Tạo trắc dọc và trắc ngang đường tự nhiên của tuyến đường trên bản đồ số

Một phần của tài liệu Tự động hóa thiết kế cầu đường lê quỳnh mai (Trang 300 - 307)

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỐ

6. Tạo trắc dọc và trắc ngang đường tự nhiên của tuyến đường trên bản đồ số

Sau khi đã xây dựng được bản đồ số từ số liệu đo toàn đạc hoặc bản đồ địa hình in trên giấy, tọa độ của mọi điểm trên bề mặt này đều có thể được tính ra một cách gần đúng dựa vào các thuật toán nội suy. Từ đây mọi mặt cắt có thể được tạo ra một cách tự động. Trình tự tạo mặt cắt dọc tự nhiên và mặt cắt ngang tự nhiên của tuyến đường với Nova-TDN như sau:

6.1.1. Vẽ đường Polyline thể hiện đường tim tuyến.

Dùng lệnh Polyline (lệnh tắt: PL) của AutoCAD để vẽ đường tim tuyến trên bề mặt địa hình vừa tạo ra.

Hình III-37: Đường tim tuyến vẽ đường Polyline 6.1.2. Khai báo tuyến thiết kế.

Chọn menu Bình đồ / Khai báo và thay đổi tuyến thiết kế (lệnh tắt: CS), trong hộp thoại Khai báo và thay đổi tuyến thiết kế, thiết lập các thông số cho tuyến thiết kế:

Hình III-38: Hộp thoạiKhai báo và thay đổi tuyến thiết kế.

Tại đây có thể nhập các thông số cho mặt cắt ngang bằng cách chọn nút Sửa, hộp thoạiKhai báo tuyếnxuất hiện và chọn các thông số mặt cắt ngang như hình dưới:

Hình III-39: Khai báo các thông sốcho tuyến đường.

Nhấn OK để kết thúc việc nhập các thông số.

Chú ý: tại đây phải chỉnh lạiBề rộng nửa dải tính toánlà một giá trị khác 0, và bước này phải thực hiện trước bước phát sinh cọc, như vậy sẽ khắc phục được lỗi có thể phát sinh khi xuất trắc ngang tự nhiên.

6.1.3. Định nghĩa gốc tuyến.

ChọnmenuBình đồ / Khai báo gốc tuyến(lệnh tắt: GT), trên hộp thoạiNhập gốc tuyến, chọn nútChỉ điểm<và chọn vào điểm gốc tuyến trên đường Polyline tim tuyến:

Hình III-40: Hộp thoạiNhập gốc tuyến.

Kết quả gốc tuyến được đánh dấu:

Hình III-41: Kết quả gốc tuyến được định nghĩa 6.1.4. Định nghĩa đường tim tuyến.

ChọnmenuBình đồ / Định nghĩa các đường mặt bằng tuyến (lệnh tắt: DMB)

Dùng chuột chọn vào đường Polyline tim tuyến trên màn hình, hộp thoại Định nghĩa đường mặt bằng tuyến xuất hiện:

http://www.ebook.edu.vn

Hình III-42: Hộp thoạiĐịnh nghĩa đường mặt bằng tuyến.

Chọn vào Tim đườngđể định nghĩa đường Polyline đó là tim tuyến, clickOK để kết thúc hộp thoại. Lúc đó đường tim tuyến sẽ chuyển thành màu đỏ.

6.1.5. Thiết kế đường cong nằm trên tuyến (cắm cong).

ChọnmenuBình đồ / Bố trí đường cong và siêu cao (lệnh tắt: CN). Sau đó dùng chuột chọn vào hai cánh tuyến cần cắm cong, xuất hiện hộp thoạiNhập số liệu cho tuyến đường thứ 1:

Hình III-43: Hộp thoại thiết lập các thông số cho đường cong nằm trên tuyến.

Thiết lập các thông số cho đoạn cong của tuyến phù hợp với các chỉ tiêu đã tính toán và với quy trình thiết kế. Sau đó nhấnOKđể xác nhận.

Trong trường hợp có nhiều đoạn cần cắm cong trên tuyến thì lặp lại bước Thiết kế đường cong nằmđến khi nào hết các đường cong cần bố trí.

6.1.6. Phát sinh các cọc trên tuyến.

Các cọc này là cơ sở để dựng trắc dọc tự nhiên, cách làm như sau:

Trước hết phải phát sinh các cọc cách đều nhau trên tuyến:

ChọnmenuBình đồ / Cọc trên tuyến / Phát sinh cọc (lệnh tắt: PSC), nhập các thông số vào hộp thoại xuất hiện như hình dưới, nhấnOKđể kết thúc hộp thoại.

