Rủi ro tín dụng trong NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh​ (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 5 1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng TMCP

1.1.2. Rủi ro tín dụng trong NHTM

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết - theo Quyết định số 22/VBHH-NHNN ngày 04/6/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết - theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể bị mất khả năng trả nợ một khoản vay, khi ngân hàng mới chỉ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng được xem là hoàn thành khi mà ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi.

Khi thực hiện giao dịch ngân hàng, từ lúc bắt đầu giải ngân và đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành.

Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa

đựng rủi ro tín dụng. Khi quyết định cấp tín dụng ngân hàng không biết chắc được khả năng có thu hồi được khoản tín dụng hay sẽ gặp phải rủi ro tín dụng.

Rủi ro trong ngân hàng thương mại có xu hướng tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra, có thể khiến ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn và nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.”

b) Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, có thể phân thành hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Rủi ro do nguyên nhân khách quan là rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan là rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay.

* Các nguyên nhân chủ quan - Nguyên nhân từ phía ngân hàng

+ Do trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức cán bộ yếu kém. Trình độ của cán bộ tín dụng kém hoặc cán bộ có trình độ nhưng cố tình làm sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của khoản vay, từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Do chính sách tín dụng của ngân hàng chưa rõ ràng. Chính sách tín dụng khoa học là chính sách được đề ra dựa trên mục tiêu, chiến lược của ngân hàng, quy chế cho vay của NHNN. Chính sách tín dụng không rõ ràng cũng như không phù hợp với mục tiêu, chiến lược của ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, chưa phát huy đúng tác dụng.

Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một ngân hàng, tuy nhiên công tác này lại chưa được coi trọng đúng mức, tại nhiều ngân hàng việc kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mang tính hình thức.

+ Công tác quản lý sau khi cho vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chưa được coi trọng. Điều đó dẫn đến nhiều trường hợp vốn vay bị sử dụng sai mục đích, gây ra rủi ro cho khoản vay.”

+ “Ngân hàng buông lỏng quy trình quản trị rủi ro để chạy theo doanh thu. Để mở rộng tín dụng, tăng doanh thu nhiều ngân hàng đã nới lỏng các quy định về cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Các NHTM chưa có được sự hợp tác chặt chẽ, vai trò của CIC chưa phát huy hiệu quả. Do thiếu sự trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng sử dụng một tài sản làm tài sản đảm bảo để cho vay, cho khách hàng vay vượt quá giới hạn cho phép.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

+ Do khả năng quản lý, tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch. Do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, nếu các doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán trả nợ sẽ dẫn đến nợ quá hạn đối với ngân hàng. Những doanh nghiệp năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có ít, nguồn vốn bên ngoài, vốn vay là chủ yếu sẽ phải chịu lãi suất cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán khi đến kỳ trả nợ.

+ Sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng sử dụng vốn khác với mục đích đã đưa ra trong hợp đồng tín dụng, dẫn đến nguồn trả nợ không được đảm bảo, có khả năng gây ra nợ quá hạn, lãi treo.

+ Khách hàng không chủ động trả nợ vay: Có trường hợp khách hàng cố tình không thanh toán cho ngân hàng khi nguồn tiền để trả nợ về mà sử dụng vốn để quay vòng vào mục đích khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến rủi ro tín dụng xuất hiện.

* Các nguyên nhân khách quan

- Do tác động của môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về nền kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất đình trệ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

- Do môi trường pháp lý: Những sự thay đổi về cơ chế, chính sách có thể đặt doanh nghiệp vào tình huống khó khăn trong hoạt động kinh doanh, kéo theo hoạt

động tín dụng của ngân hàng có nguy cơ thiệt hại.

- Do điều kiện tự nhiên: Khi gặp các biến cố bất thường của tự nhiên như động đất, bão lũ,… sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, vai trò quản lý của NHNN còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động ngân hàng còn thiếu kiên quyết, không phát huy được tác dụng trong quá trình kiểm soát rủi ro.”

“Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đối với các nguyên nhân từ phía ngân hàng thì cần tìm biện pháp khắc phục để hạn chế rủi ro. Đồng thời ngân hàng cần phải nắm bắt sát sao tình hình hoạt động của khách hàng để giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng. Đối với những nguyên nhân bất khả kháng thì ngân hàng cần dự phòng bù đắp rủi ro đầy đủ để phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất do rủi ro mang lại. Các ngân hàng cần phải có biện pháp để hạn chế rủi ro ở một tỷ lệ thấp có thể chấp nhận, kiểm soát được.”

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh​ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)