CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
2.1.3. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN TP.HCM giai đoạn 2016-2018
a) Quy trình tín dụng ngân hàng
“Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng gồm nhiều giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định.
- Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Ngân hàng sẽ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để lập ra hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh.
- Bước 2: Phân tích đánh giá tín dụng. Căn cứ vào hồ sơ vay vốn, ngân hàng tiến hành phân tích đánh giá các mặt của khách hàng và khoản vay, đưa ra báo cáo kết quả thẩm định khoản vay. Khi phân tích tín dụng ngân hàng cần phân tích của khách hàng như về năng lực vay nợ, về uy tín của khách hàng, về khả năng sinh lời, tài sản thế chấp. Sau đó ngân hàng sẽ phải phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng qua các năm như đánh giá các khoản mục tài sản, đánh giá nguồn vốn và vốn chủ sở hữu, đánh giá báo cáo lợi tức,… để có thể đánh giá chính xác nhất về khả năng trả nợ của khách hàng.
- Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Sau khi quá trình phân tích tín dụng kết thúc, bộ phận phân tích tín dụng chuyển tờ trình đề xuất cho vay cùng biên bản thẩm định. Trong giai đoạn này, ngân hàng phân cấp thực hiện quyền ra quyết định tín dụng. Đối với món vay nhỏ có thể giao cho lãnh đạo bộ phận tín dụng ra quyết định, đối với món trung bình thì hội đồng cho vay cấp chi nhánh ra quyết định và hội đồng cho vay tại hội sở chính sẽ ra quyết cho vay đối với những món vay lớn.
Nếu ngân hàng đồng ý cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng không đồng ý cho vay thì cần có thông báo từ chối và có lý do cụ thể gửi tới khách hàng.
- Bước 4: Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ chứng từ: Chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn lên bộ phận quản trị tín dụng để thẩm định lại tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay.
- Bước 5: Giải ngân: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Khi thực hiện giải
ngân, cán bộ tín dụng phải luôn chú ý tới nguyên tắc tiền vay chi ra phải luôn có hàng hóa đối ứng và tiền vay sử dụng phù hợp với mục đích vay trong hợp đồng tín dụng. Tùy thuộc hình thức và quy mô của món vay mà ngân hàng sẽ áp dụng phương thức giải ngân phù hợp giải ngân một lần hay giải ngân nhiều lần.
- Bước 6: Các nghiệp vụ sau giải ngân: Giám sát và thanh lý hợp đồng.
Giám sát tín dụng được ngân hàng thực hiện từ khi ngân hàng bắt đầu giải ngân với nội dung chủ yếu là theo dõi việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng của khách hàng. Ngân hàng tiến hành giám sát, theo dõi khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích.
Thanh lý hợp đồng và thu nợ: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phương thức trả tiền vay và được quy định trong hợp đồng. Việc trả nợ cũng có thể thực hiện theo nhiều cách như trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay, trả theo tài khoản vãng lai… Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục hoàn trả lại TSĐB tiền vay cho khách hàng. Khi khách hàng không trả đủ số nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển số nợ đó qua nợ quá hạn.
b) Quy mô, cơ cấu số dư cấp tín dụng
Việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung không chỉ giúp Vietcombank - chi nhánh TP.HCM kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức thấp so với bình quân của hệ thống ngân hàng mà còn giúp chi nhánh kiểm soát việc mở rộng danh mục các khoản cho vay và tăng trưởng dư nợ tín dụng. Cụ thể tổng dư nợ tại ngày 31/12/2017 là 54.343.445 triệu đồng, tăng lên 8.262.605 triệu đồng so với năm 2016, tương đương tăng lên 17,9%. Tổng dư nợ năm 2018 là 63.186.674 triệu đồng, tăng lên 8.843.229 triệu đồng so với năm 2017, tương đương tăng 16,3%. Dự kiến đến 30/6/2019 tổng dư nợ tại chi nhánh là 69.543.791 triệu đồng. Như vậy, trong hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn và chuyển dịch theo hướng hợp lý giảm tỷ trọng cho vay, tăng dần tỷ trọng hoạt động cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, hoạt động cấp bảo lãnh chiếm tỷ trọng không cao, do vậy cần có những biện pháp tăng trưởng hoạt động cấp bảo lãnh để hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.”
* Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ:
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu
năm 2019 2017/2016 2018/2017
Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%)
Nhóm 1 44.646.588 53.244.251 62.186.267 68.442.593 8.597.663 19,3 8.942.016 16,8
Nhóm 2 742.018 478.325 378.108 387.845 (263.693) -35,5 (100.217) -21,0
Nhóm 3 135.950 68.422 29.178 166.956 (67.528) -49,7 (39.244) -57,4
Nhóm 4 134.718 358.426 116.052 70.229 223.708 166,1 (242.374) -67,6
Nhóm 5 421.566 194.021 477.069 476.168 (227.545) -54,0 283.048 145,9
Tổng 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791 8.262.605 17,9 8.843.229 16,3 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh TP.HCM)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2018
* Cơ cấu dư nợ theo khách hàng
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu
năm 2019 2017/2016 2018/2017
Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%)
Tổ chức 34.434.518 36.565.645 39.598.272 43.809.290 2.131.127 6,2 3.032.627 8,3 Cá nhân 11.646.322 17.777.800 23.588.402 25.734.501 6.131.478 52,6 5.810.602 32,7 Tổng 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791 8.262.605 17,9 8.843.229 16,3
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh TP.HCM)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
* Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay của Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu
năm 2019 2017/2016 2018/2017
Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%)
Nợ ngắn hạn 26.009.556 30.336.694 34.221.290 37.305.155 4.327.138 16,6 3.884.596 12,8 Nợ trung hạn 5.376.718 5.652.952 5.331.011 5.119.409 276.234 5,1 (321.941) -5,7 Nợ dài hạn 14.694.566 18.353.799 23.634.373 27.119.227 3.659.233 24,9 5.280.574 28,8 Tổng 46.080.840 54.343.445 63.186.674 69.543.791 8.262.605 17,9 8.843.229 16,3
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank - chi nhánh TP.HCM)
c) Quy mô, cơ cấu hoạt động cho vay
- Năm 2016 tiếp tục là một năm khó khăn đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Trong tình hình đó, chi nhánh xác định nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường kiểm soát và điều hành hoạt động tín dụng bám sát giới hạn và nguồn vốn huy động, cơ cấu được trung ương giao; Tiếp tục cải thiện cơ cấu tín dụng, tái cấu trúc danh mục tín dụng hướng tới sự phát triển bền vững; Ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, bán lẻ; Kiểm soát quy mô tăng trưởng khối khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt cơ cấu trung và dài hạn.
Quy mô: Đến 31/12/2016 tổng dư nợ đạt 46.080.840 triệu đồng. Trong đó:
dư nợ cho vay KHDN đạt: 34.434.518 triệu đồng chiếm 74,7%/TDN, dư nợ cho vay KHCN đạt: 11.646.322 triệu đồng chiếm 25,3%/TDN; Lợi nhuận trước thuế đạt 1.906.253 triệu đồng, chủ yếu giải ngân cho các công trình, dự án, các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân... góp phần xác lập cân đối vĩ mô, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và cá nhân.
- Năm 2017 chi nhánh tập trung kiểm soát và điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, bám sát giới hạn được HSC giao; Lựa chọn phát triển các khách hàng tốt có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ưu tiên kỳ hạn ngắn, các lĩnh vực theo định hướng chỉ đạo của NHNN: Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và khắc phục hậu quả bão lũ. Tiếp tục cải thiện cơ cấu tín dụng, tái cấu trúc danh mục tín dụng hướng tới sự phát triển bền vững theo định hướng giai đoạn 2020-2025. Giảm dần độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, nhóm khách hàng liên quan, tăng cường quy mô tín dụng khối khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng bán lẻ, KHCN. Các chỉ tiêu cơ bản về quy mô, chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển ổn định và đạt mục tiêu đề ra, góp phần tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.
Quy mô: Đến 31/12/2017 tổng dư nợ đạt 54.343.445 triệu đồng. Trong đó:
dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt: 36.565.645 triệu đồng chiếm 67,3%/TDN, tăng lên không đáng kể 2.131.127 triệu đồng, tương đương tăng 6,2%
so với năm 2016 phù hợp với định hướng của hệ thống; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt: 17.777.800 triệu đồng chiếm 32,7%/TDN, tăng lên 6.131.478 triệu đồng, tương đương tăng 52,6% so với năm 2016.
