CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.2.2. Quản lý chi BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu chi trả theo Luật BHXH từ năm 2010. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, người thất nghiệp sau khi đăng ký thất nghiệp với Trung tâm dịch vụ việc làm, nếu đủ điều kiện sẽ được Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định hưởng BHTN. Cơ quan BHXH căn cứ quyết định hưởng BHTN thực hiện kiểm tra hồ sơ và chi trả trợ cấp BHTN trực tiếp cho người thất nghiệp hoặc qua thẻ ATM hoặc thông qua Bưu điện. Đồng thời, căn cứ vào các quyết định hưởng chế độ như hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ học nghề hoặc hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề và danh sách cấp thẻ BHYT cho người thất nghiệp, cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu danh sách đối tượng hưởng chế độ để thực hiện chi trả cho tổ chức, đơn vị lập danh sách người thất nghiệp hưởng các chế độ BHTN đảm bảo nguyên tắc chi đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng thời gian tạo điều kiện cho người thất nghiệp nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp
sớm nhất nhằm ổn định cuộc sống. Để người thất nghiệp tiếp cận được quyền lợi và hưởng chế độ BHTN, Cơ quan BHXH phối hợp cùng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng nhiệm vụ thực hiện chi trả các chế độ cho người thất nghiệp.
Qua đó, từ năm 2011 đến năm 2015, đã có trên 2,2 triệu người nộp hồ sơ hưởng BHTN và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trên 435 nghìn người được giới thiệu việc làm. Tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp trên 15,4 nghìn tỷ động cho hơn 2,6 triệu lượt người; tổng số tiền hỗ trợ học nghề trên 52,8 tỷ động cho hơn 46 nghìn lượt người;
tổng số tiền đóng BHYT trên 716 tỷ động cho hơn 1 nghìn lượt người.
2.2.2.1. Lập dự toán chi chế độ BHTN
Lập dự toán chi chế độ BHTN hằng năm cũng cần đòi hỏi phải nắm rõ tình hình kinh tế - xã hội, tình trạng thất nghiệp, cơ cấu lao động, nhu cầu việc làm của thị trường lao động, mức hưởng và số lao động, quỹ lương,... trên toàn quốc nhằm lập dự toán chi sát với tình hình thực tế đảm bảo công tác chi chế độ BHTN được thuận lợi, chi đúng đối tượng, đúng mức hưởng và kịp thời cho người lao động bị thất nghiệp.
Do vậy, khi lập dự toán chi chế độ BHTN, nếu không nắm vững sẽ làm cho công tác chi gặp nhiều khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn tới việc không hoàn thành được kế hoạch được giao.
Căn cứ vào các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi chế độ BHTN của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam lập dự toán chi BHTN đối với các tỉnh, thành phố qua đánh giá tình hình thực hiện chi BHTN của năm trước (chi tiết số lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, số tiền của đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng,...) trên cơ sở phân tích tình hình biến động tăng, giảm đối tượng, những nguyên nhân chính tác động đến việc tăng, giảm đối tượng; nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm khi thực hiện chính sách BHTN tại địa phương. Mặt khác, căn cứ vào đối tượng tham gia BHTN ước thực hiện, kết hợp với số liệu dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm để dự kiến số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng, hỗ trợ học nghề và tư vấn tìm việc làm để phục vụ lập dự toán chi BHTN. Dự toán chi BHTN theo các nội dung chi đóng BHYT; trợ cấp thất nghiệp: chi tiết số người, số tiền của đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, 6 tháng, trợ cấp thất nghiệp một lần; hỗ trợ học nghề; tư vấn tìm việc làm và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng để giao kế hoạch cho BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.
Bảng 2.4: Tình hình lập và giao kế hoạch chi BHTN (2011 - 2015)
Đơn vị: tỷ đồng
Stt Cơ quan lập kế hoạch Năm
2011 2012 2013 2014 2015
1 Chính phủ 630 1.032 3.495 3.525 4.408
2 BHXH Việt Nam 630 1.032 3.495 3.525 4.058
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) Thực hiện theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chi BHTN cho BHXH Việt Nam hằng năm thì số chi của năm sau luôn cao hơn năm trước do mức đóng của người tham gia tăng cao và số lượt người hưởng BHTN hằng năm cũng tăng lên. BHXH Việt Nam tính toán và giao kế hoạch chi cho BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện hằng năm bằng với số kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao.
