Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh​ (Trang 96 - 102)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD

3.3.3. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành địa phương và Chính phủ

- “Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng bộ cho hoạt động Ngân hàng.

Một hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, chính xác, đồng bộ trong lĩnh vực hoạt động tín dụng và các lĩnh vực có liên quan như các quy định về đất đai, quy định về bảo đảm tiền vay… sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng. Để hoạt động tín dụng được thực hiện một cách chính xác, hiệu quả, đảm bảo an toàn khách quan cho hoạt động Ngân hàng thì đòi hỏi cần có hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, dễ hiểu. Cần hoàn thiện các quy định về cơ sở pháp lý và vấn đề xử lý tài sản đảm bảo:

Quy định về cơ sở pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những điều hết sức cần thiết hiện nay đối với các Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Chính phủ cần sớm có các quy định chi tiết về vấn đề đấu giá tài sản, trình tự và thủ tục, thời hạn bán tài sản thế chấp, cụ thể hóa quy trình khởi kiện cũng như việc xét xử và xử lý tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi

được nợ nhanh nhất và nhiều nhất các tài sản gán nợ.

- Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo chính quyền các cấp hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế và nhân dân;

định kỳ hàng quý thông báo khung giá đất theo giá thị trường đối với từng khu vực, địa phương trong toàn quốc để người vay và Ngân hàng có căn cứ định giá tài sản đảm bảo với Ngân hàng.

- Mở rộng, phát triển nghiệp vụ mua bán nợ, xã hội hóa thị trường mua bán nợ này. Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp Khách hàng và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo cho Khách hàng và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dưa, kéo dài.

Hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài chính đã thành lập Công ty mua bán nợ. Tuy nhiên Công ty mua bán nợ của Bộ Tài Chính chưa thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong hoạt động mua bán nợ, hầu hết các khoản nợ của Ngân hàng sau khi được bán nợ cho Công ty này đều được uỷ thác lại cho các Công ty mua bán nợ khác. Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các quy định pháp lý, cần xã hội hóa nghiệp vụ mua bán nợ, có thể cho thí điểm thành lập công ty mua bán nợ dưới hình thức cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, tạo hành lang cần thiết cho các giao dịch mua bán nợ cũng như các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ của các Khách hàng.”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, tác giả đã trình bày được định hướng hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank trong thời gian tới. Từ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đã được phân tích ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Vietcombank để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD tại ngân hàng Vietcombank.

PHẦN KẾT LUẬN

“Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng.

Khi đó, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu. Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng để tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.

Hiện nay, lợi nhuận thu được của các NHTM tại Việt Nam chủ yếu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn song hành với rủi ro, tiềm ẩn nhiều rủi ro có nguy cơ mất vốn, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, bởi hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh, thông tin về khách hàng thiếu minh bạch, chưa có cơ chế giám sát hiệu quả. Hơn nữa, tại các ngân hàng còn chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, một số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đang trong quá trình thử nghiệm và mới đưa ra thị trường, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao. Vì vậy mà hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định cả về mặt lý luận và thực tiễn, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Từ đó có thể nghiên cứu và thực hiện được các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM góp phần giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Trên cơ sở tổng hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng KHCN và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng cá nhân và QTRRTD đối với KHCN tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM.

Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN cũng như Ngân hàng Vietcombank về việc quản trị rủi ro tín dụng.

Vì thời gian có hạn, kiến thức còn bị hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là TS. Ngô Quang Huân người hướng dẫn khoa học, cùng toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp ước Basel II.

2. Luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

3. Luật số 47/2010/QH12 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 ở Việt Nam.

4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM, 2016, 2017, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đại Dương, 2015. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh VID PUBLIC BANK thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hải Phòng.

6. Nguyễn Đỗ Thiện Hải, 2016. Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính, Hà Nội: NXB Tài chính, Học viện Tài chính.

8. Nguyễn Quang Hiện, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

9. Nguyễn Thị Hoài Lê và Nguyễn Lê Cường, 2015. Bài giảng gốc Nguyên lý quản trị rủi ro, Hà Nội: NXB Tài chính, Học viện Tài chính.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Hà Nội: NXB Thống Kê.

11. Phan Thị Thu Hà và cộng sự, 2016. Bài giảng Quản trị rủi ro, Hà Nội:

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng.

13. Trần Huy Hoàng, 2012. Quản trị Ngân hàng, Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

14. Trần Thanh Phúc, 2016. Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP và Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung, Tạp chí Công thương số 4+5 – Tháng 4/2017.

15. Võ Thị Soa, 2016. Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh tp hồ chí minh​ (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)