CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng, quan điểm tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
3.1.2. Quan điểm về tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Như đã đề cập ở trên, Bảo hiểm thất nghiệp là một trong các chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, chính sách BHTN phải đảm bảo là công cụ quản lý, kiểm soát, điều hành thị trường lao động hiệu quả bằng cách xây dựng, chuyển đổi theo hướng trở thành chính sách bảo hiểm việc làm với mục đích duy trì việc làm cho người lao động, sau đó có các biện pháp hỗ trợ tạo việc làm đối với người thất nghiệp. Gắn kết chặt chẽ chính sách bảo hiểm thất nghiệp với các chính sách về việc làm, thông tin thị trường lao động, bảo hiểm xã hội.
Mở rộng đối tượng tham gia BHTN phải gắn liền với nâng cao năng lực quản lý. Khi chính sách BHTN thay đổi, đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng thì công tác quản lý đối tượng tham gia phải chặt chẽ để đảm bảo thu đúng đối tượng, thu đủ mức đóng BHTN và không để việc người lao động và người sử dụng lao động tìm cách trốn đóng hoặc đóng không đúng mức lương theo quy định. Kiện toàn nguồn nhân lực quản lý đi đôi với việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và kỹ năng quản lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nâng cao theo hướng hội nhập toàn cầu.
Hoàn thiện bộ máy quản lý BHTN ở tất cả các cấp để quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, thống nhất đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính cũng như thời gian giao dịch và đi lại của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Tăng cường hơp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý.
Phải luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN. Xem nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, lâu dài. Nội dung tuyên truyền phải được xây dựng một cách bài bản, phong phú về nội dung và đa dạng bằng nhiều hình thức đảm bảo chính sách pháp luật về BHTN phải đến được từng người dân, từng người tham gia biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Nâng cao hơn nữa về nhận thức và vai trò quản lý của cơ quan BHXH các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHTN. Luôn luôn đặt mình vào vai trò
là phục vụ và hướng tới sự hài lòng của người dân, người tham gia nhưng không làm mất đi sự nghiêm minh của pháp luật.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý quỹ BHTN cần phải được tăng cường hơn nữa để hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHTN hay những hành vi trục lợi, lạm dụng làm ảnh hưởng đến quỹ BHTN. Từ đó, vừa xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật và tìm ra những lỗ hổng của chính sách để đề xuất, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách.
Khuyến khích các tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước tham gia cung ứng các dịch vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao và hội nhập sâu rộng trên thế giới thì phải xác định ứng dụng CNTT trong quản lý phải là mũi nhọn. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, quản lý người tham gia BHTN bằng một mã số duy nhất thống nhất trên toàn quốc để quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách BHTN đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mặt khác, nhằm phát hiện ra những trường hợp lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN để xử lý vi phạm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công khai minh bạch thời gian tham gia, mức đóng BHTN để người lao động kiểm soát tình hình trích nộp BHTN của mình.
Xây dựng phần mềm quản lý lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai và cập nhật tình hình lao động, kết nối cơ sở dữ liệu với cơ quan BHXH để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN. Đây là cơ sở rất quan trọng phục vụ cho việc quản lý lao động, quản lý thu, chi BHXH, BHTN. Ngoài ra vấn đề chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý cũng được nhấn mạnh nhằm đảm bảo quản lý tốt nhất việc triển khai chính sách BHXH, BHTN.
Kết nối thông tin, dữ liệu với các bộ, ngành liên quan để quản lý được đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động, thành lập mới; người lao động đang làm việc, thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông trên phạm vi cả nước, tiến tới thực hiện giao dịch điện tử đối với tất cả các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Mỗi công dân tham gia bảo hiểm được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện. Hướng tới Chính phủ điện tử và ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý.
Đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện, chuyển đổi tác phong phục vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ đảm bảo việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Quỹ BHTN phải được cân đối thu - chi trong trung hạn và dài hạn và xác định tỷ lệ kết dư của quỹ để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều tiết chính sách nhằm hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng lao động đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, hạn chế tình trạng sa thải và hỗ trợ mức đóng cho đối tượng tham gia BHTN.
3.1.2.2. Quan điểm chỉ đạo về tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Từ các quan điểm, định hướng quản lý quỹ BHTN như trên, công tác chỉ đạo cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:
a. Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp
Thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách pháp luật về BHTN cho đối tượng tham gia, như: rà soát các đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp để mở rộng đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật; rà soát và thực hiện đúng các quy định về chính sách tiền lương đảm bảo thu đúng và đủ mức đóng BHTN, tránh tình trạng chậm đóng, nợ đọng tiền BHTN; thực hiện việc thông báo biến động lao động của các tổ chức, doanh nghiệp; xác nhận sổ BHXH đầy đủ, kịp thời cho người lao động; hằng năm, niêm yết công khai quá trình tham gia BHTN cho từng người lao động;…
Quản lý chẽ, nắm bắt kịp thời những tác động và biến động của tổ chức, doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tham gia BHTN để dự báo và đưa ra những biện pháp khắc phục và đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách và hạn chế tình trạng trục lợi, thất thoát nguồn thu của quỹ BHTN.
