NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG

Một phần của tài liệu GA SU 9 HOAN CHINH 1213 (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG II VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1939

BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở việt nam lúc đầu ở nửa nước sau đó trên phạm vi cả nước. Quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc. Đường lối kháng chiến sáng tạo của đảng và của ct hcm là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ. Lực lượng cánh sinh tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trong các mặt trận chính trị, quân sự kinh tế ngoại giao, văn hóa giáo dục, âm mưu và thủ đoạn của thực dân pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ( 1946 -1950 ).

2.Tư tưởng:

Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào Dân tộc.

3.Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích nhận định đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng tranh ảnh, phân tích bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HS:

GV -Tranh ảnh lược đồ trong Sgk

-Bản đồ “ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947”.

HS: SGK, tư liệu sưu tầm, bảng nhóm…

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC 1. Kiểm Tra Bài Cũ :

Tại sao ta lại ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3 và tạm ước 14/9/46.

2. Bài mới :

Giới Thiệu Bài Mới : sau khi ký hiệp định và tạm ước là ta đã có một số thuận lợi lên phân tích cực chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Như dự đóan 12/46 kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt bước đầu ta có một số thắng lợi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BI HỌC

MT: giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến Toàn quốc chống thực dân Pháp * Hoạt động 1: Cá nhân

?: Sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 thái độ của Pháp ntn?

?: Chứng cứ về việc Pháp bội ước đó?

HS: Trả lời theo phần chữ in nhỏ sgk trang 103

?: Sau đó chúng làm gì?

I/ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19-12-1946)

1.Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:

- Sau khi kí Hiệp định Sơ Bộ ( 6.3.1946) và Tạm ước 14-9-1946:

Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội ( 12.1946).

- 18.12.1946, quân Pháp gửi Tối

HS: 18-12-1946 gửi Tối hậu thư buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ…

GV: Phân tích khẳng định

?: Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương ntn?

GV: Gọi 1 HS đọc đoạn trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịc

?: Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân cả nước đã làm gì?

GV: Đêm 19-12-1946 kháng chiến Toàn quốc bắt đầu. Kể cho HS nghe chi tiết ngay trong đêm 19-12-1946 ở Hà Nội  Đêm 19-12-1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ

MT: trình bày được nội dung cơ bản của đường lối chống Pháp của ta

* Hoạt động 2: Cá nhân

?: Vì sao ta chủ động đánh địch và mở đầu là

Hậu thư đòi giái tán lực lượng tự vệ chiến đấu…nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20.12.1946.

- Trước t/h đó, BTVTW Đảng họp ( 18 và 19.12.1946), quyết định phát động Toàn quốc kháng chiến.

- Tối 19.12.1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn Quốc kháng chiến.

- Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong các văn kiện:

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến”

của BTVTW Đảng và tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi”

của Tổng bí thư Trường Chinh (9.1947).

Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế. tập trung vào 2 nội dung:

+ Kháng chiến Toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.

+ Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao…

II/ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16

cuộc chiến đấu ở đâu? Và diễn ra ntn?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Gọi 1 HS đọc phần chữ in nhỏ sgk trang 105

GV: Giải thích tranh hình và giải thích về “ tinh thần quyết tử” cho “ Tổ quốc quyết sinh”

?: Cuộc chiến đấu ở Nam Định, Huế, Đà Nẵng ra sao?

MT: trình bày được những nét chính sự chiến đấu anh dũng của Thủ đô Hà Nội và các đô thị vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.

* Hoạt động 3: Nhóm

?

Thảo luận nhóm: Cả lớp chia 2 nhóm theo 2 dãy bàn

N1: Ta tiến hành cuộc tổng di chuyển ntn?

Vì sao?

N2: Ta đã chuẩn bị những gì cho cuộc chiến đấu?

Sau 4’ thảo luận GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung

GV: Chốt ý, ghi bảng

- Tại Hà Nội cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Bông, …Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ghìn tên địch, giam chân địch ở trong thành phố… đến đêm 17.2.1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.

- Tại các thành phố khác như: Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quân ta tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch ở đây.

=>- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, chặn đứng âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của P,làm giảm bước tiến của chúng tạo điều kiện cho Đảng chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.

III/ Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài

- Cuối 11. 1946, để chuẩn bị cho kháng chiến, ta tiến hành đợt tổng di chuyển máy móc thiết bị, hàng hóa đến nơi an toàn. Đồng thời, ta tiến hành “ tiêu thổ kháng chiến”.

- Sau khi hoàn thành việc di chuyển, nhà nước tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài:

+ Về chính trị, chia nước ta 12 khu hành chính và quân sự.

+ Về quân sự, tích cực huy động mọi người tham gia lực lượng chống Pháp, vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch.

+ Về kinh tế, chính phủ ban hành

chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, thành lập Nha tiếp tế,…

+ Về giáo dục, phong trào bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

4/ CỦNG CỐ:

Nguyên nhân của kháng chiến toàn quốc?

5/ DẶN DÒ:

Vẽ Lược Đồ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 31

Một phần của tài liệu GA SU 9 HOAN CHINH 1213 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w