Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 1. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 29 - 32)

1.3. NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HểA HỌC VÀO THỰC TIỄN

1.3.4. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 1. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

(1) Các khái niệm cơ bản

Khái niệm thực tế, thực tiễn: Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Thực tế là tổng thể nói chung những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, về mặt có quan hệ với đời sống con người”. Và “Thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội (nói tổng quát)” [83].

Khái niệm ứng dụng, vận dụng: Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Ứng dụng là đem lí thuyết dùng vào thực tiễn”. Và “Vận dụng là đem tri thức, lí luận dùng vào thực tiễn” [83].

(2) Các giai đoạn của quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Theo Lương Việt Thái, các giai đoạn của quá trình vận dụng kiến thức vào TT hay GQVĐ TT được khỏi quỏt như sau: Phỏt hiện/ xỏc định rừ vấn đề TT cần giải quyết; Chuyển vấn đề TT thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán khoa học, các sản phẩm mong muốn); Thu thập thông tin và phân tích; Đưa ra (các) phương án giải quyết. Chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương án lựa chọn. Hành động theo phương án đã chọn để GQVĐ; Khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình; ĐG cách làm của mình và đề xuất những cải tiến mong muốn [58].

1.3.4.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

(1) Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

Theo Tâm lí học, để có một loại NL nào đó phải có một loại hoạt động.

VDKTHH vào TT là một loại hoạt động riêng, phổ biến và rất cần thiết trong đời sống. Theo chúng tôi,

NL VDKTHH vào TT là khả năng người học huy động, sử dụng những kiến thức, KN hóa học đã học trên lớp hoặc qua trải nghiệm thực tế cuộc sống, cùng với thái độ tích cực để giải quyết tốt những vấn đề mới, tình huống mới trong TT liên quan đến hóa học.

Khi một kiến thức đã học được vận dụng và vận dụng thành công thì kiến thức đó mới thực sự là của người học. Điều này vừa là mục đích, vừa cần thiết trên các phương diện đối với người học và nó là mục tiêu quan trọng của mọi nền giáo dục.

Đối với môn Hóa học, VDKTHH vào TT thể hiện ở các mặt: TT đời sống (sử dụng khoa học, hợp lí các thành tựu của hóa học hướng đến mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả), TT sản xuất (áp dụng các nguyên lí, định luật…hóa học vào sản xuất để tạo ra công cụ, của cải, vật chất,... phục vụ và nâng cao chất lượng đời sống con người), TT nghiên cứu và sáng tạo (sử dụng những thành tựu đã có của Hóa học và các khoa học khác để sáng tạo ra các giá trị mới có nghĩa đối với nhân loại).

Đối với giỏo dục phổ thụng, VDKTHH vào TT thể hiện rừ nột hơn ở mặt TT đời sống. Nghĩa là HS cần phải biết cách sử dụng khoa học, hợp lí các thành tựu của hóa học hướng đến mục tiêu an toàn, tiết kiệm hiệu quả.

(2) Mô tả năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Theo các tác giả trong tài liệu [15], NL VDKTHH vào cuộc sống cho HS THPT được mô tả như sau:

Bảng 1.1. Mô tả NL VDKTHH vào cuộc sống Mô tả năng lực Các mức độ thể hiện a) Có NL hệ thống

hóa kiến thức

a) Có NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rừ đặc điểm, nội dung, thuộc tớnh của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

b) NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống TT

b) Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức húa học cú ý thức rừ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

c) NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề các lĩnh vực khác nhau

c) Phỏt hiện và hiểu rừ được cỏc ứng dụng của húa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường

d) NL phát hiện các d) Tìm mối liện hệ và giải thích được các hiện tượng trong

vấn đề trong TT và sử dụng kiến thức để giải thích

tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên môn khác.

e) NL độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề TT

e) Chủ động sáng tạo lựa chọn PP, cách thức GQVĐ. Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống TT và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó.

(3) Cách thức xác định các cấp độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Mức độ vận dụng (GQVĐ TT) tuỳ vào khả năng của từng HS, từ thấp tới cao, từ ứng dụng một cách máy móc đến sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn, từ giải quyết những vấn đề, bài toán tương tự gần gũi tới việc giải quyết những vấn đề phức tạp và những bài toán hắc búa, từ vận dụng để GQVĐ mang tính kiến thức đơn lẻ sang GQVĐ phức hợp liên quan tới sự vận dụng nhiều môn học hay để giải quyết cả những vấn đề của đời sống và nghề nghiệp đặt ra cho người học.

Có những cách tiếp cận khác nhau để xác định các cấp độ NL vận dụng kiến thức vào TT của HS [58]:

• Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng, có thể xác định các mức độ sau: HS chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học; hoặc HS cần vận dụng một vài kiến thức khoa học để GQVĐ.

• Theo mức độ quen thuộc hay sáng tạo: HS phải GQVĐ trong các tình huống mà cỏc vấn đề và giải phỏp mong muốn được rừ ràng và hiển nhiờn; cỏc vấn đề và giải phỏp mong muốn ớt rừ ràng; đũi hỏi cỏch tiếp cận sỏng tạo để đạt được kết quả.

• Theo mức độ tham gia của HS trong GQVĐ: Tùy từng nhiệm vụ khó hay dễ để xác định mức độ tham gia của HS.

1.3.4.3. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh

Việc quan tâm phát triển NL VDKTHH vào TT cho HS trong dạy học hóa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này giúp HS:

- Nắm vững kiến thức, có khả năng liên hệ, liên kết giữa các kiến thức bởi những vấn đề TT thường liên quan tới không chỉ một kiến thức khoa học.

- Có khả năng vận dụng các kiến thức, KN vào cuộc sống, công việc - giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”. Đồng thời, giúp đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS; HS xây dựng được thái độ học tập đúng đắn, PP học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, NL TH.

- Xây dựng cho HS những KN quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành PP nghiên cứu khoa học. Đồng thời, các kiến thức TT cũng giúp HS phát triển KN nghiên cứu TT và KN tư duy để giải thích các hiện tượng TT, luôn chủ động trong cuộc sống [58].

Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về LTKT và NL TH, NL VDKTHH vào TT thấy rằng có mối liên hệ giữa dạy học theo LTKT và vấn đề phát triển NL TH, NL VDKTHH vào TT cho HS. Mối liên hệ thể hiện trên hình 1.6.

Hình 1.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa LTKT và việc phát triển NL cho học sinh LTKT nhấn mạnh đến ba vấn đề: Thứ nhất, vai trò tích cực của HS trong học tập để kiến tạo tri thức. Đây là cơ sở để phát triển NL TH cho HS; thứ hai, các quan niệm sẵn có của HS (những quan niệm gần gũi, TT). Đây là cơ sở để phát triển NL VDKTHH vào TT cho HS; thứ ba, tương tác và bối cảnh xã hội. Điều này sẽ tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho việc phát triển NL nói chung cũng như NL TH, NL VDKTHH vào TT nói riêng của HS.

1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w