Riêng chỉ có năm 2015, BHXH Việt Nam lập kế hoạch chi thấp hơn số kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 92,1%.
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, và được giao chi tiết, cụ thể cho BHXH các tỉnh, thành phố để tổ chức thực hiện quản lý chi đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao. BHXH các tỉnh, thành phố và quận, huyện thường xuyên bám sát, theo dõi các đối tượng hưởng chế độ để thực hiện kế hoạch theo lộ trình đã đặt ra, thường xuyên kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm, để thu hồi số tiền đã chi do lạm dụng, trục lợi. Có những giải pháp kịp thời khi kế hoạch bị các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi BHTN tăng cao dẫn đến quỹ BHTN không được đảm bảo.
2.2.2.2. Quản lý người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp Bảng 2.5: Số người thụ hưởng các chế độ BHTN (2011-2015)
Đơn vị: người
Stt Nội dung Năm
2011 2012 2013 2014 2015
1 Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN 295.416 432.356 464.573 516.483 527.332 Số người có quyết định hưởng TCTN 289.181 421.048 454.839 514.853 526.309 2 Số người được tư vấn giới thiệu việc làm 215.498 342.145 397.338 457.273 463.859 Số người được giới thiệu việc làm 17.240 70.656 106.600 125.736 115.199 3 Số người được hỗ trợ học nghề 1.036 4.763 10.610 19.796 24.363 4 Số người được cấp thẻ BHYT 473.777 342.959 270.830 Nguồn: BHXH Việt Nam (2011 - 2016, Cục việc làm (2011 - 2016)
a. Tiếp nhận và giải quyết hưởng chế độ BHTN
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, kiểm tra hồ sơ và thực hiện các thủ tục giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người thất nghiệp đến đăng ký.
Số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng các chế độ BHTN tăng kéo theo các khoảng chi chế độ BHTN năm sau đều cao hơn năm trước. Một trong số nguyên nhân chính là do số người tham gia BHTN ngày càng tăng. Thêm vào đó, tình hình kinh tế tại một số địa phương còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất vẫn tiếp diễn, việc cắt giảm lao động do doanh nghiệp áp dụng tự động hóa, áp lực công việc ngày càng tăng, dự án đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam kết thúc,…
Từ năm 2011 đến năm 2015, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tiếp nhận được trên 2,2 triệu lượt người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Số lượt người có quyết định hưởng TCTN tăng hàng năm, tương ứng 98,7% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN. Số người có mức hưởng TCTN cao tập trung chủ yếu ở các địa phương là trung tâm kinh tế của cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.
b. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người bị thất nghiệp
Trong 5 năm (2011 - 2015), các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1,8 triệu lượt người, tương ứng 85% so với số người có quyết định hưởng TCTN. Trong đó, năm 2011, có 215.498 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm; Năm 2012, số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 342.145 người, tăng 58,8%; Năm 2013, có 397.338 lượt người, chỉ tăng 16,1% so với năm 2012; Năm 2014, có 457.273 lượt người, tăng 15,1% so với năm 2013. Năm 2015, có 463.859 lượt người, tăng 4,4% so với năm 2014. Tổng số lượt người được giới thiệu việc làm là 435.431 người (bằng 19,7% so với số người có quyết định hưởng TCTN). Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm tuy hàng năm có tăng lên nhưng có thể nhận thấy tỷ lệ tăng hàng năm so với người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp lại giảm đi chủ yếu là do số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng chậm.
