Những nét độc đáo trong ngày Tết cổ truyền của người dân Nam bộ

Một phần của tài liệu KỶ yếu hội NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC năm 2019 (Trang 145 - 155)

SỨC SỐNG CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA KHÔNG GIAN TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC

2. Những nét độc đáo trong ngày Tết cổ truyền của người dân Nam bộ

Khác với không khí lạnh buốt của miền Bắc thì người dân Nam Bộ đón lại đón Tết trong cái tiết trời với không khí ấm áp với nhiều phong tục khác so với miền Bắc khi chào đón năm mới.

Tết cổ truyền là dịp để gia đình tụ họp sum vầy, vui vẻ và hạnh phúc bên nhau, đối với miền Nam năm nào cũng vậy cứ từ đầu tháng Chạp, ở Nam Bộ đã bắt đầu rộn ràng không khí Tết, các chợ hoa, chợ Tết đã bắt đầu dựng sạp. Ngày Tết nhà nào cũng có một nhành mai, cây cảnh, mâm ngũ quả cùng những món ăn đặc trưng ngày Tết của Nam Bộ. Nói về mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung theo câu “Cầu sung vừa đủ xài”, đó không chỉ đơn thuần là những lời chúc về tài lộc mà còn nhắn nhủ khuyên răn con người biết vừa đủ, biết tiêu xài đúng lúc đúng chỗ. Đều đặc biệt mâm ngũ quả ở miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh nhằm tạo cho không gian thờ cúng thêm phần vui tươi ấm áp rực rỡ và có ý nghĩa là cát tường tốt lành. Nói đến Tết là không thể nào không nhắc đến hoa mai, một loại hoa mang nét đẹp đặc trưng của Nam Bộ, đối với người miền Bắc thì không thể thiếu hoa đào trong mỗi dịp Tết đến xuân sang, thì ngược lại ở miền Nam thì hoa mai là loại hoa mang cái hồn của Tết Nam Bộ. Vào khoảng 22, 23 Tết âm lịch ở Nam Bộ có phong tục lặt lá mai rất độc đáo. Nhà nào cũng trồng trước cửa nhà mình một hoặc hai cây mai vàng rồi vào khoảng 22,23 âm lịch các thành viên trong gia đình súm xít lại để nhặt lá, để vào khoảng 28, 29 Tết mai bắt đầu khai nhị nở hoa để người dân đón Tết, bởi vì người dân Nam Bộ quan niệm rằng hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn, sắc mai vàng rực vào những ngày đầu năm báo hiệu đều tốt lành cho cả năm. Bên cạnh khoảng thời gian đó nhà nào ở Nam Bộ cũng rôm rã chuẩn bị làm bánh mứt để đón Tết, có thể kể đến một vài loại bánh mứt như: Mứt bí, mứt dừa, bánh mứt chùm ruột...bánh thì không thể nào không kể đến bánh phồng...Đây chính là các loại bánh mứt gắn liền với người dân bởi vì những nguyên liệu để làm ra nó rất gần gũi và gắn liền với đời sống hằng ngày, chính vì thế người dân đã tận dụng chúng để làm bánh mứt, vừa ngon vừa rẻ vừa bình dị thân thương.

Trang 146

Tôi nhớ như in cái hình ảnh “giã nếp vào ban đêm” để làm ra những cái bánh phồng thơm ngon, cứ vấn vương mãi trong tâm trí tôi mà không thể nào quên được. Cứ sau một vụ mùa làm lúa nếp xong thì nhà nào cũng cất giữ lại vài chục kí lúa nếp thơm ngon nhất để dành làm bánh khi Tết đến Xuân sang, và để làm ra một chiếc bánh phồng thơm ngon, thì người dân phải chọn lọc chắt chiu từng hạt lúa nếp ngon nhất, sau đó đem ngâm nước và vo sạch và đem đi hấp cho nếp chín, sau đó cho nếp chín vào một cái cối dùng chày để quết cho đến khi nếp dẻo quến chặt vào nhau, sau đó cho thêm một chút đường, một chút nước cốt dừa và khi nếp thấm đều gia vị thì đem nắn thành viên rồi cán ra, và cuối cùng là đem phơi dưới nữa ngày nắng thì bánh đã khô thế là đã có một chiếc banh phồng thơm ngon để dành đón Tết.

Đón Tết trên mảnh đất Nam Bộ chúng ta còn thấy sự thú vị trong món ăn. Tết Nguyên Đán trong gia đình miền Nam, dù mâm cao cỗ đầy nhưng không thể nào thiếu nồi thịt kho tàu, khác dưới người miền Bắc là món thịt đông. Món thịt kho tàu với miếng thịt vuông quả trứng tròn biểu hiện cho tính hài hòa âm dương sự vuông tròn cho cả năm, ngoài ra còn có món bánh tét, bánh tét ở miền Nam có hình ống dài có nơi gọi là bánh đòn, bánh tét biểu trưng cho sức sống sự trường tồn sự hùng mạnh. Miền Nam ăn kèm với bánh tét là kiệu muối chua, dưa dưa cải muối chua, với hình dáng đơn giản nhưng không kém phần tỉ mỉ, bánh tét được bọc bên ngoài với nhiều lớp lá chuối, ví như người mẹ đang bọc lấy người con. Ăn bánh tét lại nghĩ về mẹ, nhớ về mẹ, không chỉ vậy bánh tét nhân xanh nhị vàng gợi cho ta màu xanh của đồng quê của đời sống chăn nuôi, của an vui xóm làng, gợi cho ta niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người về một mùa xuân an bình cho mọi nhà. Canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu của ngươi dân Nam Bộ. Có tô canh khổ qua trên mâm cỗ tạo cho gia đình yên tâm về mặt tâm lý, vì món canh khổ qua có ý nghĩa hy vọng về một năm mới suôn sẻ may mắn mọi khó khăn vất vả của năm cũ qua đi. Canh khổ qua có vị ngọt thanh nhẹ, hơi nhẵn đắng, canh khổ qua còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp giải ngán khi ăn các món ăn nhiều đạm nhiều chất béo trong ngày Tết, loại quả này rất dân dã, bình dị, dễ trồng cách chế biến đơn giản, chỉ cần vài ba quả khổ qua tươi nạo bỏ hột, thịt băm nhỏ trộn với các thát lát nhồi vào bên trong rồi dùng nước hầm xương hoặc nước lã để nấu là đã hoàn tất món ăn, đơn giản đúng với chất mộc mạc của người dân Nam Bộ. Kiệu muối chua và tôm khô là hai món ăn bình dị nhưng cũng không thể thiếu trong dịp tết, ngày tết chỉ cần một đĩa củ kiệu và tôm khô là có thể lai rai mút mùa, vị ngọt đậm đà của tôm khô hòa quyện với vị chua ngọt thơm thơm của kiệu rất dễ đưa mồi, nếu có thêm đĩa lạp xưởng ăn kèm nữa thì tuyệt hảo, kiệu thì có thể kết hợp với nhiều món ăn, ăn kèm bánh chưng bánh tét, các loại thịt luộc quay, nướng... Đây là hai món ăn vừa bình dân vừa cao cấp, dễ mua, dễ làm, giá rẻ.

Ngoài những món ăn truyền thống kể trên của người Nam Bộ, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình có thêm các món khác nhau như: Lạp xưởng, giò chả, thịt khìa...cùng hòa chung với hương vị tết của Nam Bộ. Ngày nay các món ăn tết của người Nam Bộ cũng có nhiều thay đổi, đơn giản hơn rất nhiều, những món ăn truyền thống vẫn còn hiện diện trong ngày Tết, trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên của người dân Nam Bộ thể hiện tính chất thiết thực, mộc mạc, thoáng mở của người dân vùng sông nước.

Giáp tết các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng uống nước nhớ nguồn, ngày 23 tháng chạp cùng tiễn đưa ông táo về trời. Ngày 30 nấu một bữa cơm tổ tiên gọi là ngày rước ông bà, trong những ngày Tết trên bàn thờ gia tiên luôn luôn nghi ngút khói hương và sau đó, đến ngày mồng ba tháng Giêng thì làm lễ tiễn đưa ông bà. Trước giao thừa, gia đình thấp hương mời vong linh ông bà tổ tiên và những người thân đã khuất về ăn cơm, vui tết cùng với con cháu, cúng tất niên chiều 30 tết thường quy tụ đủ mọi mặt người thân trong gia đình, đêm 29, 30 là lúc vui nhất mọi người thức đón giao thừa trò chuyện...Rất huyên náo, ba ngày tết là ba ngày vui chơi ăn uống, viếng thăm chúc mừng nhau những điều mới mẻ tốt lành.

Một phong tục độc đáo được duy trì và phát triển mạnh của dân Nam Bộ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú, đó là tục lì xì đầu năm, tục lì xì phổ biến ở miền Nam trước sau đó lan rộng ra các vùng khác của Việt Nam. Tiền mới được bỏ vào phong bao đỏ rực tặng trẻ nhỏ trong gia đình để lấy may, ước mong trẻ mau ăn chống lớn mọi sự như ý, không câu nệ về giá trị mà chủ yếu là đem lại niềm vui tốt lành may mắn.

Trang 147

Bên cạnh những điều thú vị trên, người Nam Bộ xưa có một số phong tục kiêng kị vào dịp tết. Chẳng hạn như sáng mùng một, ngoài đường trước ngõ phải tĩnh lặng. Cãi cọ, quét nhà...

là những điều cấm kị, không được mở cửa cho tới khi có người xông đất đến, trong nhà thì ngược lại đám trẻ thì lăng xăng diện áo mới chờ chúc tết ông bà cha mẹ để được lì xì, rồi xúm xít ăn bánh tét, chơi lô tô, bầu cua cá cọp...Quí nhân đến xông đất đầu năm thể hiện niềm may mắn hay xui xẻo cho gia chủ trong cả năm mới, mấy ngày tết việc cúng kiến rất được coi trọng bữa cơm nào cúng tổ tiên xong mới được dùng. Tục tết nhà phải thức dậy trước canh năm, cứ ba đĩa bánh ít, ba đĩa tam sên (tôm khô, thịt luộc, trứng gà), ba đĩa mứt, ba đĩa trái cây để cúng.

Chợ búa, tiệm quán tận mùng ba mới lác đác vài gánh rau lá chuối, gà để người ta mua về làm bữa tiễn ông bà, ngày này gà bán rất đắc, vì món gà tiềm không thể nào thiếu trong mâm cúng.

Và những phong tục cổ truyền của người Nam Bộ vào dịp lễ Tết giờ có lẽ cũng được dần dần đơn giản hơn cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

3. Kết luận

Người dân Nam Bộ ăn mừng tết với niềm thiêng liêng. Tết luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình, dù ai mua bán làm việc hay đi xa thì họ thường cố gắng dành tiền và thời gian để về ăn tết với gia đình, đó là mong mỏi của tất cả mọi người. Ngày Tết ở Nam Bộ mang nét đặc trưng độc đáo, nó trở nên thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thêm sắc màu vàng rực của nhành mai, mâm ngũ quả đậm tình dân tộc, nó mang tới một cái Tết bình yên đầm ấm cho miền quê của Việt Nam.

Tôi yêu Tết nguyên đán, yêu cái Tết cổ truyền của vùng Nam bộ quê tôi, nó luôn đem đến cho con người những khởi đầu mới mẻ và mang đến những giá trị truyền thống với những nét đẹp riêng biệt tạo nên bản sắc của cả dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thanh Huệ - Kim Xuyến (2015), Phong tục ngày TẾT nghi lễ đi chùa đầu năm, NXB Hồng Đức.

[2]. Nhiều tác giả (2008), Tết trong đời sống tâm linh người Việt, NXB Văn hóa thông tin.

[3]. Nguyễn Ngọc Thanh (cb) (2018), Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ, NXB KHXH

[4]. Quảng Tuệ (2004), Phong tục nghi lễ dân gian truền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc

[5]. Trần Ngọc Thêm (cb) (2018) Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa nghệ thuật

Trang 148

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

SV: Trương Thị Tuyết Anh, Lớp ĐHVNH18A GVHD: ThS. Trần Thanh Thảo Uyên Tóm tắt

Vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử - văn hóa độc đáo tạo nên được lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Đồng Tháp là một địa danh du lịch giàu tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Do tour tuyến du lịch khá đơn giản, loại hình vui chơi giải trí còn đơn sơ, nên khó có thể giữ chân được du khách. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: thiếu nguồn nhân lực, khu ăn uống nhỏ hẹp, sản phẩm du lịch còn hạn chế, phương tiện phục vụ du lịch ít, nhân viên chưa có đầy đủ trình độ chuyên môn nên phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp… Đó cũng là những nguyên nhân khiến du khách vẫn chưa mặn mà với Đồng Tháp.

Từ khóa: Đồng Tháp, du lịch Đồng Tháp, thực trạng du lịch, giải pháp phát triển du lịch.

1. Mở đầu

Trong giai đoạn hiện nay, tuy kinh tế có nhiều biến động tình trạng kinh tế trì trệ xảy ra hầu như ở các quốc gia, thế nhưng nhu cầu du lịch vẫn là một nhu cầu không thể thiếu, quốc gia nào làm tốt ngành công nghiệp không khói này sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn và khắc phục được sự trì trệ của kinh tế, giúp đất nước cải thiện rõ rệt, đồng thời mối giao lưu văn hóa cũng diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu tìm hiểu về những giá trị nhân văn cũng theo đó mà lớn dần, việc quảng bá hình ảnh của quốc gia ra thế giới cũng dễ dàng hơn.

Riêng ở Việt Nam mà đặc biệt tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh có bề dày về văn hóa, lịch sử, con người thân thiện giàu lòng mến khách với hệ thống các di tích, đền thờ, làng nghề, lễ hội, văn hóa nghệ thuật dân gian… vô cùng đặc sắc mà ít nơi nào có được. Hình ảnh Đồng Tháp xuất hiện khá nhiều trong thơ văn, ca dao, dân ca là một vùng “đất lành chim đậu” là một điểm hẹn du lịch lý tưởng. Công tác đầu tư phát triển du lịch nhất là du lịch nhân văn đang có nhiều cơ hội để phát triển trong thời kì mở cửa hội nhập của đất nước. Tuy nhiên việc phát triển du lịch ở Đồng Tháp chưa được quan tâm đúng mức, chưa thể đưa hình ảnh về quê hương và con người Đồng Tháp đến gần với mọi người hơn. Nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú nhưng Đồng Tháp còn đang nằm ở dạng tiềm năng chưa thể đánh thức, kinh doanh du lịch phần nào còn nhiều hạn chế. Chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng mảng du lịch nhân văn chúng ta vẫn chưa khai thác tốt lắm, với nhiều di tích lịch sử được phong tặng cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời lại có nhiều loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian có thể khai thác được nhưng chúng ta vẫn chưa ứng dụng thành công, chưa mang lại lợi ích thực sự cho tỉnh nhà.

Vùng đất Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Mùa nước nổi về, càng có lý do để khách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp. Ngoài ra còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Về với Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch, đến thăm những giá trị văn hóa có từ lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên sản phẩm du lịch sinh thái còn đơn điệu, sản phẩm du lịch trùng lắp dễ gây sự nhàm chán cho du khách.

Chính vì vậy, nếu biết khai thác sẽ giúp tỉnh nhà cải thiện về kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận. Đồng Tháp có nhiều cơ hội để phát triển du lịch mà có thể khai thác tốt ở hai mảng là du lịch nhân văn và du lịch sinh thái.

Khai thác tốt được hai mảng này sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, hình ảnh của tỉnh cũng từ đó được nâng cao hơn.

2. Nội dung chính

2.1. Khái quát các sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp 2.1.1. Sản phẩm du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Tràm Chim (khu Ramsar thứ 200 của thế giới)

Trang 149

Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim ở Đồng Tháp là nơi có hệ thống sinh vật đa dạng tiêu biểu cho vùng ĐBSCL. Với ưu thế những động vật quý hiếm bậc nhất như Sếu đầu đỏ (còn gọi là Hạc) được ghi vào sách đỏ Việt Nam cùng một số loài chim khác có khả năng tuyệt chủng trên toàn cầu như điên điển, ô tác, giang sen…,

Dịch vụ du lịch sinh thái: với các tuyến điểm tham quan ở VQG Tràm Chim, du khách có thể trải nghiệm được khoảng không gian vô cùng thú vị của vùng đất hoang sơ Đồng Tháp Mười, tìm hiểu tất cả các loài chim nước nơi đây, du khách có thể thỏa thích ngắm từng đàn chim đang tìm ăn trên đồng cỏ, thưởng thức những âm thanh êm ả và thanh thót của cò, vạc.

Dịch vụ công trình nghiên cứu: hỗ trợ công tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học quốc gia và quốc tế, về môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình nghiên cứu các loài chim quý hiếm có ở VQG Tràm Chim, đặc biệt là Sếu đầu đỏ.

Các sản phẩm bổ trợ: hiện nay trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái VQG có hệ thống phòng nghỉ với 7 phòng nghỉ có thể phục vụ khách vào ban đêm, 1 nhà trưng bày kết hợp giới thiệu về VQG Tràm Chim, đài quan sát có thể phục vụ khách tham quan sinh thái, tắc ráng có thể đưa khách vào VQG,…

Ngoài ra khu du lịch còn có 5 tuyến tham quan để du khách có thể lựa chọn.

Khu du lịch Gáo Giồng

“Ai ơi về với Gáo Giồng

Mà nghe sự sống nảy mầm sinh sôi, Không tin đến đó mà coi

Diệc, Cò, Nhan Điển đầy trời lượn bay”.

Khi đặt chân đến với Đồng Tháp, du khách hãy đến với Gáo Giồng. Nằm cách thành phố Cao Lãnh khoảng 20 km. Diện tích khu sinh thái khoảng 1.700 ha, khu bảo tồn là 350 ha rừng tràm trên 10 năm tuổi để phục vụ DLST. Nơi đây được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười.

Đến Gáo Giồng, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thoáng mát, không khí trong lành; tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch với thảm xanh bạt ngàn của rừng tràm ở độ cao 18m. Sau đó, sẽ được trải nghiệm loại hình du lịch bằng xuồng cùng với cô thôn nữ trong chiếc áo bà ba mộc mạc, đội những chiếc nón lá, nhịp nhàng đưa du khách nhẹ lướt trên mặt nước trong veo xuyên vào rừng tràm nguyên sinh để đến với vườn chim rộng 40ha với đủ các loài chim nước: cò, còng cọc, nhan điển, giang sen, vạc, tu hú, trích, bìm bịp, le le... làm náo nhiệt cả một vùng trời. Bên mạng xuồng là đa dạng các loài rau, cây cỏ, điểm sắc của các loài hoa đồng nội: hoa sen, súng, bằng lăng, bông gáo, bông điên điển, hoa tràm…

Sau khoảng thời gian tận hưởng cảnh quan của rừng, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười với các loại cá đồng như: cá lóc, cá linh, cá rô…, cùng với các loài: rắn, chuột, ốc, lươn hòa với hương vị của bông điên điển, bông súng, rau muống đồng… nhấm một chút rượu mật ong thiên nhiên từ hoa tràm và đâu đó đọng lại câu vọng cổ, câu hò mượt mà giữa không gian tĩnh lặng ru hồn du khách về với thời quá khứ xa xăm. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ giữa Đồng Tháp Mười nguyên sơ.

Khu DLST Đồng Sen (Tháp Mười)

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Như chúng ta đã biết, hoa sen Đồng Tháp tưởng không còn lạ gì với du khách, nhưng để ngắm sen hồng cho thỏa thích thì cũng không phải dễ. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức hoa sen của du khách. Khu du lịch mang tên “Đồng Sen” đã được thành lập. Có thể nói, đây là một điểm nhấn rất riêng và cũng là cách xây dựng loại hình DLST đặc trưng của Đồng Tháp.

Khu du lịch Đồng Sen – Tháp Mười là một quần thể Sen với diện tích rộng vài chục héc ta. Địa điểm này cách khu di tích Gò Tháp gần 1km. Nằm trên địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười. Đến với khu du lịch Đồng Sen, du khách sẽ được đắm mình với tự nhiên của đồng sen bạt ngàn, bao la trong không khí yên bình. Một trong những điểm đặc sắc khi tạo ra điểm du lịch này chính là việc biết tận dụng những điều kiện lợi thế tự nhiên sẵn có của tỉnh để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu KỶ yếu hội NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC năm 2019 (Trang 145 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)