Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích ứng dụng của Hệ thống thông tin đối với thủ tục Hải quan (Trang 88 - 95)

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG

2.5. Đánh giá kết quả thực hiện quy trình thủ tục HQĐT tại Việt Nam

2.5.3. Những tồn tại và hạn chế

2.5.3.1. Những tồn tại về phần mềm

Mặc dù các hệ thống phần mềm ứng dụng của ngành Hải quan đã phát huy hiệu quả cao, tuy nhiên do được phát triển trong các thời điểm khác nhau nên các hệ thống gặp một số tồn tại như sau:

- Nhiều chức năng của hệ thống còn thiếu hoặc không có. Đối với những tờ khai luồng xanh: Hệ thống TTHQĐT thiếu chức năng đề xuất mang hàng về bảo quản, giải phóng hàng, công chức phải chuyển sang luồng vàng điện tử để có thể đề xuất lãnh đạo phê duyệt mang hàng về bảo quản, giải phóng hàng...; Hệ thống chưa có chức năng thanh khoản hàng gia công, sản xuất xuất khẩu nên phải thanh khoản trên hệ thống khai từ xa rất tốn thời gian và doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ thanh khoản giấy.

- Một số chức năng trên hệ thống bị lỗi. Ví dụ như hệ thống giám sát hàng chuyển cửa khẩu hoạt động không ổn định , lúc nhanh, lúc chậm, báo lỗi không rõ nguyên nhân. Nhiều tờ khai do cán bộ giám sát của Hải quan ngoài cửa khẩu fax hồi báo không có trong hệ thống.

- Một số chức năng chưa tiện dụng cho người dùng. Ví dụ như hệ thống chỉ tập trung nhiều đến phần khai báo, tiếp nhận và xử lý theo quy trình để thông quan hàng hoá. Tuy nhiên, việc ứng dụng dữ liệu khai báo, kết quả xử lý để phục vụ các khâu nghiệp vụ sau như thanh khoản, xử lý về thuế, phúc tập,… còn hạn chế cũng như phải tận dụng một số các chương trình hiện có mới xử lý tiếp được; Hệ thống HQĐT chưa tích hợp được với Hệ thống kế toán thuế dẫn đến kéo dài thời gian bởi vì công chức phải vào Chương trình KT559 làm các thủ tục để giải quyết ân hạn thuế cho doanh nghiệp. Chưa tích hợp kết quả kiểm hóa, kết quả kiểm tra xác định giá với Chương trình GTT22 và chưa có chức năng tra cứu tờ khai đã được phúc tập; đa số thao tác trên hệ thống còn phải thực hiện thủ công (kiểm tra chính

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 85

sách mặt hàng, mã số HS, ân hạn thuế, kiểm tra trừ lùi giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành, C/O, lấy mẫu… đều phải thực hiện thủ công) làm cho thời gian xử lý và phản hồi thông tin cho doanh nghiệp còn chậm, nguy cơ sai sót nghiệp vụ cao.

- Chưa có sự đồng bộ trong việc triển khai TTHQĐT với các chương trình hải quan khác như Thanh toán điện tử (e-Paymnet), Hệ thống khai báo lược khai hải quan điện tử (e-Manifest)…

- Việc quản lý hải quan đối với những tờ khai hải quan in còn rủi ro và chưa chặt chẽ. Lý do: phần mềm chưa có chức năng ngăn chặn việc kết xuất và sửa dữ liệu nên doanh nghiệp có thể tự ý kết xuất tờ khai hải quan ra file excel để sửa và in kết quả phân luồng khác với kết quả xử lý trên hệ thống. Cụ thể tại một số Chi cục như: Hà Tây, Bắc Thăng Long, Vĩnh Phúc đã phát hiện hiện tượng gian lận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do số lượng tờ khai nhiều, nên việc kiểm tra lại trên hệ thống khó thực hiện được 100% đối với các tờ khai luồng xanh.

