Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHẨM ĐIỂM, XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

a. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại - Hệ thống chỉ tiêu XHTD nội bộ đối với KHDN.

Hệ thống chỉ tiêu XHTD đƣợc ban hành bởi NHTM bao gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Hệ thống các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, triển vọng, nguồn lực, cơ cấu tổ chức… của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này thể hiện năng lực nội tại, khả năng trả nợ vay, tình hình phát triển của doanh nghiệp trên thị trường rất cao.

- Trình độ hiện đại hóa công nghệ của NHTM.

Công nghệ đóng vai trò to lớn trong nền tảng phát triển của mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp…hay sự phát triển của một cá nhân. Chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ cao, chất lƣợng tốt vào công tác XHTD nội bộ là rất quan trọng. Khi đó các lỗi chủ quan, cố hữu từ việc chấm điểm và XHTD của CBTD sẽ đƣợc giảm thiểu đáng kể, chất lƣợng chấm điểm và XHTD đƣợc tăng cao, thời gian chấm điểm giảm…những điều này làm chất

32 lƣợng của công tác XHTD tăng cao.

- Năng lực và trình độ của cán bộ nghiệp vụ

Nhân tố con người luôn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng tín dụng. Một hệ thống chỉ tiêu đánh giá dù tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được những nội dung cơ bản cho ph n lớn các trường hợp xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn. Trong quá trình thao tác thực tế, người thực hiện công tác xếp hạng tín dụng phải hiểu đƣợc bản chất của vấn đề phân tích và nhận biết đƣợc tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá.

CBTD là người trực tiếp thu thập thông tin, chấm điểm và thực hiện quy trình XHTD nội bộ. Do đó năng lực và trình độ của CBTD đóng vai trò rất quan trọng trong công tác XHTD nội bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chấm điểm và XHTD. CBTD có năng lực tốt, chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp thì kết quả chấm điểm và XHTD rất khách quan, sát với thực tế và độ tin cậy cao.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ công tác XHTD nội bộ KHDN tại NHTM.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là hoạt động nhằm kiểm định lại tính chính xác, hiệu quả trong việc thực hiện công tác XHTD nội bộ đối với KHDN.

Trên cơ sở đó NHTM quyết định có công nhận kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ hay không. NHTM tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu những hạn chế, tồn đọng, thành công trong công tác XHTD nội bộ. Sau đó tiến hành điều chỉnh để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ.

b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại - Quy định, chính sách của nhà nước.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp:

Mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc điểm riêng khác nhau. Chính vì

33

vậy, các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng cũng có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp này. Nhìn chung, các quy định về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp việc phân loại doanh nghiệp theo từng loại hình trở nên dễ dàng hơn.

Quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:

Phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định quy mô doanh nghiệp và điều kiện phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, theo nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ, ngành nghề kinh tế của Việt Nam đƣợc phân thành 20 ngành kinh tế cấp I. Căn cứ vào các ngành kinh tế cấp I, Tổng cục Thống kê có Quyết số 143 TCKT/PPCĐ ngày 22/12/1993 quy định phân ngành chi tiết từ cấp I đến IV. Còn theo thông tư liên tịch Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Bộ Tài chính số 17/1998/TTLT - BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 thì các ngành kinh tế của Việt Nam đƣợc chia thành 50 ngành kinh doanh để phân tích xếp hạng doanh nghiệp. Các quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề của doanh nghiệp nhƣ trên là cơ sở để mỗi ngân hàng phân chia nhóm ngành nghề doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công tác xếp hạng tín dụng.

Các quy định và hướng dẫn trực tiếp của nhà nước liên quan đến xếp hạng tín dụng:

Các quy định và hướng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nước đối với việc sử dụng xếp hạng tín dụng nhƣ một công cụ quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. Quyết định 493/2005/QĐ

34

- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng.

Ngân hàng nhà nước mới có quyết định số 1253/QĐ - NHNN thay Quyết định 473/QĐ - NHNN ngày 28/04/2004- phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp.

- Chuẩn mực kế toán.

Việc thực hiện chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ đối với KHDN. Doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán, có hồ sơ chứng từ được lưu trữ rõ ràng, chi tiết, cẩn thận, có báo cáo tài chính được kiểm toán đ y đủ thường là những doanh nghiệp có độ tin cậy cao, có khả năng trả nợ tốt.

Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân nhƣ: hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật… của mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ: Việt Nam hiện nay vẫn là nước đang phát triển, nếu so sánh các chỉ tiêu tài chính với tiêu chuẩn quốc tế thì rất ít doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tín dụng cao.

- Chất lƣợng nguồn thông tin.

Chất lượng nguồn thông tin ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ. CBTD có nhập liệu đƣợc chuẩn, chấm điểm đƣợc đúng và XHTD đƣợc chính xác phụ thuộc nhiều vào thông tin về doanh nghiệp, về tình hình tài chính, kinh tế mà mình đang nắm bắt. Thông thường các doanh

35

nghiệp có xu hướng cung cấp thông tin không chính xác, báo cáo tài chính không đúng với sổ sách thực của doanh nghiệp vì mục đích bảo mật thông tin và mục đích cá nhân.

Thông tin đ y đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng khách hàng thuận lợi, chính xác và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong toàn bộ chương 1, luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp, khái niệm và hậu quả của rủi ro tín dụng, từ đó đƣa ra vai trò, ý nghĩa, sự c n thiết của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

Từ những cơ sở lý luận này, luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đƣa ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong chương 2.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)