TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
2.2. Một số giải pháp xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay
Trong Báo cáo kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình tỉnh Đồng Tháp năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã nêu lên một số giải pháp để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Phong trào giai đoạn 2016 – 2020;
Kế hoạch về PCBLGĐ giai đoạn 2014-2020 và các Kế hoạch, chương trình, đề án về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Công tác và Ban Vận động Phong trào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo Phong trào chặt chẽ, hiệu quả, chất lượng.
- Nâng cao chất lượng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, mạnh dạn đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện Phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại địa phương; lấy lợi ích thiết thực và đời sống vật chất, tinh thần của người dân làm thước đo cho hiệu quả của phong trào và trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Duy trì và phát huy hiệu quả của mô hình Phòng chống bạo lực gia đình, các Câu lạc bộ
“Gia đình phát triển bền vững”; xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay trong Phong trào và công tác gia đình.
- Đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên tất cả các phương tiện, cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò, ý nghĩa của các danh hiệu văn hóa, tác động của Phong trào, công tác gia đình trong đời sống xã hội.
- Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả các hoạt động tại đơn vị, địa phương, tạo sự phong phú, hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp: Cần huy hoạch đủ cán bộ, đào tạo, hỗ trợ cán bộ có năng lực phụ trách công tác gia đình; nâng cao mức phụ cấp để cán bộ yên tâm công tác.
- Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, mở rộng các hoạt động khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan. Khuyến khích phát triển thêm ngành nghề mới và sử dụng lực lượng được đào tạo về kỹ thuật, công nghệ. Khuyến khích các gia đình hỗ trợ nhau sản xuất kinh doanh trong các hội, câu lạc bộ, cá hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng giữa gia đình với doanh nghiệp để tạo sự gắn kết giữa kinh tế gia đình và kinh tế tập thể.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng tham gia xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, các loại hình dịch vụ gia đình nhằm củng cố, ổn định, phát triển gia đình. Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các
Trang 84
chương trình mục tiêu quốc gia, Dân số kế hoạch hóa gia đình, Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để giảm nhanh tỉ lệ các hộ nghèo và tăng các hội giàu, hộ khá.
- Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội,... Xây dựng một số loại hình dịch vụ gia đình và cộng đồng như giáo dục gia đình, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, dịch vụ phục vụ sinh hoạt gia đình, cứu trợ nạn nhân của bạo lực gia đình,...
2.2.2. Các hộ gia đình
Dựa trên Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa số 74/HD-BCĐ UBND tỉnh Đồng Tháp, ngày 01 tháng 07 năm 2014, tôi xin đề xuất một số giải pháp xây dựng gia đình văn hóa đối với các hộ gia đình như sau:
- Mỗi thành viên trong gia đình phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước của cộng đồng, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ do chính quyền địa phương vận động, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khóm, ấp,...
- Gia đình không được vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành sản phẩm độc hại (xuất bản phẩm độc hại);
không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm.
- Thực hiện vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ, tin cậy lẫn nhau, cùng giúp nhau học tập, trau dồi kinh nghiệm; có trách nhiệm nuôi dạy con cái; con cháu hiếu thảo với cha, mẹ, ông, bà; không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới. Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba trở lên, chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con tốt.
- Gia đình cần phải thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng. Thực hiện gia đình nề nếp, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chủ động bài trừ, xóa bỏ các nghi thức, hủ tục, định kiến về giới, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thực hiện tốt luật Bình đẳng giới, coi trọng vai trò phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Các thành viên trong gia đình phải có nếp sống văn hóa lành mạnh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí các loại hình văn hóa lành mạnh khác đúng chuẩn mực đạo đức xã hội;
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh tốt.
- Quan hệ xóm, làng, khu phố: tôn trọng, đoàn kết yêu thương lẫn nhau; có tinh thần giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần đối với mọi người trong khu phố, khóm, ấp vượt qua những khó khăn, hoạn nạn; đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, chăm sóc tốt người già cô đơn, người có công với nước.
- Các thành viên trong gia đình phải tích cực học tập, lao động để góp phần tăng thu nhập trong gia đình; không được cưỡng bức, bóc lột sức lao động hoặc yêu cầu đóng góp tài chính vượt quá thu nhập của thành viên trong gia đình.
- Phải có kế hoạch và chăm lo phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên; phải đề cao ý thức tự lực, tự cường, xây dựng gia đình theo hướng phát triển bền vững.
3. Kết luận
Gia đình là tế bào của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội, hội nhập với thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng sống của các gia đình, vẫn còn có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết như tình trạng ly hôn, ly thân, tảo hôn, phụ nữ lấy chồng nước ngoài qua môi giới bất hợp pháp, mua bán người… diễn biến phức tạp. Tệ nạn xã hội vẫn đang tiếp tục xâm nhập vào gia đình, đặc biệt là giới trẻ. Vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em nghiêm trọng gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Chính những vấn đề này đã đem đến cho gia đình Việt Nam những nguy cơ,
Trang 85
thách thức ngày càng phức tạp. Vai trò của gia đình trong việc ngăn chặn sự tha hóa cá nhân, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống sẽ ngày càng mang ý nghĩa sống còn. Do đó, đối với cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, việc tăng cường, đẩy mạnh chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa, đồng thời giải quyết, đẩy lùi các tệ nạn xã hội là vấn đề cấp thiết cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân. Chính vì vậy, thông qua đề xuất một số giải pháp nêu trên, tôi hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc xây dựng gia đình văn hóa trong tỉnh ngày càng ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
và công tác gia đình tỉnh Đồng Tháp năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
[2] Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa số 74/HD-BCĐ UBND tỉnh Đồng Tháp, ngày 01 tháng 07 năm 2014.
[3]http://toquoc.vn/dong-thap-cong-tac-gia-dinh-mot-trong-nhung-tieu-chi-cu-the- trong-phong-trao-xay-dung-doi-song-van-hoa-2018111314143115.htm
[4]http://luanvan.co/luan-van/luan-van-van-hoa-gia-dinh-va-xay-dung-gia-dinh-van- hoa-o-tinh-ha-tinh-hien-nay-43686/
[5]http://toquoc.vn/dong-thap-thuc-hien-co-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-bao-luc- gia-dinh-99205559.htm
[6]http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books- 0105201511342446/index-310520151134004663.html
[7] https://khotrithucso.com/luan-van-do-an-bao-cao/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/thuc- trang-va-giai-phap-xay-dung-gia-dinh-viet-nam-hien-nay.html
Trang 86