- Chức năng phân luồng chưa hợp lý. Ví dụ: đối với một số mặt hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng như Phân bón…) nếu tờ khai được phân vào luồng xanh thì hệ thống sẽ chạy thẳng đến khâu “Xác nhận thông quan” mà không cho xác nhận “Đưa hàng về bảo quản” hay “Ta ̣ m giải phóng hàng” vì thế công chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ từ luồng xanh sang luồng vàng mới có thể phê duyệt nghiệp vụ trên.

- Hệ thống phân luồng chưa ổn định, tỷ lệ phân luồng vàng còn cao; Tại chức năng kiểm tra sơ bộ trên hệ thống TTHQĐT không có chức năng cảnh báo, chỉ dẫn rủi ro; Đến khi hệ thống tiếp nhận cấp số tờ khai, chuyển sang phân luồng mới có cảnh báo, chỉ dẫn rủi ro, điều này gây khó khăn cho công chức tiếp nhận đăng ký tờ khai, phải thực hiện tra cứu, kiểm tra tất cả các tiêu chí rủi ro (tính chấp hành tốt pháp luật của doanh nghiệp, chính sách mặt hàng, việc nợ thuế….) mất

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 86

nhiều thời gian, làm giảm hiệu quả của việc thực hiện cam kết với Tuyên ngôn phục vụ khác hàng.

- Mô hình thông quan điện tử hiện tại đang còn phân tán dẫn đến mất nhiều thời gian cho việc xây dựng, triển khai, nâng cấp các hệ thống (do phải triển khai tại nhiều điểm); yêu cầu số lượng cán bộ CNTT có trình độ cao trong toàn Ngành nhiều để đảm bảo duy trì hệ thống theo mô hình xử lý phân tán; việc duy trì bảo dưỡng các hệ thống gặp rất nhiều khó khăn; thông tin không đồng bộ giữa các cấp do việc truyền nhận thông tin phụ thuộc rất nhiều vào con người và thời điểm thực hiện; yêu cầu băng thông của mạng rất cao nhưng chỉ vào giờ cao điểm phục vụ truyền/ nhận thông tin (các thời điểm khác trong ngày ít sử dụng). Điều này dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng mạng WAN; khó khăn cho việc tích hợp các hệ thống;

2.5.3.2. Những tồn tại về quy trình nghiệp vụ Hải quan

Chỉ mới triển khai quy trình nghiệp vụ đối với 3 loại hình: kinh doanh, gia công và sản xuất xuất khẩu. Một số loại hình khác như hàng hoá đưa ra, vào doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá đưa ra, vào kho ngoại quan… TCHQ chưa ban hành quy trình.

Một số quy định nghiệp vụ chưa hợp lý với điều kiện thực tế về nguồn lực và cách thức thực hiện. Ví dụ: các tiêu chí quản lý rủi ro chưa đảm bảo để thực hiện thông quan tự động, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho việc triển khai TTHQĐT;

chưa quy định cụ thể chi tiết về tính pháp lý chứng từ điện tử như: khuôn mẫu, nội dung chuyển tải (từ chứng từ giấy sang dạng điện tử), hình thức (dạng thông tin dữ liệu, scan từ chứng từ giấy gốc), dấu hiệu pháp lý, …) dẫn đến khi công chức tác nghiệp, mặc dù doanh nghiệp đã chuyển chứng từ giấy sang form khai điện tử trên hệ thống, nhưng phải scan thêm hình ảnh từ chứng từ giấy và khai báo đính kèm tờ khai điện tử trên hệ thống để đối chiếu…; Theo quy định về bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa phải có 01 bản chính Bản kê chi tiết hàng hoá, trong trường hợp hàng

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 87

hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất. Tuy nhiên nhiều trường hợp hàng hoá XK thuộc luồng xanh hoặc thuộc luồng vàng điện tử nhưng không đóng gói đồng nhất, theo quy định hiện tại phải chuyển sang luồng vàng giấy để yêu cầu nộp bản chính của Bản kê chi tiết hàng hóa dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển luồng không cần thiết, giảm ưu việt của TTHQĐT.

