Kiu 2: Lp cho n khi iu kin là FALSE
13. Lập trình xử lý tập tin
13.2. Xử lý dữ liệu trong tập tin với các hàm I/O
Các hàm I/O (Input/Output) dùng để truy xuất các tập tin, trình tự như sau:
1. Mở tập tin: là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trước khi đọc hay ghi dữ liệu vào tập tin.
2. Thực hiện các thao tác với tập tin: đọc hoặc ghi dữ liệu vào tập tin.
3. Đóng tập tin: bắt buộc phải thực hiện khi kết thúc các thao tác với tập tin.
Trong khuôn khổ giáo trình này chỉ trình bày các thao tác theo kiểu tuần tự với tập tin, các kiểu truy cập khác có thể tìm trong các tài liệu tham khảo ghi ở cuối giáo trình này hoặc trong Help Online của VBA IDE.
13.2.1. Mở tập tin.
Cú pháp:
Open <đường dẫn> For [Kiểu thao tác] as <filenumber> [Len=Buffersize]
Trong đó:
<đường dẫn>: là một giá trị kiểu String dùng để xác định đường dẫn của tập tin (vị trí của nó trên đĩa).
<Kiểu thao tác>: cách thức thao tác với tập tin, tham số này có thể nhận một trong các giá trị sau:
Input: đọc dữ liệu từ tập tin, để không gây lỗi thì tập tin này phải có sẵn trên đĩa.
Output: ghi dữ liệu vào tập tin với hai điểm cần lưu ý:
Nếu tập tin là có sẵn thì toàn bộ dữ liệu bên trong nó sẽ bị xóa sạch trước khi dữ liệu mới được ghi vào (ghi đè lên những dữ liệu đã có). Việc này sẽ làm mất đi những dữ liệu ban đầu.
Nếu tập tin chưa tồn tại, một tập tin mới sẽ được tạo ra với tên và vị trí của tập tin được xác định trong<đường dẫn>.
Append: ghi dữ liệu vào cuối tập tin đã có (ghi thêm, nối vào những dữ liệu đã có).
<filenumber>:là một giá trị kiểu Integer đại diện cho tập tin đó. Sau này, khi thao tác với tập tin này, thì giá trị này sẽ là đại diện. Điều này rất hữu ích khi làm việc đồng thời với nhiều tập tin đang mở, lúc đó, để ghi hay đọc dữ liệu với tập tin nào, ta chỉ việc đưa vào giá trị của<filenumber> tương ứng trong các lệnh đọc/ghi dữ liệu.
[Len = Buffersize]: chỉ ra số ký tự trong vùng đệm khi sao chép dữ liệu giữa tập tin và chương trình. Đây là một giá trị tùy chọn.
Ví dụ: Khi trên đĩa C không có tập tin File1.txt thì câu lệnh sau sẽ tạo mới và mở sẵn tập tin này để ghi dữ liệu:
Open “C:\file1.txt” For Output as 1
13.2.2. Đọc dữ liệu từ tập tin.
Sau khi tập tin đã được mở bằng lệnhOpen với kiểu làInput, nó đã sẵn sàng cho việc đọc dữ liệu bên trong nó. Dữ liệu có thể đọc theo những cách thức sau:
http://www.ebook.edu.vn
Khái niệm dòng dữ liệu trong tập tin khác so với khái niệm dòng chữ trên trang giấy. Dòng dữ liệu có thể chứa rất nhiều ký tự (có độ dài hầu như không hạn chế) và một dòng được coi là kết thúc tại nơi có chứa ký hiệu xuống dòng (vbCrLf– bao gồm hai kí tự có số hiệu 13 và 10). Cú pháp đọc một dòng từ tập tin như sau:
Line Input #<filenumber>, <strVar>
Câu lệnh này đọc dữ liệu từ dòng hiện tại của tập tin đã được mở (có chỉ số là<filenumber>) và gán dữ liệu đọc được cho biến strVar(biến này có kiểu String). Câu lệnhLine Input
# sẽ tự động nhận dạng dòng dữ liệu thông qua kí hiệu xuống dòng (tuy nhiên nó không đưa kí hiệu xuống dòng vào biến strVar). Sau lệnh Line Input #, vị trí con trỏ đọc dữ liệu sẽ được tự động chuyển xuống dòng tiếp theo.
