CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu GA SU 9 HOAN CHINH 1213 (Trang 33 - 38)

Tiết 14

Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nguồn gốc những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của loài người (từ 1945 đến nay). Bộ mặt thế giới đã thay đổi rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật hơn nữa thế kỷ qua.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, tổng hợp, phân tích, liên hệ những kiến thức đã học với thực tế.

3. Thái độ:

Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần xác định ra ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học- kỹ thuật mới, sự phát triển trí tuệ không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao của chính con người. Từ đó HS nhận thức được, cần phải cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí vươn lên.

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HS:

GV Một số tranh ảnh về những thnh tựu mới của cuộc cch mạng khoa học - kỷ thuật lần thứ hai.

HS: SGK, tư liệu sưu tầm, bảng nhóm…

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nêu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

3/ Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

MT: Biết được những thành tự chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT

I/ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – Kỹ thuật:

- Từ sau thế chiến II, một cuộc cách mạng

* Hoạt động 1: Cá nhân

GV: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của loài người?

GV: Hướng dẫn HS xem hình 24, con cừu Dolly.

GV: Em cho biết những thành tựu mới về công cụ sản xuất?

GV: Giải thích thêm:

- Các nhà khoa học chế tạo ra các Robott “người máy” đảm nhận những công việc con người không đảm nhận được: Lặn xuống đáy biển (6-7km), làm việc trong các nhà máy điện nguyên tử…

GV: Em hãy cho biết những nguồn năng lượng mới con người đã tạo ra?

GV: Giới thiệu cho HS xem hình 25, Nhật Bản đã sử dụng năng lượng mặt trời rất phổ biến.

GV: Em trình bày về “Cuộc cách mạng xanh” của lòai người?

GV: Những thành tựu về giao thông vận tải và thông tin liên lạc?

GV: Minh họa thêm:

GV: Em biết gì về những thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ?

GV: Minh hoạ thêm và chốt ý

MT: Đánh giá được ý nghĩa – tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng

KH – KT đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và những hệ quả về nhiều mà là không thể lường hết được.

- Những thành tựu chủ yếu của cách mạng KHKT là:

+ Những phát minh to lớn trong lĩnh vực KH cơ bản – toán học, Vật lý, hóa học và sinh học ( cừu Dolly ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gènne người…

+ Những phát minh lớn về về công cụ sản xuất mới như: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,…

+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới rất phong phú như: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

+ Sáng chế những vật liệu mới như:

polimer (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng…

+ Tiến hành cuộc “ cách mạng xanh”

trong nông nghiệp.

+ Những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải và TTLL.

+ Những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.

II/ Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật:

KHKT

* Hoạt động 2: Cả lớp

GV: Em hãy nêu ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ hai?

GV: Em hãy nêu những hậu quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

GV: Tổng kết ý.

- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt vể sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới

4/ Củng cố:

- Nêu những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người.

- Ý nghĩa và hậu quả của cuộc cách mạng này.

5/ Hướng dẫn tự học:

Học bài cũ, làm bài tập.

Chuẩn bị trước bài 13.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 15

Bài 13 : TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Gióp cho HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1945 đến nay. HS cần nắm được: tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, những đặc điểm chủ yếu nhất, là thế giới chia thành 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Thấy được những xu thế phát triển của thế giới hiện nay, khi loài người bước vào thế kỉ XXI.

2.T tởng:

- HS nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên là lực lượng XHCN độc lập dân tộc, dn chủ tiến bộ với một bên là CNĐQ và các thế lực phản động. HS cần nhận thức đựơc Việt Nam hiện nay ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.

3.Kĩ năng;

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích nhận định, đánh giá, so sánh để HS thấy r: mối liên hệ giữa các chương và các bài.. Làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo logic:

Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HS:

GV

HS: SGK, tư liệu sưu tầm, bảng nhóm…

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy nêu những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ hai của loài người? Ý nghĩa của nó?

3/ Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

MT: Trình bày được những nội dung chính của lịch sử thế giới sau Thế chiến II

* Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu?

I/ Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay :

Trong khoảng hơn nửa thế kỷ; giai đoạn lịch sử từ sau 1945 đến năm 2000 đã diễn ra nhiều sự kiện to lớn; quyết liệt và cả những đảo lộn đầy bất ngờ:

- CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều

GV: Em cho biết phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh?

GV: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu phát triển ntn?

GV: Quan hệ quốc tế (từ 1945 đến nay) ntn?

GV: Em cho biết những thành tựu điển hình của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai ? ý nghĩa lịch sử to lớn của nó?

GV: Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại?

GV: Tổng kết.

MT: Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

* Hoạt động 2: Cá nhân.

GV: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay ntn?

HS: Trả lời.

thập niên, hệ thống XHCN thế giới là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển của thế giới.

Nhưng do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống XHCN đã tan rã vào những năm 1989 – 1991.

b. Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latine. Kết quả là hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ. Hơn 100 các quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời, ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nhiều nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội.

c. Sau CTTG thứ II, những nét nổi bật của hệ thống TBCN là:

- Nhìn chung, nền kinh tế các nước TB phát triển tương đối nhanh, tuy không tránh khỏi có lúc suy thoái, khủng hoảng.

- Mỹ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN và theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới.

- Xu hướng liên kết khu vực về kinh tế- chính trị ngày càng phổ biến, điển hình là Liên minh châu Âu ( EU).

d.Về quan hệ quốc tế, sự xác lập của trật tự thế giới hai cực với đặc trưng lớn là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe TBCN và XHCN. Đặc trưng lớn này là nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa thế kỷ XX.

e. Với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng KHKT đã và đưa lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được đối với loài người cùng như mỗi quốc gia, dân tộc.

2. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

GV: Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?

GV chốt ý.

-Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

-Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.

-Dưới tác động của cách mạng KH – CN, hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.

-Nhưng ở nhiều khu vực như Châu Phi, Trung Á,…lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.

=>Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phat triển

4/ Củng cố:

- Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến nay).

- Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”.

- “Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc” vì: Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước mở rộng quan hệ quốc tế. Còn vì hoà bình ở nhiều nơi bị đe doạ bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, tranh chấp lãnh thổ.

- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dan trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt cảu thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại... nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu hơn so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ những không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc

Trong những năm qua, đảng và nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới

5/ Hướng dẫn tự học:

Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu GA SU 9 HOAN CHINH 1213 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w