Một số quy định nghiệp vụ chưa thực hiện được hoặc hiệu quả thực hiện chưa cao trong quá trình thí điểm do hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin. Có một số qui định nghiệp vụ không hỗ trợ công tác tin học hóa, tự động hóa: Theo quy định tại Thông tư số 222/2009/TT-BTC, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện cho cả phân luồng, ra các quyết định về kiểm tra sơ bộ thông tin tờ khai, quyết định cho phép chuyển cửa khẩu, quyết định cho nợ chứng từ, quyết định kiểm tra định mức, lấy mẫu…Tuy nhiên, hiện chỉ mới áp dụng QLRR trong phân luồng tờ khai, các lĩnh vực khác TCHQ chưa xây dựng bộ tiêu chí QLRR để hỗ trợ quyết định của Lãnh đạo Chi cục; Quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tự động chưa thực hiện được. Chậm ban hành một số quy định về nghiệp vụ hải quan.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thật sự ổn định, quy trình xử lý các bước nghiệp vụ trên hệ thống chưa phù hợp với quy trình quy định tại Quyết định 2396/QĐ-TCHQ.

Chữ ký số (điện tử) chưa được áp dụng nên chưa ràng buộc được trách nhiệm của người khai hải quan trên phương diện pháp lý.

2.5.3.3. Những tồn tại về cơ sở hạ tầng

Còn tồn tại hiện tượng rớt mạng do chất lượng hạ tầng phía bưu điện nhiều nơi chưa đảm bảo, băng thông không đảm bảo trong giờ cao điểm truyền nhận dữ liệu. Việc khắc phục sự cố mạng của nhà cung cấp chậm, ảnh hưởng đến công tác của các đơn vị.

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 88

Việc mua sắm trang thiết bị chậm so với kế hoạch do việc giao dự toán của Bộ Tài chính cho ngành chậm, nên việc trang cấp cho các đơn vị Hải quan địa phương chậm ảnh hưởng đến công tác của các đơn vị.

Hiện tại các đơn vị Hải quan địa phương vẫn phải sử dụng, tận dụng các máy cũ đã hết khấu hao do vẫn còn thiếu trang thiết bị CNTT. Việc thiếu máy dự phòng phục vụ cho những việc cần độ đáp ứng cao như hệ thống thủ tục Hải quan điện tử.

Tại các đơn vị Cục Hải quan trọng điểm đều đã được trang cấp hệ thống lưu trữ thông tin chuyên dụng và hệ thống an ninh an toàn. Với các Cục Hải quan còn lại đều được trang cấp hệ thống lưu trữ và hệ thống an ninh an toàn nhưng ở mức thấp. Theo kế hoạch trang cấp trang thiết bị CNTT toàn Ngành năm 2010, hệ thống lưu trữ thông tin của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đều được nâng cấp.

Chưa triển khai đầy đủ các giải pháp an ninh an toàn khi mở ra nhiều điểm kết nối Internet phục vụ Hải quan điện tử, mô hình trung tâm dữ liệu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an ninh an toàn.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông chưa đáp ứng được việc triển khai mạng diện rộng WAN nên đường truyền thường bị chậm vào giờ cao điểm.

Hệ thống giám sát chưa được kết nối ở nhiều địa điểm giám sát, tại nhiều đơn vị, công chức sau khi giám sát hàng hoá xong về trụ sở cơ quan hải quan nhập dữ liệu gây mất thời gian cho việc trả tờ khai cho doanh nghiệp phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trên đường.

Cơ sở hạ tầng và công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá thông tin rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác QLRR hiện nay. Hệ thống máy móc, thiết bị tin học, đường truyền đôi khi còn có sự cố trong việc truyền nhận dữ liệu, lỗi hệ thống làm ảnh hưởng đến việc phân luồng hàng hoá.

2.5.3.4. Những tồn tại về nguồn nhân lực

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 89

a) Phía Hải quan:

Chưa có một kế hoạch tổng thể về đào tạo công chức thực hiện thủ tục HQĐT, thiếu hệ thống tài liệu hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ hải quan sử dụng trên Hệ thống công nghệ thông tin dẫn đến số lượng cán bộ công chức hải quan được tập huấn chưa nhiều. Nguồn lực công nghệ thông tin vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Đặc biệt là những vị trí quản lý dự án và quản trị các hệ thống CNTT.

