CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Về công tác thu thập, xử lý, tổng hợp và đánh giá thông tin khách hàng doanh nghiệp
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình thực hiện công tác XHTD nội bộ đối với KHDN, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của kết quả chấm điểm. CBTD sẽ lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: trực tiếp từ KHDN, từ báo chí, trung tâm CIC…Chất lƣợng và tính chính xác của thông tin lại phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức của doanh nghiệp và của cán bộ tín dụng. Để có thể được cấp tín dụng các doanh nghiệp thường khai báo, cung cấp không chính xác về các thông tin tài chính và phi tài chính của DN mình.
Và vì CBTD vì cả nể KHDN hoặc có đạo đức không tốt đã xác nhận các thông tin này là đúng.
Tại AGRIBANK – CN Đà Nẵng tồn tại hạn chế lớn khi dữ liệu trên hồ sơ giấy và chương trình IPCAS vẫn chưa khớp đúng trong nhiều trường hợp.
Một số khoản vay chƣa đăng nhập đ y đủ thông tin khách hàng, chƣa lựa chọn đúng ngành nghề kinh doanh theo hướng dẫn, ảnh hưởng đến độ chính xác của chương trình báo cáo thống kê, kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng, hạn chế việc khai thác dữ liệu điều hành.
52
Bảng 2.7. Báo cáo kết quả thu thập thông tin
1 Lý lịch tư pháp của người đứng đ u DN và/hoặc Kê toán trưởng
Lý lịch tƣ pháp tốt, chƣa từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có
Đã từng có nghi vấn, khiêu nại không chính thức
Đã từng có tiền án tiền sự
Hiện tại đang là đối tƣợng nghi vân pháp luật hoặc đang bị pháp luật truy tố
2 Kinh nghiệm quản lý của người trực tiêp quản lý DN
Từ 7 năm trở lên Từ 5 đên dưới 7 năm Từ 3 đên dưới 5 năm Từ 1 đên dưới 3 năm Dưới 1 năm
3 Trình độ học vấn của người trực tiêp quản lý DN
Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp
Dưới Trung cấp hoặc không có thông tin
4
Năng lực điều hành của người trực tiêp quản lý DN theo đánh giá của CBTD (có các căn cứ chứng minh)
Tốt
Tương đối tốt Khá
Trung bình Kém
53
5
Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan (không bao gồm VBARD)
Có mối quan hệ rất tốt, có thể tận dụng cơ hội tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp
Quan hệ bình thường Quan hệ không tốt
6
Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD
Rất năng động, phản ứng nhanh với các thay đổi của thị trường, đáp ứng yêu c u của thị trường
Khá năng động, có thể tận dụng các cơ hội để phát triển
Năng động ở mức bình thường Trong Báo cáo kết quả thu thập thông tin và đánh giá khách hàng, bên cạnh ô chỉ tiêu và giá trị lựa chọn chỉ còn hai ph n là lựa chọn của khách hàng và đánh giá lại của cán bộ thu thập thông tin. Khách hàng đánh dấu vào thông tin doanh nghiệp muốn cung cấp và CBTD sẽ kiểm tra và đánh giá lại. Tuy nhiên việc kiểm tra thông tin của CBTD còn sơ sài, nắm bắt không kĩ, không chuyên sâu, thường quá tin tưởng và cả nể vào khách hàng.
Ở chỉ tiêu trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý DN, khách hàng thường cung cấp thông tin là trình độ đại học, CBTD cũng mặc nhiên xác nhận là trình độ đại học mà không c n kiểm tra lại. H u nhƣ các bảng kết quả thu thập thông tin của các khách hàng đều đƣợc CBTD nhận định là trình độ đại học bởi lẽ với cương vị là chủ doanh nghiệp thì trình độ đại học cũng đƣợc CBTD cho là hợp lý. Trong khi thực tế không phải khách hàng doanh nghiệp nào, người trực tiếp quản lý doanh nghiệp cũng có trình độ học vấn là đại học mà có thể là cao đẳng, trung cấp hoặc phổ thông.
