Đẩy mạnh công tác truyền thông về xâm hại tình dục đến trẻ em và gia đình

Một phần của tài liệu KỶ yếu hội NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC năm 2019 (Trang 89 - 92)

VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở HỌC SINH TIỂU HỌC

2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em ở học sinh tiểu học

2.4. Đẩy mạnh công tác truyền thông về xâm hại tình dục đến trẻ em và gia đình

Về mặt tinh thần, hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%). Trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường (65,7%). Trẻ khó hoà nhập với xã hội (55,7%). 10

Về sức khỏe, tổn thương về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%). Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục,... Bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh). Những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử vong.

Từ các tài liệu nhi khoa và tâm lý bệnh nhi cho thấy: Nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,…). Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai.

Để đấu tranh phòng ngừa và hạn chế loại tội phạm này một cách hiệu quả, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời cũng cần trang bị cho trẻ kiến thức và ý thức tự bảo vệ mình.

Để gia đình và TE có NT cao hơn về XHTD thì việc đẩy mạnh công tác truyền thông là cần thiết. Về phía nhà trường cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản cho HS thường xuyên. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi về XHTD, tổ chức trò chơi, xây dựng tiểu phẩm về XHTD cho TE. Để các em có cái nhìn rõ nét hơn về vấn nạn này.

Các địa phương cần thực hiện tốt luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ TE. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE nhằm nâng cao NT của các tầng lớp nhân dân về XHTDTE và hậu quả của nó.

Cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư…Chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ TE khỏi bị xâm hại.

Các cơ quan chức năng cần khảo sát và thống kê số lượng TE, nhất là TE có hoàn cảnh đặc biệt để có biện pháp hỗ trợ vật chất, ổn định tâm lý, học văn hóa và học nghề cho trẻ.

17VNEXPRESS: https://vnexpress.net/topic/giao-duc-gioi-tinh-cho-tre-17344

10 BENH.vn: https://benh.vn/hau-qua-tu-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em-4097/

Trang 90

UBND các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng;

tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tập trung vào các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn quản lý. Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em tại địa phương.

Sở Giáo dục Đào tạo thực hiện đưa các nội dung kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các giờ học hoặc tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tăng thời lượng tiết học, đổi mới hình thức giáo dục đối với nội dung này cho phù hợp; phát triển các mô hình điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học;

tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý các kiến thức bảo vệ trẻ em; thiết lập cơ chế trong trường học để học sinh báo cáo khi phát triển các dấu hiệu, hành vi xâm hại trẻ em; phối hợp với UBND các địa phương tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tập trung vào các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.

Ngoài ra, cần xây dựng gia đình hạnh phúc để phòng tránh XHTD ở HSTH. Gia đình là một tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ TE. Hạnh phúc gia đình có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Hạnh phúc gia đình tan vỡ sẽ đem đến bất hạnh cho nhiều người, nhất là con trẻ. Gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách. Tình trạng ly hôn, ly thân càng gia tăng thì kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: TE hư hỏng, mối quan hệ giữa con và cha dượng, con và mẹ kế,...

3. Kết luận

Muốn nâng cao NT của trẻ về XHTD cần xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ một cách hoàn chỉnh từ tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa,… Tuyên truyền cho các gia đình về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc con cái. Khi chẳng may trẻ bị xâm hại thì nên đưa trẻ đi giám định càng sớm càng tốt để có chứng cứ truy tố đối tượng vi phạm. Cần cung cấp cho TE những kiến thức cơ bản nhất về giới tính. Có thể dạy cho TE biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể dạy cho các cháu biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp. Dạy cho trẻ biết quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ.

Bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi nạn XHTD nói riêng rất cần sự chung tay mạnh mẽ hơn nữa của gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và cả cộng đồng. Hãy làm tất cả để đem lại cho trẻ thơ một cuộc sống yên bình và hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Ngô Xuân Tính, “Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục - Những vấn đề cần quan tâm”, ngày 29/5/2015, Tạp chí nghiên cứu lí luận, nghiệp vụ, khoa học của Học Viện Cảnh sát nhân dân, http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1104/Tinh-trang- tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-Nhung-van-de-can-quan-tam

[2]. Thanh Đỗ, "Xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam - Nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống", ngày 17/4/2015, Tạp chí lí luận, nghiệp vụ, khoa học của học viện cảnh sát nhân dân, http://www.csnd.vn/Home/Print/902/Xam-hai-tinh-duc-tre-em-o-Viet-Nam-Nguyen- nhan-va-cac-giai-phap-phong-chong

[3]. Hồ Hạ, Báo Kinh tế Đô Thị, ngày 05-06-2018, http://kinhtedothi.vn/5-thang-dau- nam-2018-co-735-tre-em-bi-xam-hai-317976.html

[4]. Hằng Thanh,“Cha mẹ cần làm gì để trẻ không bị bạo hành và xâm hại tình dục?”, ngày 30/11/2017, Báo Mới, https://baomoi.com/cha-me-can-lam-gi-de-tre-khong-bi-bao- hanh-va-xam-hai-tinh-duc/c/24131535.epi

[5]. Phạm Phúc Thịnh, “Giáo dục giới tính cho trẻ”, ngày 19/12/2014, VNEXPRESS, https://vnexpress.net/topic/giao-duc-gioi-tinh-cho-tre-17344

[6]. “Bài học giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi, mẹ nhất định phải biết để dạy cho con”, ngày 15-03-2017, Báo Đời sống Việt Nam, https://doisongvietnam.vn/bai-hoc-giao- duc-gioi-tinh-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-me-nhat-dinh-phai-biet-de-day-cho-con-18639-9.html

[7]. “Những điều nên biết về nạn xâm hại tình dục?—Phần 1: Đề phòng”, JW.ORG Nhân Chứng Giê-hô-va, https://www.jw.org/vi/kinh-thanh-giup-ban/thanh-thieu-nien/thac- mac/x%C3%A2m-h%E1%BA%A1i-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c/

Trang 91

[8]. “Hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em”, ngày 28/09/2017, Báo Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/huong-dan-ky-nang-phong-chong-xam-hai-tinh-duc-cho-tre- em-20170928160043977.htm

[9]. https://news.zing.vn/con-so-dang-bao-dong-ve-xam-hai-tinh-duc-tre-em-tai-viet- nam-post728356.html

[10]. “Hậu quả từ hành vi xâm hại tình dục trẻ em”, ngày 02/6/2018, Trang thông tin y học thường thức, https://benh.vn/hau-qua-tu-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em-4097/

Trang 92

Một phần của tài liệu KỶ yếu hội NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC năm 2019 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)