Hình III-44: Hộp thoại thiết lập các thông số dùng để phát sinh cọc trên tuyến.

Kết quả phát sinh cọc rải đều trên tuyến:

Hình III-45: Kết quả sau khi thực hiện phát sinh cọc trên tuyến

Bổ sung các cọc đặc biệt trên tuyến: Các cọc đặc biệt là các cọc tại vị trí điểm nối đầu (ND); nối cuối (NC); tiếp đầu (TD); tiếp cuối (TC); điểm giữa (P) của đoạn cong chuyển tiếp hoặc các điểm tiếp đầu (TD); tiếp cuối (TC); điểm giữa (P) của đường cong tròn; cọc lý trình (H1, H2,….).

Chọnmenu Bình đồ / Cọc trên tuyến / Chèn cọc mới (lệnh tắt: CC), đặt tên cọc chèn thêm và chọn nútChỉ trên tuyếnvà đánh dấu vị trí cọc chèn thêm trên tuyến

Hình III-46: Hộp thoại dùng để chèn các cọc đặc biệt lên tuyến

Lặp lại bước chèn cọc đến khi hết các cọc cần chèn. Trong trường hợp cọc chèn thêm và các cọc phát sinh ban đầu quá gần nhau (hoặc trùng nhau), để giảm khối lượng tính toán cho chương trình, ta có thể xóa đi một số cọc thông thường (lưu ý: không được xóa các cọc đặc biệt) bằng cách chọn menu Bình đồ / Cọc trên tuyến / Xóa tuyến hoặc cọc

http://www.ebook.edu.vn 6.1.7. Khai báo bảng mô tả cho trắc dọc và trắc ngang.

ChọnmenuBình đồ / Khai báo / Khai báo mẫu bảng trắc dọc và trắc ngang (lệnh tắt: BB), thiết đặt các thông số cho mẫu bảng mô tả trắc dọc tại tabĐầu trắc dọc, các thông số khai báo tham khảo như hình dưới:

Hình III-47: Nhập dữ liệu cho việc hiển thị đầu trắc dọc.

Thiết đặt các thông số cho mẫu bảng ghi chú trắc ngang tại tab Đầu trắc ngang, các thông số khai báo tham khảo:

Hình III-48: Nhập dữ liệu cho việc hiển thị đầu trắc ngang.

NhấnĐồng ýđể kết thúc hộp thoại

6.1.8. Xuất trắc dọc tự nhiên của tuyến đường.

ChọnmenuTD – TN / Trắc dọc tự nhiên / Vẽ trắc dọc tự nhiên(lệnh tắt: TD), đặt các thông số cho hộp thoại thiết đặt trắc dọc:

Hình III-49: Thiết lập các thông số cho việc vẽ Trắc dọc tự nhiên.

Chú ý: với lựa chọn Tự động thay đổi mức so sánh, khi chênh cao của các cọc lớn, để phù hợp với khổ giấy in ta có nhiều mức so sánh thì đánh dấu lựa chọn này, còn khi không cần thay đổi mức so sánh của trắc dọc thì không đánh dấu.

NhấnOKvà lựa chọn điểm đặt trắc dọc trên bản vẽ.

Kết quả trắc dọc tự nhiên khi không đánh dấu mụcTự động thay đổi mức so sánh:

Hình III-50: Kết quả vẽ trắc dọc tự nhiên khi không sử dụng chức năngTự động thay đổi mức so sánh.

http://www.ebook.edu.vn

Kết quả Trắc dọc tự nhiên khi đánh dấu mụcTự động thay đổi mức so sánh:

Hình III-51: Kết quả vẽ trắc dọc tự nhiên khi sử dụng chức năngTự động thay đổi mức so sánh.

6.1.9. Xuất trắc ngang tự nhiên của tuyến đường.

ChọnmenuTD – TN / Trắc ngang tự nhiên / Vẽ trắc ngang tự nhiên (lệnh tắt: TN) Khai báo các thiết đặt cho trắc ngang theo bảng dưới:

Hình III-52: Thiết lập các thông số cho việc hiển thị trắc ngang tự nhiên tuyến đường

Nhấn OK và lựa chọn điểm đặt cắt ngang trên bản vẽ, kết quả trắc ngang tự nhiên:

Hình III-53: Kết quả xuất trắc ngang tự nhiên của tuyến đường

Một phần của tài liệu Tự động hóa thiết kế cầu đường lê quỳnh mai (Trang 300 - 307)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(434 trang)