Trên phương diện quản lý và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHTN thì công tác quản lý thu BHTN luôn phải đặt quyền lợi của người lao động khi tham gia BHTN lên hàng đầu và thực hiện nhiều biện pháp theo đúng quy định để bảo vệ cho người lao động.
Tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp với các tổ chức, đơn vị thực hiện thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trốn đóng, nợ đọng tiền BHTN.
Kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền về các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHTN làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như: trốn đóng, chậm đóng BHTN, đóng không đúng mức lương. Đồng thời, niêm yết, công
khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe và hạn chế hiệu ứng lan toả đối với các đơn vị sử dụng lao động khác.
b. Quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo phương châm 3 đúng
”đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”. Căn cứ vào quy định của pháp luật và quá trình tham gia BHTN, xác định chính xác và đúng thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp. Chi trả kịp thời trợ cấp thất nghiệp để người thất nghiệp và gia đình của họ có thể ổn định cuộc sống khi bị mất việc làm, hạn chế tối đa các trường hợp chi sai đối tượng, sai mức hưởng BHTN cho người thất nghiệp. Thực hiện, báo giảm kịp thời theo đúng quy định đối với các trường hợp dừng hưởng, cắt hưởng trợ cấp BHTN.
Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm để kịp thời thanh tra, kiểm tra, giám sát việc hưởng chế độ BHTN của người thất nghiệp và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lạm dụng, trục lợi quỹ quỹ BHTN, hưởng không đúng đối tượng để thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp. Dự báo và đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chính sách, hạn chế tình trạng trục lợi, hưởng BHTN làm ảnh hưởng đến quỹ BHTN.
Trên phương diện quản lý và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHTN thì công tác quản lý chi BHTN luôn phải đặt quyền lợi của người lao động khi tham gia BHTN lên hàng đầu và thực hiện các biện pháp theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ cho người lao động.
Tăng cường tư vấn về chính sách, dạy nghề và việc làm giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động, đẩy mạnh các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả các sàn giao dịch để người thất nghiệp tham gia; đồng thời có các biện pháp để hạn chế việc sa thải lao động của các doanh nghiệp.
c. Quản lý cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, rà soát số lao động thuộc diện phải tham gia BHTN và hoạt động chi BHTN theo từng chế độ, từng địa phương, ngành nghề tránh các hiện tượng tiêu cực trong chi BHTN, xử lý nghiêm đơn vị sử dụng lao động hay người thất nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật về BHTN làm ảnh hưởng, thất thoát quỹ BHTN.
Làm tốt công tác dự báo quỹ BHTN trong tình hình quỹ BHTN đang có kết dư ngày càng lớn, tìm ra những điểm yếu và khiếm khuyết trong thực hiện chính sách BHTN để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về BHTN nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng đề ra và đúng định hướng BHTN là chính sách bảo hiểm việc làm với mục đích duy trì việc làm cho người lao động, sau đó có các biện pháp hỗ trợ, tạo việc làm đối với người thất nghiệp. Đề xuât mức hưởng trợ cấp và các chế độ phù hợp với từng thời điểm theo lộ trình xây dựng.
Đề xuất, kiến nghị bổ sung hình thức đầu tư quỹ sinh lời vào mục tiêu phát triển kinh tế đất nước vừa tăng việc làm cho xã hội, mở rộng đối tượng tham gia BHTN và tăng thu từ lãi đầu tư. Mặt khác, quỹ BHTN đảm bảo dự phòng khi khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra dẫn đến tình trạng sa thải lao động hàng loạt. Đề xuất những chính sách mới trong việc sử dụng nguồn kết dư lớn nhằm bảo đảm việc làm hoặc giảm mức đóng cho đối tượng tham gia BHTN, hướng tới hoàn thiện chính sách BHTN theo hướng chủ động.
d. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Xây dựng quy trình quản lý thu, giải quyết chế độ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề một cách khoa học, hợp lý. Quy trình thực hiện phải phù hợp với thực tế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phân chia trách nhiệm các bên rõ ràng, tránh chồng chéo, gây khó khăn cho người lao động.
Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các khâu trong thực hiện chính sách BHTN như thu BHTN, chi trợ cấp thất nghiệp… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH các cấp và Trung tâm Dịch vụ việc làm. Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý Trung ương - địa phương trong thực hiện chính sách BHTN theo nguyên tắc cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên thực hiện những việc mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới làm không hiệu quả.
Bên cạnh việc thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính cần chú trọng quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tin học hóa trong quản lý.
Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, áp dụng và khai thác triệt để vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý thu, chi trả chế độ BHTN. Áp dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động đến cơ quan BHXH khai báo biến động tăng, giảm, hưởng chế độ BHTN hoặc khai báo tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, góp phần giảm việc đi lại giữa hai cơ quan quản lý chính sách BHTN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia,
đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN; giảm thời gian và tiết kiệm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính về BHTN.