Ở chỉ tiêu lý lịch tư pháp của người đứng đ u DN và/hoặc Kế toán trưởng cả khách hàng DN và CBTD thường chọn lý lịch tư pháp tốt, chưa
54
từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có. Trong khi một số DN có biểu hiện nghi vấn, khiếu nại không chính thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng không đƣợc CBTD đánh giá chính xác vì “theo thông tin mà CBTD có”. Đây cũng là hạn chế trong công tác thu thập thông tin khi CBTD không có được sự liên kết với các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước. Vì một số thông tin liên quan đến kiện cáo, khiếu nại, xung đột của doanh nghiệp với khách hàng, các hộ dân cƣ xung quanh cũng nhƣ với đối thủ cạnh tranh chỉ đang dừng lại ở mức độ nhỏ. Bên cạnh đó, CBTD cũng không thường xuyên theo dõi doanh nghiệp trong thời gian dài để nắm bắt thông tin đ y đủ, chính xác.
Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý theo đánh giá của CBTD đƣợc đánh giá là rất tốt (ví dụ công ty ABC và công ty ERO – phụ lục), đây là đánh giá mang tính chủ quan không có cơ sở rõ ràng, khi h u nhƣ các doanh nghiệp khi vay vốn đều đƣợc đánh giá là có năng lực điều hành rất tốt.
Các chỉ tiêu tài chính đƣợc CBTD lấy từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng các báo cáo tài chính này thường chưa qua kiểm toán, đã được chỉnh sửa lại một cách sạch sẽ, hợp lý để thuận lợi trong khoản vay và vì lý do bảo mật thông tin nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường không minh bạch trong công tác cung cấp các thông tin về tài chính cho CBTD, và CBTD khó có thể kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin tài chính này.
CBTD thường yêu c u khách hàng doanh nghiệp cung cấp thông tin về DN, những thông tin này được lưu trữ tại ngân hàng. Định kỳ CBTD sẽ yêu c u KHDN cung cấp lại thông tin, những thay đổi, phát sinh tại DN sau l n cập nhật thông tin g n kề trước đó. Tuy nhiên các CBTD lại quá tin tưởng vào KHDN hoặc ít xuống cơ sở KHDN để trực tiếp kiểm tra, nên không nắm bắt đƣợc thông tin. Tại Bảng kết quả chấm điểm và xếp hạng của Công ty ERO, thời điểm chấm là ngày 30/07/2014 nhưng trước đó vào thời điểm cuối tháng
55
06/2014 đã có 02 nhân viên của công ty này nghỉ việc, số lao động mới chƣa đƣợc bổ sung. Công ty ERO đã không chủ động cung cấp thông tin và bản thân CBTD cũng không nắm đƣợc. Trong bảng kết quả, thời điểm chấm ngày 30/07 số lao động của công ty ERO vẫn là 25 người.
b. Về công tác xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu và chấm điểm các chỉ tiêu của KHDN
CBTD sẽ căn cứ vào thông tin KHDN để xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu đƣợc nhập liệu vào ph n mềm hệ thống XHTD nội bộ để chấm điểm, các chỉ tiêu tài chính máy sẽ tự động chấm còn các chỉ tiêu phi tài chính CBTD sẽ tự chấm.
Các chỉ tiêu phi tài chính thường gắn với yếu tố chủ quan của CBTD nên để có thể có đƣợc kết quả chấm điểm chính xác, đòi hỏi CBTD phải có đƣợc năng lực, trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
Trong bảng kết quả thu thập thông tin và đánh giá khách hàng của công ty ABC ngành kinh doanh là xây dựng. Khách hàng lựa chọn khai báo triển vọng ngành là đang trong giai đoạn phát triển cao, CBTD đánh giá là tương đối phát triển nhƣng kết quả chấm điểm triển vọng ngành của DN này lại có dấu hiệu suy thoái. Trong khi thực tế giai đoạn năm 2013, 2014 là thời điểm nền kinh tế phục hồi chậm, ngành bất động sản và xây dựng đang trong giai đoạn phục hồi. Điều này xảy ra mâu thuẫn giữa thông tin khách hàng cung cấp, đánh giá của CBTD trong công tác thu thập thông tin và chấm điểm, tình hình thực tế của doanh nghiệp. Dẫn đến tính chính xác của điểm chỉ tiêu triển vọng ngành công ty ABC không tốt.
