CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở đóng tại số 23 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Là chi nhánh loại 1, đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đƣợc thành lập vào tháng 11/1988 với tên gọi lúc đó là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Mạng lưới Chi nhánh được tổ chức bao gồm Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc và 08 phòng ban thực hiện các công tác chuyên môn.
Chi nhánh có 04 phòng giao dịch, ngoài ra Chi nhánh quản lý 14 Chi nhánh cấp 2, cấp 3 và 14 Phòng giao dịch trực thuộc.
Agribank Đà Nẵng hiện có 35 điểm giao dịch trên địa bàn và là chi nhánh ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Đà Nẵng.
37
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Tín dụng
Phòng KD Ngoại
hối
Phòng Điện toán
Phòng DV và
Mar
Phòng Kế hoạch
tổng hợp
Phòng Kế toán ngân
quỹ
Phòng kiểm
tra kiểm
soát nội bộ Phòng HC-NS
Hành Chính
Nhân Sự
Các phòng giao dịch Chi nhánh loại 2, 3
Các phòng giao dịch Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Phó giám đốc
37
38
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 -2014 nhìn chung có sự phát triển một cách ổn định. Tổng dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động đều có xu hướng tăng, tổng thu nhập có xu hướng giảm, tuy nhiên chi nhánh đã cắt giảm đƣợc nhiều chi phí, nên chỉ tiêu lợi nhuận tăng đều qua các năm. Nợ xấu có nhiều biến động nhƣng vẫn nằm trong t m kiểm soát của ngân hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng qua các năm Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014
So với 31/12/2013 +/- %
Dƣ nợ 5617 6098 7012 914 14,98%
Nguồn vốn 7566 7907 9152 1245 15,74%
Tổng thu nhập 1282 1179 1092 (87) (7,38%)
Tổng chi phí 1146 1027 926 (101) (9,83%)
Tỷ lệ nợ xấu 2,12% 2,47% 2,35% (4,85%)
Lợi nhuận trước thuế
136 152 166 14 9,21%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng ) Nguồn vốn tăng trưởng vượt kế hoạch, ổn định, đáp ứng đủ, kịp thời cho nhu c u vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn và dƣ nợ đều tăng từ năm 2012 cho đến năm 2014.
39
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNNo Đà Nẵng năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng Tiền gửi
dân cƣ 4.378,204 57,86% 5.056,982 63,95% 6.296,817 68,80%
Tiền gửi
TCKT 2.752,836 36,38% 2.267,141 28,67% 2.535,201 27,70%
Tiền gửi
TCTD 52,212 0,69% 37,957 0,48% 20,135 0,22%
Tiền gửi Kho Bạc
328,403 4,34% 498,977 6,31% 243,453 2,66%
Tiền gửi
khác 55,995 0,74% 46,656 0,59% 56,745 0,62%
Tổng
NVHĐ 7.566,893 100,00% 7.907,713 100,00% 9.152,350 100,00%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng) Nguồn vốn dân cƣ tăng d n đều qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, góp ph n chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng tích cực, bền vững, tăng d n tỷ trọng nguồn vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo đúng định hướng của Đề án tái cơ cấu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, an toàn thanh khoản.
Công tác huy động vốn đƣợc thực hiện, triển khai đạt hiệu quả tốt chính là nhờ vào việc điều hành lãi suất kịp thời, bám sát chỉ đạo của TW trên cơ sở phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn.
Bên cạnh đó trong công tác huy động vốn, mối quan hệ của NH với các tổ chức tiền gửi như kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp, khách hàng tiền gửi truyền thống đƣợc giữ ổn định. Trình độ nhận thức, am hiểu nghiệp vụ và tác phong giao dịch của cán bộ làm công tác huy động vốn đƣợc cải thiện, góp ph n làm nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và hình ảnh
40 thương hiệu Agribank.
Thị ph n huy động vốn đƣợc giữ vững trong 3 năm liền kề 2012, 2013, 2014 và những năm trước đó trong bối cảnh các TCTD cạnh tranh quyết liệt, thậm chí trên thị trường vẫn còn hiện tượng “lách” tr n lãi suất, khiến một số khách hàng truyền thống dao động.
Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 Agribank - CN Đà Nẵng đã triển khai hiệu quả các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng của TW và địa phương, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng tiền gửi được tổ chức chu đáo, bài bản, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn, Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán.
Công tác huy động vốn đang rất đƣợc Agribank – CN Đà Nẵng chú trọng và đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên tiền gửi từ các TCKT và TCTD có giảm qua các năm, đặc biệt giảm trong năm 2013 so với năm 2012. Nguồn vốn kho bạc chiếm tỷ trọng nhỏ;
4,34% (2012); 6,31% (2013) và 2,66% (2014) và có xu hướng giảm. Nguyên nhân giảm do việc thực hiện thanh toán song phương giữa Kho bạc nhà nước và Agribank – CN Đà Nẵng. Việc giảm thiểu nguồn vốn giá rẻ khiến cho giá vốn đ u vào cao, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh
2.1.4. Khái quát tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại AGRIBANK Đà Nẵng
Bảng 2.3. Tình hình tín dụng của NHNNo Đà Nẵng
Đơn vị tính: Tỷ đồng DƢ NỢ TÍN DỤNG
2012
Tỷ
trọng 2013
Tỷ
trọng 2014
Tỷ trọng Dƣ nợ bình quân 5617 100,00% 6098 100,00% 7012 100,00%
Dƣ nợ KHDN 3651,1 65,00% 2561,2 42,00% 4067 58,00%
Dƣ nợ KHCN 1966 35,00% 3536,8 58,00% 2945 42,00%
41
TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Nợ xấu 135,09 100,00% 165,26 100,00% 179,51 100,00%
Nợ xấu DN 99,429 73,60% 136,5 82,60% 133,19 74,20%
Nợ xấu KHCN 35,665 26,40% 28,754 17,40% 46,313 25,80%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng) Dư nợ bình quân có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 -2014. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ KHDN có xu hướng giảm trong năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014. Tình hình nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ xấu KHDN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu.
Chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng, cơ cấu nợ, tạo điều kiện cho khách hàng từng bước vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, nợ xử lý rủi ro. Đồng thời triển khai kịp thời chủ trương các chương trình, chính sách cho vay phục vụ kinh tế nông nghiệp – nông thôn.
Tình trạng nợ xấu tăng qua 03 năm 2012, 2013, 2014 và có xu hướng tăng trong thời gian đến. Tỷ trọng nợ xấu cao tập trung ở KHDN. Bởi các nguyên nhân:
+ Thị trường tín dụng bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các NHTM cổ ph n đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nhằm lôi kéo các khách hàng tốt của Agribank nhƣ áp dụng lãi suất cạnh tranh, thậm chí khởi động nhiều chương trình lãi suất 0% trong thời gian đ u cho những khách hàng tốt, tín nhiệm. Điển hình là Công ty Cổ ph n Đ u tƣ và Xây dựng 545 đã trả nợ 552 tỷ đồng để chuyển sang ngân hàng SHB.
+ Khách hàng có nhu c u nhƣng không đáp ứng đủ các tiêu chí xếp hạng về tài chính, tín dụng và tài sản đảm bảo. Ngƣợc lại, một số khách hàng hội đủ các điều kiện về xếp hạng tài chính, tín dụng và tài sản đảm bảo nhƣng lại
42
tính toán, cân nhắc, đề nghị các mức lãi suất thấp hơn nhiều so với mức quy định của Agribank nên Chi nhánh khó có thể đáp ứng các khoản tín dụng theo yêu c u.
+ Tình trạng thiếu minh bạch về tài chính của doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số liệu gửi đến ngân hàng thường không trung thực, mang tính đối phó, gây khó khăn cho CBTD trong việc đánh giá năng lực thực sự của khách hàng để tham mưu quyết định cho vay cũng nhƣ việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi nợ.
+ Nền kinh tế chƣa thật sự hồi phục, sức tiêu dùng thấp, tồn kho cao, thanh khoản bất động sản thấp khiến cho các nguồn thu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động c m chừng chờ cơ hội đ u tƣ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dƣ nợ bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn do khách hàng chua đủ nguồn tiền để thanh toán nợ. Một số khách hàng đƣợc cơ cấu nợ nhƣng năng lực tài chính vẫn còn yếu, khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ khi thời hạn cơ cấu đã kết thúc.