- Việc tư vấn, giới thiệu việc làm tại các địa phương được chia thành 2 giai đoạn:
(i) Tư vấn lần đầu về việc làm, chính sách BHTN cho 100% người thất nghiệp được thực hiện ngay khi người thất nghiệp đến Trung tâm dịch vụ việc làm để nộp hồ sơ đề nghị
hưởng bảo hiểm thất nghiệp. (ii) Tư vấn trong quá trình hưởng BHTN được thực hiện hằng tháng trong quá trình Trung tâm dịch vụ việc làm theo dõi về việc thông báo tìm kiếm việc làm của người lao động đang hưởng BHTN để tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Các phương thức tư vấn, giới thiệu việc làm phong phú và đa dạng, bao gồm:
tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử, các công cụ giao tiếp trên mạng máy tính, tổng đài tư vấn,… Thông tin việc làm được thu thập cả trong và ngoài địa bàn từ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đến đăng ký tuyển dụng tại trung tâm, sàn giao dịch việc làm, đăng ký trực tuyến trên website, sau đó thống kê và lập bảng danh sách việc làm trống để giới thiệu đến người lao động.
Nhìn chung, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã chú trọng và có nhiều biện pháp thiết thực để đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho người thất nghiệp tiếp cận một cách dễ dàng về thông tin thị trường lao động, cũng như hỗ trợ tích cực giúp người sử dụng lao động tiếp cận với người thất nghiệp để tuyển dụng.
c. Hỗ trợ học nghề cho người bị thất nghiệp
Hầu hết những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được cơ quan lao động tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Những ngành nghề người lao động đăng ký học là các nghề về ẩm thực, thẩm mỹ, tin học văn phòng, sửa chữa, lắp ráp máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo, lái xe,...
Nếu như Trung tâm việc làm phối hợp chặt chẽ với tổ chức hỗ trợ học nghề hoặc các cơ quan liên quan đặc biệt là cơ sở dạy nghề thì tổ chức hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ở các địa phương sẽ tăng cao. Những địa phương có số người được hỗ trợ học nghề cao đa số là các địa phương có liên kết đào tạo rất chặt chẽ với cơ sở đào tạo nghề hoặc gắn việc đào tạo nghề cho người thất nghiệp vào bộ phận đào tạo nghề tại Trung tâm. Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội,...
Chi phí đào tạo được đưa ra tương đối thấp như: Các nghề có mức học phí tương đối thấp so với mức hỗ trợ học nghề bao gồm: May: 500.000 đồng/tháng, Tin học văn phòng: 300.000-500.000 đồng/tháng; sửa chữa ô tô, xe máy: 500.000 đồng/tháng; Hay các nghề có mức phí cao hơn như: Lái xe B2: 1,8 triệu đồng/tháng;công nghệ ô tô, điện tử, điện lạnh trình độ trung cấp nghề: 1,2-1,5 triệu đồng/tháng; kỹ thuật trang điểm: 1,1- 1,3 triệu đồng/tháng;… Như vậy, với mức hỗ trợ học nghề hiện nay có thể học được các nghề sơ cấp để người lao động có thể tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Tuy nhiên, đây là chi phí học nghề của các cơ sở dạy
nghề công lập, tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi mà có giảng viên cơ hữu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cũng như được Nhà nước đầu tư trang thiết bị giảng dạy.
Nhìn chung, số lượng người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề so với số người có nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp còn khá thấp. Nếu như năm 2011, số người được hỗ trợ học nghề chỉ đạt 1 nghìn người, chiếm tỷ lệ 0,4% so với số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Năm 2013, tỷ lệ này là 0,2% thì đến năm 2014 tăng lên 3,8%. Và đến năm 2015, số người được hỗ trợ học nghề tăng lên là 24 nghìn người, chiếm tỷ lệ 4,6% so với số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có thể kể đến một vài nguyên nhân chủ yếu như: người thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông mà nhu cầu tuyển lao động phổ thông ở nước ta khá lớn, mức hỗ trợ học nghề và thời gian ngắn, khó khăn cho người thất nghiệp khi tham gia các khoá đào tạo trên 6 tháng, người lao động nghỉ việc có xu hướng chuyển về địa phương của mình để tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đoàn tụ gia đình nên không có nhu cầu học nghề;...
d. Cấp thẻ BHYT cho người bị thất nghiệp
Số người được chi trả đóng BHYT, chăm sóc sức khoẻ cho người thất nghiệp giảm đều từ năm 2013 đến 2015. Cao nhất là năm 2013 với số người được chi trả để đóng BHYT là 473.777 người thì năm 2014 giảm hơn 130 nghìn người còn 342.959 và giảm hơn 70 nghìn người, còn 270.830 người đến năm 2015.
