A.Câu hỏi định tính.
1. Cấu trúc tinh thể là gì?
2. Chất rắn kết tinh là gì ? Nêu các tính chất của loại chất rắn này.
3. Chất rắn vô định hình là gì ? Nêu các tính chất của loại chất rắn này.
BÀI 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
A.Câu hỏi định tính.
1. Phát biểu và viết công thức sự nở dài của vật rắn.
2. Phát biểu và viết công thức sự nở khối của vật rắn.
B.Câu hỏi định lượng.
3. Một thước thép ở 20oC có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40oC, thước thép này dài thêm bao nhiêu?
4. Một dây tải điện ở 20oC có độ dài 1800 m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 50oC về mùa hè. Cho biết hệ số nới dài của dây là α
= 11,5.10-6 K-1.
5. Khi lắp đặt đường ray ở nhiệt độ 140C và chiều dài mỗi thanh là 12,5 m, phải để khe hở hai đầu thanh một khoảng là bao nhiêu để nhiệt độ lên đến 480C thì chúng sát nhau. Biết hệ số dãn nở của kim loại làm thanh ray là 1,2.10-5 K-1.
6. Một cái thước bằng đồng thau dài 1m ở 00C.Tính chiều dài của thước này ở 300C.
Cho hệ số nở dài là 1,85.10-5 K-1.
7. Một thanh tay đường sắt có độ dài là 12,5 m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ nở dài của thanh ray này là 4,5 mm. Nhiệt độ ngoài trời khi đó? Cho = 12.10-6 K-1.
8. Cho một khối sắt ở 00C có thể tích 10-3 m3.Thể tính của nó tăng bao nhiêu khi nhiệt độ tăng đến 1000C. Biết hệ số nở dài 1,22.10-5 K-1.
9. Một tấm nhôm hình vuông cạnh 50 cm ở nhiệt độ 100C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 400C? Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-6 K-1.
10. Một khung cửa sổ bằng nhau có kích thước chính xác 1,2 x1,5m ở nhiệt độ 250C.
Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 500C. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-6K-1.
11.Khối lượng riêng của sắt ở 200C là 7800 kg/m3, hệ số nở dài của sắt là α = 11.10-6 K-1. Khối lượng riêng của sắt ở 10000C là bao nhiêu?
12.Cùng ở bất kì nhiệt độ nào thanh sắt cũng dài hơn thanh đồng 10 cm. Biết hệ số nở dài của sắt và đồng lần lượt là α1=1,2.10-5 K-1, α2 = 1,7.10-5 K-1. Chiều dài của thanh sắt ở 0oC là bao nhiêu?
13.Ở 0oC thanh nhôm và thanh sắt có chiều dài lần lượt là lo1=200 mm và lo2 = 201 mm. Biết αnhôm=2,4.10-5 K-1,αsắt=1,2.10-5K-1. Hỏi ở nhiệt độ nào thì chúng có chiều dài bằng nhau?
14.Một tấm kim loại phẳng bằng sắt có một lổ tròn. Ở 20oC đường kính lỗ tròn là 20 cm. Biết hệ số nở dài của sắt là αsắt=1,2.10-5K-1. Hỏi đường kính lỗ tròn ở nhiệt độ 500C ?
15.Tính độ dài của thanh thép và thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kỳ nhiệt độ nào thanh thép cũng dài hơn thanh đồng 5cm.Cho hệ số nở dài của thép và đồng lần lượt là 1, 2.105K1và 1,7.105K1.
16.Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Tìm chiều dài hai thanh ở 00C.
Biết hệ số nở dài của sắt và kẽm là 1,14.10-5K-1 và 3,4.110-5K-1
17.Một thước thép dài 1 m ở 00C, dùng thước đo chiều dài một vật ở 400C, kết quả đo được 2 m. Hỏi chiều dài đúng của vật khi đó là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1.
18.Khối lượng riêng của sắt ở 8000C bằng bao nhiêu ? biết khối lượng riệng của nó ở 00C là 7800kg/m3
19. Khối lượng riêng của thuỷ ngân ở 00C là D0 = 1,36.104 kg/m3 .Hệ số nở khối của thuỷ ngân là 1,82 .10-4 K-1 .Khối lượng riêng của thuỷ ngân ở 400C bằng bao nhiêu?
20. *Ở 30oC, một quả cầu thép có đường kính 6 cm và không qua lọt một lỗ tròn khoét trên một tấm đồng thau vì đường kính của lỗ kém hơn 0,01 mm. Hỏi phải đưa quả cầu thép và tấm đồng
thau tới cùng nhiệt độ bao nhiêu thì quả cầu lọt qua lỗ tròn? Biết các hệ số nở dài của thép và đồng thau lần lượt là 12.10-6 K-1 và 19.10-6 K-1.
BÀI 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
A.Câu hỏi định tính.
1. Mô tả hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. Nói rõ phương, chiều của lực căng bề mặt.
2. Trình bày thí nghiệm xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng theo phương pháp kéo vòng kim loại bứt ra khỏi bề mặt của chất lỏng.
3. Viết công thức xác định độ lớn của độ lớn lực căng bề mặt của chất lỏng. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào những yếu tố nào của chất lỏng?
4. Mô tả hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt. Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa có dạng hình như thế nào?
5. Mô tả hiện tượng mao dẫn.
B.Câu hỏi định lượng.
6. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixêrin ở 20oC là 64,3 mN.
Tính hệ số căng bề mặt của glixêrin ở nhiệt độ này.
7. Tìm chiều dài của cột nước trong mao quản có đường kính trong bằng 0,6 mm khi ống nghiêng với mặt nước một góc . Cho biết suất căng mặt ngoài của nước = 72,8. .
8. Một cộng rơm dài 10cm nổi trên mặt nước. người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước của cộng rơm và giả sử nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên. Tính lực tác dụng vào cộng rơm. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước và nước xà phòng lần lượt là 173.103N m/ ,2 40.103N m/
9. Cho nước vào một ống nhỏ giọt có đường kính miệng ống d = 0,4mm. hệ số căng bề mặt của nước là 73.103N m/ . Lấy g = 9,8m/s2. Tính khối lượng giọt nước khi rơi khỏi ống.
130
103 Nm
10. Nhúng một khung hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 10cm vào rượu rồi kéo lên. Tính lực tối thiểu kéo khung lên, nếu biết khối lượng của khung là 5g. cho hệ số căng bề mặt của rượu là 24.10-3N/m và g = 9,8m/s2.
11.Có 20cm3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính đầu mút là 0,8mm.
Giả sử nước trong ống chảy ra ngoài thành từng giọt một. hãy tính xem trong ống có bao nhiêu giọt, cho biết 0,073 / ,N m D103kg m g/ 3, 10 /m s2
BÀI 38: SỰ CHUYỂN THẾ CỦA CÁC CHẤT
A.Câu hỏi định tính.
1. Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy.
2. Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn? Nêu tên đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này.
3. Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi là gì?
4. Phân biệt hơi khô và hơi bão hòa. So sánh áp suất hơi khô và hơi bão hòa ở cùng một nhiệt độ.
5. Sự sôi là gì? Nêu các đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi.
6. Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này.
B.Câu hỏi định lượng.
7. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 20oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K.
8. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100 g ở nhiệt độ 20oC để nó hóa lỏng ở nhiệt độ 658oC. Nhôm có nhiệt dung riêng là 896 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105J/kg.
9. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 200g nước đá ở 00C chuyển thành nước ở 500C. Cho nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105 J/kg
BÀI 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