Còn đối với công ty ERO trong Bảng kết quả chấm điểm (Phụ lục) CBTD đã đánh giá công ty ERO có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ bưu chính viễn thông. Bên cạnh đó tại chỉ tiêu “Tính năng động và nhạy bén của ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD”
56
CBTD đã đánh giá là “Rất năng động, luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đƣa ra các dịch vụ và sản phẩm mới đáp ứng yêu cẩu của thị trường, được thị trường chấp nhận”. Trong thực tế thị trường cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông rất khốc liệt, hàng loạt các doanh nghiệp đƣợc thành lập, làm chia nhỏ miếng bánh thị ph n, cho nên công ty ERO có thể nói không dễ hoặc khó khăn trong việc đi trước được các đối thủ cạnh tranh.
Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD tại công ty ERO đƣợc đánh giá là phát triển nhanh và vững chắc trong 3 đến 5 năm tới, trong khi đó hiện tại ngành dịch vụ bưu chính, viễn thông đang có xu hướng bão hòa, doanh nghiệp bắt buộc phải có tiềm lực mạnh, sản phẩm mang tính đột phá mới có thể phát triển tốt đƣợc.
Đối với chỉ tiêu “Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD” tại công ty ERO CBTD đánh giá là “Các quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình hoạt động đƣợc thiết lập, cập nhật và kiểm tra thường xuyên, phát huy hiệu quả cao trên thực tế. Cơ cấu tổ chức tốt” và điểm cho chỉ tiêu này CBTD chấm là 100 điểm. Trong khi công ty ERO là loại hình doanh nghiệp nhỏ, có số lao động là 25 người và công ty này không có quy trình kiểm soát nội bộ, không phát huy hiệu quả cao nhƣ CBTD đã đánh giá. Cũng tại công ty ABC có 12 lao động, nhân số ít thì CBTD đánh giá là các quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình hoạt động đƣợc thiết lập, cập nhật và kiểm tra thường xuyên, phát huy hiệu quả cao trên thực tế, cơ cấu tổ chức tốt. Ở cả 2 công ty này CBTD chấm điểm các chỉ tiêu này là 100 điểm, điều này là không đúng so với thực tế.
Nhìn chung đối với các chỉ tiêu phi tài chính, CBTD thường chấm điểm một cách chủ quan, một ph n vì cả nể, một ph n vì sự hiểu biết về nhóm ngành, ung tin kinh tế còn ít. Năng lực và trình độ chuyên môn của CBTD
57
còn nhiều hạn chế. Những điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ; kết quả này không còn mang tính khách quan, trung thực, chính xác dẫn đến khả năng đo lường rủi ro tín dụng của KHDN thấp.
Một số khách hàng đƣợc chấm điểm cao, xếp hạng tốt có nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu, nợ khó đòi.
c. Về công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình chấm điểm và phê duyệt xếp hạng KHDN
Việc kiểm tra kết quả nhập liệu của thông tin KHDN và tình hình chấm điểm của KHDN còn sơ sài, không thật sự chính xác. Dẫn đến kết quả chấm điểm và xếp hạng không đúng so với thực tế. Các chỉ tiêu phi tài chính đƣợc CBTD tự chấm theo yếu tố chủ quan cũng không đƣợc kiểm tra kĩ.
Kết quả chấm điểm không đúng so với thực tế. Bộ phận kiểm soát, giám đốc thường tin tưởng vào kết quả chấm điểm mà CBTD trình nên không thật sự có đƣợc kết quả chuẩn xác. Ở công ty ABC, ERO có các chỉ tiêu không đƣợc chấm điểm đúng nhƣ quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có ung quan; triển vọng ngành; môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp…đều đƣợc sự đồng ý của cán bộ kiểm soát và giám đốc.
d. Về việc sử dụng kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ đối với KHDN tại chi nhánh
Kết quả XHTD nội bộ là căn cứ để NH xây dựng chính sách tín dụng cho KHDN, đo lường RRTD, ước tính dự phòng RRTD. Tuy nhiên kết quả XHTD nội bộ KHDN chƣa thực sự đƣợc ứng dụng hiệu quả trong quản lý RRTD mà mang nhiều ý nghĩa quyết định cấp tín dụng cho KHDN hơn.
CBTD khi chấm điểm và XHTD nội bộ thường quan tâm nhiều đến nguồn trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng hơn ý nghĩa thực sự của công tác chấm điểm và XHTD nội bộ đó là đo lường RRTD.
58