• Có thể nhận thấy rằng, các chế độ BHTN đều rất quan trọng đối với người thất nghiệp, song người thất nghiệp vẫn quan tâm đến chế độ trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất do nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người thất nghiệp khi có tiền trang trải cuộc sống sau khi bị mất việc làm.
2.2.2.3. Quản lý số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Chi BHTN được BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện từ ngày 01/01/2010 trở đi, thông qua nhiều hình thức khác nhau như: chi trả trực tiếp tại BHXH cấp huyện, cấp tỉnh, chi trả thông qua hợp đồng đại diện chi trả cấp xã, chi trả thông qua tài khoản ngân hàng ATM và chi trả thông qua hệ thống bưu điện cấp xã.
Thời gian đầu triển khai thực hiện chi trả các chế độ BHTN còn xảy ra tình trạng chậm trễ. Hiện nay, thời gian chi trả đã rút xuống còn 5 ngày làm việc kể từ ngày Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nhận được các quyết định hưởng TCTN do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang. Do sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố nên việc tổ chức chi trả các
chế độ BHTN đã nhanh chóng và thuận tiện hơn trước. Kết quả chi trả BHTN từ năm 2011 - 2015 như sau:
Bảng 2.6: Kết quả chi trả BHTN (2011 - 2015) Năm Đơn vị tính Trợ cấp thất
nghiệp theo tháng Hỗ trợ
học nghề Đóng
BHYT
2011 Người 410.134 489 -
Triệu đồng 1.075.302 629 44.805
2012 Người 583.645 2.259 -
Triệu đồng 2.314.686 2.156 111.442
2013 Người 582.067 7.793 473.777
Triệu đồng 3.361.617 3.961 155.431
2014 Người 517.569 10.845 342.959
Triệu đồng 4.177.298 12.595 197.717
2015 Người 545.000 24.818 270.830
Triệu đồng 4.539.668 33.506 206.741
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) Từ bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy về cơ cấu chi trả chế độ BHTN không cân xứng, cụ thể: Nếu như chế độ trợ cấp thất nghiệp theo tháng trong 5 năm, tổng số tiền chi lên đến 15,4 nghìn tỷ đồng thì tổng số tiền chi hỗ trợ học nghề chỉ là 52,7 tỷ đồng và tổng số tiền đóng BHYT là trên 714 tỷ đồng. Những số liệu chi hỗ trợ học nghề và đóng BHYT là rất nhỏ so với số tiền chi trợ cấp thất nghiệp phần nào đó thể hiện những người thất nghiệp đang rất chú trọng vào chế độ trợ cấp thất nghiệp, là những khoản tiền bù đắp một phần thu nhập khi họ không may mất việc làm và chưa thực sự quan tâm đến các chế độ khác. Mặt khác, cũng theo bảng số liệu trên dễ thấy số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước mặc dù số người hưởng không có sự thay đổi nhiều. Điều này cho thấy, mức đóng của người lao động được hưởng trước khi thất nghiệp cao do Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng qua các năm và sự điều chỉnh tiền lương của người lao động dẫn dẫn đến số chi năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi tiết thực hiện chi trả chế độ BHTN cụ thể như sau:
- Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp cao nhất ở năm 2015 với trên 4,5 nghìn tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng cao nhất lại ở năm 2012 chiếm 115,3% so với năm 2011. Và giảm dần qua các năm như: năm 2013 tăng 45,2% so với năm 2012, năm 2014 tăng 24,3% so với năm 2013 và năm 2015 chỉ còn 8,7% so với năm 2014.
- Tỷ lệ thuận với số người được chi trả hỗ trợ học nghề thì số tiền chi hỗ trợ học nghề cũng tăng đều qua các năm. Nhưng do số người được chi trả thấp nên số tiền chi trả chỉ với 629 triệu đồng ở năm 2011 và gấp hơn 3 lần chi trả ở năm 2012 so với năm