CHÚ Ý Ngay khi mở tập tin để đọc, con trỏ đọc dữ liệu sẽ được tự động đặt ở dòng đầu tiên trong tập tin.
Ví dụ: Một tập tin văn bản có đường dẫn “C:\file1.txt” với nội dung như sau:
Mã lệnh sau sẽ đọc nội dung của 3 dòng dữ liệu đầu tiên trong tập tin:
Dim strRe1 As String, strRe2 As String, strre3 As String Open “C:\file1.txt” For Input As 1
Line Input #1, strRe1 Line Input #1, strRe2 Line Input #1, strRe3
Debug.Print strRe1, strRe2, strre3 Close 1
Kết quả thực hiện của đoạn mã lệnh trên như sau:
CHÚ Ý Khi kết thúc thao tác với tập tin thì cần phải đóng chúng lại, nếu không thông tin trong đó có thể mất hoặc người khác không truy cập vào tập tin đó được.
c m#t danh sách các chu/i theo kí t" phân cách
Đọc một danh sách các chuỗi theo kí tự phân cách là dấu phNy (,) hoặc ký hiệu xuống dòng (vbCrLf) với cú pháp sau:
Input # <filenumber>, <danh sách các biến>
Câu lệnh này đọc khối dữ liệu từ vị trí hiện tại của con trỏ đọc dữ liệu trong tập tin có chỉ số
<filenumber>. Dữ liệu đọc được sẽ được gán vào cho <danh sách các biến> (mỗi biến trong danh sách này đều có kiểu dữ liệu làString). Số khối dữ liệu được đọc sẽ phụ thuộc vào số biến có trong<danh sách các biến>. Khối dữ liệu được nhận dạng dựa vào dấu phNy (,) hoặc ký hiệu xuống dòng (vbCrLf). Sau lệnh Input #n, vị trí con trỏ đọc dữ liệu sẽ được tự động chuyển sang khối dữ liệu tiếp theo.
CHÚ Ý Đọc dữ liệu bằng lệnhInput #nthường được dùng với tập tin mà dữ liệu của nó được tạo ra bởi lệnhWrite #n.
Ví dụ: Với tập tin văn bản “C:\file1.txt” như trên, với các mã lệnh sau:
Dim strRe1 As String, strRe2 As String, strRe3 As String Open “C:\file1.txt” For Input As 1
Input #1, strRe1, strRe2, strRe3 Debug.Print strRe1, strRe2, strRe3 Close 1
Ta nhận được kết quả như hình dưới:
Nếu lệnh đọc dữ liệu được gọi khi vị trí con trỏ đọc dữ liệu ở cuối tập tin thì sẽ xảy ra lỗi. Để tránh lỗi này cần phải kiểm tra vị trí của con trỏ đọc dữ liệu, xem nó có ở cuối tập tin hay không. HàmEOF (Filenumber)(có kiểuBoolean) được dùng cho mục đích này, nó sẽ trả về giá trị True nếu vị trí con trỏ đọc dữ liệu đangở cuối tập tin, và ngược lại sẽ trả về giá trị False.