Tại những đơn vị Hải quan ở vùng xa không tuyển được kỹ sư công nghệ thông tin để quản trị hệ thống.

Các công chức sử dụng hệ thống tại các khâu nghiệp vụ thường xuyên thay đổi, luân chuyển cũng gây khó khăn trong việc xử lý các khâu nghiệp vụ trên máy.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin mới chỉ dừng ở đào tạo kỹ thuật cơ bản, thiếu định hướng lâu dài dẫn đến thiếu hụt đội ngũ chuyên gia trình độ cao đặc biệt là khâu phân tích, thiết kế các hệ thống lớn; quản trị dự án;

đảm bảo chất lượng phần mềm. Chưa tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng tuy nhiên chưa có cơ chế chính sách đủ sức thu hút các chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin.

b) Phía doanh nghiệp:

Công tác tuyên truyền giai đoạn đầu chưa tập trung vào đúng đối tượng dẫn tới việc thiếu sự hiểu và ủng hộ chủ trương triển khai thủ tục HQĐT do đó số Doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục HQĐT còn hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa hiểu hết những lợi ích của việc thực hiện thủ tục HQĐT nên chưa mạnh dạn tham gia.

Số lượng tờ khai và trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tỷ lệ thấp do các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tích cực muốn tham gia thủ tục hải quan điện tử vì đã quen với thủ tục hải quan truyền thống không muốn thay đổi, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thường xuyên và chỉ xuất nhập khẩu một số mặt hàng truyền thống, đây là khó khăn trong quá trình triển khai TTHQĐT. Một số

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 90

doanh nghiệp bố trí cán bộ thực hiện công tác khai báo TTHQ điện tử năng lực còn hạn chế, quá trình thực hiện không đúng trình tự các bước thao tác, khai báo thiếu chính xác, không đầy đủ nội dung quy định phải khai báo nên phải thực hiện lại việc khai báo nhiều lần làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hoá hoặc khai báo không thành công phải chuyển sang làm thủ tục hải quan truyền thống.

Số lượng doanh nghiệp đã được tập huấn chưa nhiều; nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp nhiều, thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn không đảm bảo.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua tuy có chú ý nhưng chưa thật hiệu quả, chưa có các giải pháp hỗ trợ lâu dài tiếp theo. Việc hướng dẫn trả lời cho doanh nghiệp tại một số Chi cục chưa đảm bảo, chưa hướng dẫn đầy đủ, chu đáo, làm cho một số doanh nghiệp phàn nàn, phản ứng.

2.5.3.5. Những tồn tại về cơ sở dữ liệu

Kho dữ liệu điện tử phục vụ nghiệp vụ hải quan còn chưa đầy đủ, hoàn thiện về tiêu chí, phương pháp đánh giá và khai thác thông tin, khả năng tích hợp và chất lượng chưa cao. Nguồn thông tin chủ yếu từ trong ngành Hải quan. Dữ liệu chưa tập trung, do đó dữ liệu ở các cấp Hải quan chưa đảm bảo tính đồng bộ, vẫn còn có sự sai lệch: Chưa chuẩn hóa được đầy đủ danh mục chính sách mặt hàng để đưa vào Hệ thống tự động kiểm tra. Hiện nay có rất nhiều yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các Bộ ngành ở nhiều văn bản khác nhau nhưng chưa được chuyển hóa thành bộ tiêu chí QLRR để tự động phân luồng, dẫn đến các chi cục phải thực hiện chuyển luồng nhiều.

Việc chia sẻ khai thác thông tin chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng báo cáo bằng giấy tờ còn nhiều. Chưa có sự trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành và các đơn vị vận tải… để phục vụ kiểm tra chéo thông tin phục vụ thông quan.

Công cụ để lưu trữ, bảo quản, đồng bộ và khai thác dữ liệu chưa tương xứng với tính quan trọng và mức độ an ninh an toàn của cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trịnh Thị Thu Thủy – CB091188 – Quản trị kinh doanh 2 91

Một phần của tài liệu Phân tích ứng dụng của Hệ thống thông tin đối với thủ tục Hải quan (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)