưới vào khung lồng sau khi bè được lắp phao và cố định trên sông, hồ.
Miệng lồng lưới cao hơn mực nước 0,5m.
Hình 6.34. Lồng lưới được mắc trong khung lồng
Lồng lưới được đậy bằng tấm lưới.
Hình 6.35. Tấm lưới đậy lồng
Lồng bè gỗ (tre):
- Lắp đà dọc, đà ngang vào trụ đứng bằng cách ghép mộng (như hình 6.36).
Khoảng cách giữa các trụ đứng khoảng 1-1,5m
- Cố định trụ và đà bằng đinh hoặc các chốt gỗ
- Đóng nẹp gỗ hoặc tre vào đà dọc, ngang bằng đinh ở đầu, hông và đáy bè
Hình 6.36. Cách ghép mộng
- Lắp tấm mặt có nắp vào khung lồng.
Hình 6.37. Mặt lồng (mũi tên chỉ nắp lồng)
2.2. Lắp đặt phao
Số lượng phao cần thiết cho một bè được tính đơn giản như sau:
1m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao, có thể tính 1,2-1,5m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao.
Tính thể tích phao:
- Đối với phao có dạng khối chữ nhật, vuông, thể tích phao bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- Đối với phao dạng ống tròn (tre nguyên cây, ống nhựa…), thể tích phao được tính như sau:
Thể tích phao = 0,785 x đường kính x đường kính x chiều dài
Trụ đứng
Đà ngang
Đà dọc Nẹp gỗ
Bảng 6.2. Sức nâng của một số dạng phao được sử dụng phổ biến như sau Loại phao Quy cách Sức nâng tính gần đúng
(kg) Thùng phuy (sắt, nhựa) Cao 0,9m, Ф 0,6m 200kg
Ống nhựa uPVC
Dài 4m, Ф 220mm 150kg
Dài 4m, Ф 168mm 85kg
Dài 4m, Ф 114mm 40kg
Phao nhựa dạng mô đun 507 x 507 x 430 mm 125kg
hoặc theo quy cách SX
Phao mốp xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg
Khối mốp xốp được bao bên ngoài bằng bạt và cố định vào khung lồng bằng dây cước.
Hình 6.38. Phao mốp xốp
Thùng phuy được giữ bên dưới khung lồng bởi các cây tre.
Hình 6.39. Phao thùng phuy
Các bó tre nguyên cây được cố định vào 2 bên hông bè.
Hình 6.40. Phao tre nguyên cây 2.3. Cột neo
Cột dây thừng vào vòng khoen của neo bằng nút buộc neo.
Để đảm bảo dây không bị tuột, có thể thắt một nút ở đầu dây
Hình 6.41. Nút buộc neo
Hoặc sử dụng nút thắt cổ
Hình 6.42: Nút thắt cổ
Phao tre
Nút an toàn
Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây trên bờ bằng nút thuyền chài.
Hình 6.43. Cách thắt nút thuyền chài 2.4. Lắp đặt công trình phụ
Lắp đặt phòng nghỉ, sinh hoạt, kho thức ăn, chất xử lý môi trường, lưới, máy chế biến thức ăn, nhà vệ sinh... đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc cho công nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lắp đặt nhà vệ sinh tự hoại theo quy định.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1. Tính độ nổi của vật liệu làm phao bè Bài thực hành 2. Tham quan cơ sở làm bè
Tìm hiểu cách bố trí cơ sở, sử dụng vật liệu và quy trình làm bè tại cơ sở
C. Ghi nhớ
Vật liệu đóng bè phải đúng quy cách, chất lượng tốt. Bè được đóng đúng quy trình, thông số kỹ thuật.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN