Hà Công Tài*
Thế kỷ XX đã trôi qua - một thế kỷ ghi đậm dấn ấn của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nhưng cũng là thế kỷ đau thương do những cuộc chiến tranh tàn khốc. Và như một hệ quả tất yếu - một thế kỷ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc làm rung chuyển toàn cầu trong đó có cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Triệu triệu con người đã tham gia chiến tranh và đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ lý tưởng xã hội mà mình lựa chọn. Chiến tranh cũng là một biến cố thách thức những trái tim nhân đạo với những tên tuổi lớn như: M.Gorki, H.Barbusse, F.P.Sarte, E.Hemingway, A.Miller v.v... và họ đã lập tức có mặt trên những diễn đàn quốc tế, lên tiếng phản đối quyết liệt chiến tranh tàn bạo. H.Barbusse, E.Remaque, I.Erenbourg, M.Solokhov, rồi ở Việt Nam với Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Anh Đức, Trần Hiếu Minh, Nguyên Ngọc, Phan Tứ... đã có mặt ngay trong chiến hào, chiến đấu và cảnh báo cho nhân loại phải kịp thời ngăn chặn chiến tranh đẫm máu.
Đề tài chiến tranh cách mạng vẫn được tiếp nối trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, vẫn cuốn hút đông đảo độc giả và góp phần trả lời những câu hỏi lớn của thời đại. Vì sao trong những năm tháng ấy, khi cuộc chiến tranh cách mạng chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã đến độ ác liệt như chưa từng có, Việt Nam trở thành lương tâm của thời đại, Thủ đô của phẩm giá con người.
Vì sao nền văn học khám phá sự thật ấy vẫn hấp dẫn, vẫn thôi thúc các nhà văn thời hiện tại, không chỉ các nhà văn đã ra mặt trận và viết về cuộc chiến đấu mà hầu như tất cả các nhà văn đều viết về chiến tranh. Điều đó vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm, vừa là cảm hứng sáng tạo và khơi sâu triết lý về lẽ sống, về cuộc đời và số phận con người. Trong hai cuộc kháng chiến, đất nước chúng ta - một nước nhỏ nhưng phải đánh nhau với hai đế quốc to và mạnh. Và cái giá là bắt buộc chúng ta phải thắng bằng bất cứ giá nào vì sự sống còn của đất nước. Chiến tranh hơn bất cứ một lịch sử nào đã tác động đến những phần sâu sa nhất trong cuộc sống và tâm hồn, tư tưởng và tình cảm con người. Chiến tranh không chỉ thử thách lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, sức sống, mà còn là nơi thử thách khắc nghiệt tình yêu, lòng chung thủy; thử thách sâu sắc và phức tạp tới bản chất tất cả những gì “người” nhất của con người. Chiến tranh “nơi
* Tiến sĩ, Viện Văn học. Việt Nam.
cao nhất thử lòng ta yêu đất nước/ thử lòng ta chung thủy vô tư” vì thế cũng bộc lộ tất cả những kinh nghiệm cuộc đời, tâm lý, đạo đức, nhân cách, soi sáng cho những người đang sống; đem lại cho con người những suy tư và nỗi thấu hiểu mỗi liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và ảnh hưởng của nó tới tương lai. Nó có giá trị lớn và đầy ý nghĩa không chỉ đối với hôm nay mà còn mãi với mai sau.
Viết về chiến tranh cách mạng gần như là dòng chảy chính của văn học làm lên sự phát triển rực rỡ của văn hoá Việt Nam hiện đại. Văn học viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới tiếp tục truyền thống của giai đoạn trước thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, góp vào sự hình thành bản sắc văn hoá dân tộc và những phẩm chất cao quý của con người. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Hữu Mai, Xuân Thiều, Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai v.v... đều là những nhà văn đã từng có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu và chính họ đã có nhiều tác phẩm tràn đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhân vật chính trong tác phẩm là những con người anh hùng không tiếc sức mình cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Những con người mà lẽ sống duy nhất là cho đất nước và độc lập tự do của Tổ quốc. Trong khi phản ánh cuộc sống chiến đấu gian khổ, các tác giả không chỉ miêu tả những chiến công và hành động dũng cảm của người anh hùng, mà đặc biệt đi sâu vào vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ. Những con người trẻ tuổi với tất cả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư, thanh thản. “Nó là đôi cánh của cuộc sống, có nó cái sự nghiệp nặng nề mà chúng ta đang gánh vác sẽ nhẹ nhõm hơn, nên thơ hơn và vui vẻ hơn rất nhiều” (Nguyễn Khải). Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã thể hiện hình ảnh những người trẻ tuổi bước vào cuộc chiến tranh với tất cả những gì mang theo - ý chí anh hùng, dũng cảm, lối sống, bản năng và cả chất lãng tử v.v... Tất cả những cái có thực ngoài đời, không tô vẽ, không đơn giản cùng bước vào cuộc chiến đấu. Và ở đó, con người bộc lộ tất cả, không thể che đậy được điều gì. Thế hệ những con người được giáo dục và tự nguyện ra đi chiến đấu trong những năm tháng gian lao nhất của dân tộc. Đó là những con người đánh giặc chết thôi và sống hết mình. Trong những trang sách đầy trách nhiệm về đất nước, dân tộc, về ý thức chăm lo cho sự thống nhất toàn dân tộc. Chân lý ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng cần thiết như cuộc sống, như hơi thở.
Nhiều khi chỉ qua những chi tiết bình thường cũng làm bật lên sức mạnh của cả một đội ngũ đông đảo, những con người đẹp và anh hùng đến kỳ diệu. Hồ Phương nhận xét những tác phẩm của Hữu Mai, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải đã từng là nguồn động viên và cổ vũ con người cho tới nay vẫn còn tồn tại và tồn tại mãi.
Viết về chiến tranh, điều hấp dẫn trước tiên trong các tác phẩm là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu. Song không phải theo kiểu một chiều, không phải thuyết minh theo một định đề có sẵn mà văn học đã khai thác chiều sâu của hành động, chiều sâu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chiều sâu đó chính là biểu hiện của những đặc tính tiềm ẩn trong con người. “Con người được sống trong truyền thống dân tộc phong phú về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng tự do và hòa bình, đạo đức tốt đẹp trong quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiêu xã hội. Đó là vẻ đẹp ẩn náu trong cách sống, cách xử sự giữa các mối quan hệ” (Xuân Thiều).
Chiều sâu đó còn là ở sự khai thác những cảnh đời éo le, cay nghiệt, những thân phận trắc trở. Và sự vượt lên chính mình trong hoàn cảnh đó đã là chiến thắng.
Trong Huế mùa mai đỏ, Xuân Thiều dựng lại bức tranh sử thi về cuộc chiến đấu quyết liệt giải phóng thành phố Huế, thành phố chính là quê hương của người trung đoàn trưởng một cánh quân. Anh cũng trải qua không chỉ cuộc chiến đấu mà là một cuộc chiến đấu trong tâm trạng về hoàn cảnh gia đình éo le - Người vợ của anh đang ở trong thành phố và chị đã bị cưỡng bức ly hôn với anh để lấy một người khác. Cuốn tiểu thuyết đã miêu tả những cam go quyết liệt của cuộc chiến đấu, hình ảnh từ người cán bộ chỉ huy đến chiến sĩ, thể hiện đặc sắc tính chất quyết liệt của chiến dịch, tinh thần lạc quan, dũng cảm trong chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Tác phẩm không dừng lại ở sự kiện, mà đi sâu vào những diễn biến của trận đánh, đặc biệt là những diễn biến trong tư tưởng tình cảm con người. Và như vậy tác phẩm đã đi tới vấn đề trung tâm của nó - Vấn đề con người trong cuộc sống sinh tử của chính mình và của toàn dân tộc. Con người trong cuộc chiến đấu sinh tử phải như thế nào mới tạo nên chiến thắng. Con người phải như thế nào mới là một con người? Phải như thế nào? Câu hỏi ấy mãi mãi là sự thôi thúc tìm hiểm và khám phá của văn học. Đặc biệt là những con người ấy đã chiến thắng trong chiến tranh, nay đứng trước việc xây dựng cuộc sống trong hòa bình với biết bao vấn đề bức bách không dễ dàng lý giải và vượt qua. Trong Năm 1975, Họ đã sống như thế, tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân, người chính trị viên tiểu đoàn là hiện thân của lòng tin trong sáng vào cuộc sống, vào những cái tốt đẹp, đó chính là mục đích cuộc chiến đấu của anh. Anh tìm cách cắt nghĩa những cái phức tạp, không hay của cuộc sống chiến đấu và cuộc sống thường ngày, ở chiến trường hay ở hậu phương. Nghe kể những chuyện tiêu cực ở quê hương, chuyện người vợ hư hỏng của mình, anh suy tư day dứt và cắt nghĩa bằng suy nghĩ sâu sắc không dễ có của một người đang chiến đấu, đang trên trận tuyến đối mặt với quân thù vì một lẽ sống cao cả và anh hùng, Những người sẵn sàng lao vào cái chết - nếu đó là một sự hy sinh cần thiết cho mục đích và lý tưởng của đời mình. Chính trong tư thế ấy, anh hiểu “cái chính là vì xã hội mình tốt đẹp quá nên người ta dễ quên đi những cái tốt mà thường chỉ nhìn vào mấy cái xấu còn rơi rớt lại. Vả lại, trong một ruộng lúa tốt, một vài cây lúa von vẫn dễ nhận hơn”. “Chiến tranh như một lò luyện thép. Một bên làm ra khối thép nguyên chất, một bên thải ra vài dúm cứt sắt. Nhiều người không chịu nhìn những thỏi thép lớn mà cứ gí mũi vào đống cứt sắt, rồi lu loa ầm lên thế này, thế nọ. Họ đòi hỏi một sự hoàn thiện, họ chửi bới tất cả mà không biết chính bản thân họ cũng là một loài sâu mọt”. Chính vì cách nhìn nhận tìm ra những chỗ sáng trong, đẹp đẽ ở mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, mỗi số phận, nên sau những dằn vặt, suy nghĩ, dần dần anh đã nhìn nhận biện chứng hơn giữa bản chất và không bản chất ở con người hay trong cuộc sống xã hội. Nhân vật tiểu đoàn trưởng cũng có một hoàn cảnh éo le. Em trai anh là một sỹ quan ngụy cuồng tín, tội lỗi. Và anh xử lý thế nào giữa một bên là tình anh em, một bên là hai chiến tuyến một sống một chết giữa cách mạng và phản cách mạng. Các nhân vật của Nguyễn Trí Huân trong chiến đấu đã tự mình chiến thắng những yếu mềm trong con người mình lúc cuộc chiến đấu bước vào quyết định. Và qua
những trăn trở, họ đã thể hiện đúng bản lĩnh của người chiến sĩ. Theo cái lôg- ic không thể khác, con người ấy tất yếu là người chiến thắng. Cũng theo lô gíc ấy, trong Huế mùa mai đỏ, trên bức tranh tổng quát của một chiến trường quy mô lớn, một chiến trường phức tạp, dữ dội, bề bộn, nổi bật lên vấn đề cách nhìn, cách đánh giá về hiện thực của người chiến sĩ. Cái nhìn ấy hướng tới mặt bản chất, nhận ra hướng đi lên của cuộc sống. Với ý chí nghị lực, lòng dũng cảm, với cái nhìn cuộc sống ấy chúng ta có thể tin ở những con người đó sẽ là người xây dựng thành công cuộc sống mới.
Như vậy, cuộc sống chiến đấu gian khổ trở thành những hoàn cảnh điển hình để ngòi bút các tác giả sắc sảo đi vào phân tích mọi vấn đề và lý giải sức mạnh của con người trong chiến đấu. Từ đủ thứ quan hệ đối với người chiến sĩ lý giải những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí, đến những vấn đề quan hệ cá nhân. Phải nói rằng đối với đội ngũ những người chiến sĩ trẻ nổi bật nên nét khá tiêu biểu không chỉ ở nghị lực mà còn ở tình cảm. Những nét tưởng như đơn giản mà ẩn chứa cả sức mạnh của con người, đúng như Nguyễn Khải nhận xét “tình cảm con người ta ghê gớm thật, nó nghiêng về phía nào toàn bộ sức mạnh trút về phía ấy”.
Trong giai đoạn đổi mới, bằng những tác phẩm viết về cuộc chiến tranh cách mạng, các nhà văn đã tiếp tục khám phá và thể hiện một cách đặc sắc hiện thực sôi động của cuộc sống chiến đấu của quân dân ta. Cái hiện thực “tự nó đã làm một thiên anh hùng ca cảm động nhất, giàu màu sắc lãng mạn nhất. Và chính cái chất lãng mạn ấy là khía cạnh tích cực của bản thân hiện thực, là đôi cánh của hiện thực”. Các nhà văn đã thể hiện hiện thực ấy trong sự gắn bó với những yêu cầu lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Họ luôn khao khát có mặt trong cuộc sống, đưa ra những vấn đề thiết cốt và đóng góp cho những quá trình đấu tranh xã hội. Với cách gắn bó sâu sắc và lâu dài trong đời sống thực tiễn, cả hai thời kỳ trong và sau chiến tranh, các nhà văn đã có nhiều tác phẩm tốt từ truyện ngắn, truyện dài đến tiểu thuyết, tiếp nối những thành tựu của giai đoạn trước được viết ngay trong cuộc kháng chiến như Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, Những tầm cao của Hồ Phương, Thôn ven đường của Xuân Thiều, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Đất Quảng của Nguyên Ngọc, ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi... đã đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của nền văn học viết về chiến tranh cứu nước và tác giả của nó thực sự là người chép sử độc đáo của cả một thế hệ “anh hùng dựng nghiệp” của đất nước.
Có thể nói âm hưởng chính trong những tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca những con người sống có lí tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc kháng chiến, họ đã thể hiện tất cả những phẩm chất cao cả đáng quý.
Những con người biết vượt lên hoàn cảnh, thể hiện cốt cách của một dân tộc anh huứng.
Nguyễn Minh Châu cho rằng, trong cách mạng và chiến tranh không có sự ve vuốt để yên tâm, thói lịch sự để che đậy. Trong cách mạng và chiến tranh,
mọi con người đều là chính mình nhất. Nhìn lại những tác phẩm viết về chiến tranh của ta, ông thấy các nhân vật thường có khuynh hướng được mô tả một chiều, thường là quá tốt, vì thế chưa thực. Nguyễn Khải khi nhìn lại quãng đời viết văn của mình ông cũng nhận thấy ngoài mỗi một nhân vật Tuy Kiền còn đọng lại trong tâm trí bạn đọc, các nhân vật còn lại hình như chưa thuộc cõi người và vì thế nên không thể bay lên cõi văn chương. Nhà văn không thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều và muốn nhân vật của mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn, để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng trong thời chiến, giữa lúc cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, ông đã không thể viết như thế. Theo Nguyễn Minh Châu, hình như tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực thì là có thể tạm thời dấu mình trên những trang sách. Và lý do không phải vì những người cầm bút.
“Không đến nỗi những người cầm bút vẫn nhìn nhận nhân vật anh hùng cách mạng như một siêu nhân”. Các nhân vật của họ là thế, vì một lý do lịch sử có phần sâu xa và cao cả hơn rất nhiều - Tất cả để cho chiến thắng. Và trước hết nhà văn đã sống như một chiến sĩ chân chính trước sứ mệnh cao cả vì độc lập tự do cho dân tộc. Điều đó thể hiện bản lĩnh cao quý của nhà văn - Cái bản lĩnh sống còn trong những năm tháng chiến tranh khi yêu cầu tập trung cho cuộc chiến đấu và chiến thắng là yêu cầu số một của toàn dân tộc. Vì sự sống còn của đất nước, chúng ta phải tạm gác lại những sự thực dù là sự thực đau lòng, lòng trắc ẩn và cả những bất cập lẽ ra không nên có, cả những tính cách nào của từng con người không trực tiếp tạo nên chiến thắng. Không những trong tác phẩm văn học mà ngay trong quan hệ bình thường của cuộc sống, mỗi người chúng ta không những cần phải gan dạ dũng cảm mà còn có nhiệm vụ động viên người khác gan dạ, dũng cảm. Trách nhiệm ấy không cho phép mỗi người nói đến sự sợ hãi, nỗi lo âu và toan tính cá nhân. Điều đó cắt nghĩa khuynh hướng có ít nhiều cái gọi là sơ lược một chiều của văn học chiến tranh. Nguyễn Minh Châu cho rằng không có gì đáng lên án cái khuynh hướng văn chương ấy trong hoàn cảnh một đất nước phải huy động toàn dân, toàn diện kháng chiến.
Và chúng ta biết sẽ đem lên trang giấy những điều sở đắc nhất, những bài học đường đời chỉ riêng anh mới khám phá thấy trong hoàn cảnh chiến tranh và có thể làm bài học cho nhiều hoàn cảnh khác. Trong những cuốn sách đó lột tả được những vấn đề bản chất nhất của đời sống dân tộc, rọi cho con đường đi của dân tộc và từng con người trong tương lai. “Có những vấn đề đạo đức, tâm lý, nhân sinh không chỉ có liên quan đến chiến tranh mà chẳng qua bộc lộ trong thời gian chiến tranh với một sức mạnh đặc biệt... Những vấn đề này không những làm xao xuyến thế hệ đã trải qua chiến tranh mà còn làm xao xuyến cả thế hệ chưa hề sống với chiến tranh” (Ximônốp).
Từ sau chiến thắng năm 1975, đất nước thống nhất, một hiện thực hoàn toàn mới mẻ- Hiện thực cuộc sống bộn bề phức tạp sau giải phóng. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giờ đây không chỉ là chuyện thu non sông về một mối mà đem đến những thay đổi tận gốc rễ về mọi phương diện của đời sống chính trị, kinh tế văn hóa và về cả những thói quen trong đời sống thường ngày. Cách mạng cũng đặt ra một cách cấp bách nhiệm vụ xây dựng con người và xã hội. Đối với các tầng lớp nhân dân và người chiến sĩ, đây sẽ