- Năm 2018, trong giới hạn và cơ cấu chỉ tiêu tín dụng được giao, chi nhánh đã triển khai đồng bộ, linh hoạt các biện pháp theo chỉ đạo của HSC, áp dụng kịp thời các cơ chế khuyến khích trong hoạt động tín dụng, khai thác tối đa nhu cầu từ nền khách hàng hiện có, tập trung vào các đối tượng có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm phát triển khách hàng mới tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; Ưu tiên gia tăng dư nợ trong các lĩnh vực: khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và khắc phục hậu quả bão lũ… theo định hướng của NHNN, chủ yếu tập trung phát triển kỳ hạn ngắn phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng và ưu tiên gia tăng phát triển tín dụng bán lẻ, khách hàng cá nhân. Về cơ bản, hoạt động tín dụng năm 2018 của chi nhánh đạt kết quả khá toàn diện và tích cực với quy mô tăng trưởng tốt, chất lượng được đảm bảo, các tỷ lệ cơ cấu về kỳ hạn, nhóm nợ, khách hàng, loại tiền, ngành nghề được kiểm soát theo đúng định hướng.
Quy mô: Đến 31/12/2018 tổng dư nợ đạt 63.186.674 triệu đồng. Trong đó:
dư nợ cho vay KHDN đạt: 39.598.272 triệu đồng chiếm 62,7%/TDN, tăng lên 3.032.627 triệu đồng, tương đương tăng 8,3% so với năm 2017; dư nợ cho vay KHCN đạt: 23.588.402 triệu đồng chiếm 37,3%/TDN, tăng lên 5.810.602 triệu đồng, tương đương tăng 32,7% so với năm 2017.
- Dự kiến đến nửa đầu năm 2019, Vietcombank chi nhánh TP.HCM vẫn đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng đến các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố. Tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2019 đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 43.809.290 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63% tổng dư nợ. Tổng dư nợ đối với khách
hàng cá nhân đạt 25.734.501 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37% tổng dư nợ.
d) Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank CN TP.HCM Bảng 2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietcombank - chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2016-2019
ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu
năm 2019 Tổng tài sản 118.190.262 155.293.992 161.103.984 168.398.183 Lợi nhuận trước thuế 1.906.253 2.520.302 4.059.827 2.511.871 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank - Chi nhánh TPHCM
Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
Tổng tài sản 37.103.730 31,4 5.809.992 3,7 Lợi nhuận trước thuế 614.049 32,2 1.539.524 61,1 Trong 03 năm qua, Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM đã có nhiều đổi mới và phát triển mạnh mẽ; đảm bảo an toàn hoạt động, tăng trưởng trên mọi phương diện và hiệu quả hoạt động được giữ vững, uy tín và hình ảnh thương hiệu Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM ngày càng được gia tăng. Tốc độ tăng trưởng tài sản của Vietcombank - Chi nhánh TP.HCM năm 2016 là 118.190.262 triệu đồng, đến năm 2017 tổng tài sản là 155.293.992 triệu đồng, tăng lên 37.103.730 triệu đồng, tương ứng tăng 31,4% so với năm 2016. Năm 2018 tổng tài sản là 161.103.984 triệu đồng, tăng lên 5.809.992 triệu đồng, tương ứng tăng 3,7% so với năm 2017. Tổng tài sản ước tính đến tháng 6 năm 2019 là 168.398.183 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm giai đoạn 2016-2018 đều tăng. Năm 2016 Lợi nhuận trước thuế tại Chi nhánh TP.HCM là 1.906.253 triệu đồng, đến năm 2017 lợi nhuận trước thuế là 2.520.302 triệu đồng, tăng lên 614.049 triệu đồng, tương ứng tăng 32,2% so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận trước thuế là 4.059.827 triệu đồng, tăng lên 1.539.524 triệu đồng, tương ứng tăng lên 61,1% so với năm 2017. Lợi nhuận của Chi nhánh ngày càng tăng là do Ngân hàng hoạt động
tín dụng và các dịch vụ khác có hiệu quả, tỷ lệ dự phòng, rủi ro tín dụng ngày càng giảm, tỷ lệ nhóm nợ xấu cũng giảm mạnh làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đáng kể do NH đã từng bước áp dụng hiệu quả Basel II trong công tác QTRRTD.