Ví dụ sau sẽ đọc toàn bộ dữ liệu trong tập tin C:\File1.txt:
Dim strRe As String
Open "C:\file1.txt" For Input As #1 Do While Not EOF(1)
Input #1, strRe Debug.Print strRe Loop
Close #1
13.2.3. Ghi dữ liệu vào tập tin.
Thao tác ghi dữ liệu vào tập tin được thực hiện sau khi tập tin đã mở để ghi với hai kiểu ghi dữ liệu là ghi đè lên dữ liệu ban đầu (với thông số Output) hay ghi nối vào sau các dữ liệu ban đầu (với thông sốAppend). VớiOutput: toàn bộ nội dung ban đầu của tập tin sẽ bị xóa và con trỏ ghi dữ liệu sẽ được đặt ở vị trí đầu tiên. Nếu tập tin chưa có thì nó sẽ được tự động tạo ra theo tên và vị trí của đường dẫn trong lệnhOpen. VớiAppend: việc ghi được thực hiện nối tiếp vào tập tin hiện tại, vị trí bắt đầu ghi mặc định là cuối tập tin.
Ghi d+ liu vi lnh Print #n Cú pháp như sau:
Print # <filenumber>, [outputlist]
http://www.ebook.edu.vn Trong đó:
filenumber: chỉ số của tập tin.
outputlist: danh sách các giá trị cần ghi, các giá trị trong danh sách này được phân tách nhau bởi dấu ( ; ). Nếu outputlist kết thúc bằng dấu (;) con trỏ ghi dữ liệu sẽ chuyển sang vị trí kế tiếp. Ngược lại, nếu cuối danh sách để trống thì con trỏ ghi dữ liệu sẽ chuyển sang dòng kế tiếp. Các thành phần dữ liệu trongoutputlist sẽ được ghi liên tục vào tập tin, người dùng có thể thêm các khoảng trống bằng lệnhSpc(n)hoặc các dấu tab bằng lệnhTab(n)(với n là số ký tự cần thêm vào).
Ví dụ: chương trình sau sẽ ghi dữ liệu vào tập tin “C:\file1.txt” bằng lệnhPrint # Sub FilePrint()
Open "C:\file1.txt" For Output As 1 Dim Ax As Double, Ay As Double Dim Bx As Double, By As Double Ax = 100: Ay = 100
Bx = 200: By = 200
Print #1, "Diem A: "; Ax;
Print #1, Ay
Print #1, "Diem B: "; Bx;
Print #1, By Close 1 End Sub
Kết quả như sau:
Ghi d+ liu vi lnh Write # Cú pháp như sau:
Write #filenumber, [outputlist]
Trong đó:
filenumber: chỉ số của tập tin.
outputlist: danh sách các giá trị cần ghi, các giá trị trong danh sách được phân tách nhau bởi dấu ( , ). Nếu outputlist kết thúc bằng dấu ( ; ) con trỏ ghi dữ liệu sẽ chuyển sang vị trí kế tiếp. Ngược lại, nếu cuối danh sách để trống thì con trỏ ghi dữ liệu sẽ chuyển sang dòng kế tiếp. Các thành phần dữ liệu trongoutputlist sẽ được ghi liên tục vào tập tin và dấu phNy ( ,) sẽ được tự động thêm vào giữa hai giá trị trong tập tin.
Ví dụ: chương trình con sau sẽ ghi dữ liệu vào tập tin “C:\file2.txt”:
Sub FileWrite()
Open "C:\file2.txt" For Output As 1 Dim Ax As Double, Ay As Double Dim Bx As Double, By As Double Ax = 100: Ay = 100
Bx = 200: By = 200
Write #1, "Diem A: ", Ax;
Write #1, Ay
Write #1, "Diem B: ", Bx;
Write #1, By Close 1 End Sub Kết quả như sau:
13.2.4. Đóng tập tin.
Sau khi thao tác đọc/ghi dữ liệu lên tập tin ta cần phải đóng chúng lại bằng lệnhClose theo cú pháp sau:
Close <filenumber>
CHÚ Ý Trong tất cả các ví dụ đọc và ghi dữ liệu trên đều có lệnh đóng tập tin sau khi kết thúc các thao tác đọc/ghi.