Mức 3 Mức 2 Mức 1 1 Phát hiện các tình huống TT

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 115 - 120)

2 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống TT.

3 Lập/xây dựng kế hoạch thực hiện.

4 Đưa ra các lí luận/hành động cụ thể giải quyết tình huống TT

5 Kiến tạo tri thức mới, TT.

6 Đánh giá vấn đề

(2) Thiết kế phiếu hỏi

Mục đích

Phiếu hỏi (bảng hỏi) là tập hợp các tiêu chí/chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác thông tin về thái độ của HS trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của GV.

GV xử lí kết quả phiếu hỏi để xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi HS. Từ đó GV sẽ có những điều chỉnh thích hợp để giúp HS tiến bộ.

Quy trình thiết kế phiếu hỏi

- Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, thời điểm phỏng vấn hoặc phát phiếu hỏi.

- Bước 2: Xác định các tiêu chí ĐG, thiết kế các câu hỏi và các phương án lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic.

Ví dụ:

PHIẾU HỎI HỌC SINH

(Về việc học tập môn Hóa học 10 theo lí thuyết kiến tạo) Họ và tên:………Lớp:…… Trường:………..……..

Em hãy vui lòng chọn và tích vào chữ A, B, C, D (có thể chọn nhiều hơn một phương án) theo yêu cầu câu hỏi hoặc cho biết ý kiến của mình. Xin cảm ơn!

1. Cảm nhận của em về những tiết học mà mình có cơ hội chủ động, tích cực tự xây dựng kiến thức cho bản thân không?

A. Rất hứng thú. B. Hứng thú.

C. Bình thường. D. Không hứng thú.

2. Những kiến thức hóa học được thầy/cô nêu dưới dạng các vấn đề thiết thực, gần gũi làm em thấy

A. việc học tập trở nên đơn

giản, nhẹ nhành hơn. B. liên hệ được nhiều kiến thức thực tế hơn.

C. dễ hiểu bài hơn. D. không có gì khác biệt.

3. Việc cả nhóm tự tìm hiểu và thiết kế sản phẩm cho môn học làm em cảm thấy A. độc lập, tự chủ và có

trách nhiệm hơn với công việc.

B. hứng thú học tập hơn vì được mở mang thêm nhiều kiến thức thực tế.

C. bình thường như mọi nhiệm vụ khác mà GV giao.

D. mất thời gian vì thi cử ít vào phần này.

4. Cảm nhận của em về việc thầy/cô đổi mới PP kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS là A. kết quả đó chính xác

hơn.

B. kích thích được HS nỗ lực học tập hơn.

C. không có gì thay đổi. D. ngoài ĐG còn giúp HS tiến bộ.

5. Nội dung ebook Hóa học 10

A. có đầy đủ kiến thức SGK. B. chính xác, khoa học.

C. phong phú, hấp dẫn. D. chưa đạt yêu cầu.

6. Ebook hóa học 10 được trình bày

A. khoa học, hợp lý. B. theo cách tiếp cận kiến thức dễ hiểu.

C. đẹp, hấp dẫn. D. chưa đạt yêu cầu.

7. Ebook hóa học 10 giúp em

A. biết cách định hướng

nghiên cứu bài học. B. thu được khối lượng kiến thức phong phú, thiết thực.

C. biết cách tự kiểm tra, ĐG kết quả học tập.

D. tăng cường hoạt động học, tích cực động não suy nghĩ.

8. Em thích ebook Hóa học 10 vì A. cách tiếp cận kiến thức

dễ tiếp thu. B. nội dung phong phú, tính tương

tác cao.

C. có nhiều câu chuyện hay. D. có nhiều bài tập TT.

9. Em không thích ebook Hóa học 10 vì A. bài tập, bài kiểm tra còn ít.

B. chưa có trò chơi tìm hiểu về hóa học.

C. không có kênh giải trí (ca nhạc, game…)

D. chưa đầy đủ các chương trong chương trình.

10. Các bài tập có nội dung TT rất phù hợp, vừa với lực học của em.

A. Hoàn toàn đồng ý B. Đồng ý

C. Bình thường D. Không đồng ý

11. Việc hoàn thành các bài tập có nội dung TT giúp em rèn luyện tốt hơn kĩ năng đọc hiểu và giải quyết các vấn đề TT.

A. Hoàn toàn đồng ý B. Đồng ý

C. Bình thường D. Không đồng ý

12. Em muốn được làm nhiều bài tập hóa học có nội dung TT.

A. Hoàn toàn đồng ý B. Đồng ý

C. Bình thường D. Không đồng ý

(3) Thiết kế đề kiểm kiểm tra

Mục đích

Dùng để ĐG kiến thức và một số KN nhằm phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT của HS. Thông qua kết quả kiểm tra, GV sẽ xác định được kiến thức, KN của HS theo các mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng (thấp –cao).

Từ đó GV sẽ có những điều chỉnh thích hợp để giúp HS tiến bộ.

Quy trình thiết kế

Dựa theo quy trình thiết kế đề kiểm tra trong [15], chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế đề kiểm tra như sau:

- Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.

- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề.

- Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

Ví dụ: (phụ lục 4)

(4) Thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm

Mục đích

Mục đích của phiếu ĐG sản phẩm là ĐG NL thực hiện, sản phẩm của HS sau một quá trình học tập, qua đó thấy được sự phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT của HS. Từ đó, GV có những điều chỉnh thích hợp giúp HS tiến bộ.

Quy trình thiết kế

- Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu và thời điểm ĐG.

- Bước 2: Xác định các tiêu chí cần ĐG cho sản phẩm. Tùy theo đặc điểm của mỗi loại sản phẩm mà có những tiêu chí ĐG khác nhau.

- Bước 3: Xác định thang đo mức độ của các tiêu chí của các NL.

• Ví dụ:

Bảng 2.5. Bảng đánh giá sản phẩm dự án Tiêu chí

Kết quả Rất tốt

(mức 4)

Tốt (mức 3)

Đạt (mức 2)

Chưa đạt (mức 1) 1. Nội dung logic, khoa học.

2. Thông tin cập nhật, đa dạng, gắn với thực tế.

3. Phân tích thông tin, kết luận khoa học, thuyết phục.

4. Trình bày sinh động, thể hiện đặc thù bộ môn.

5. Sản phẩm có tính sáng tạo.

Ghi chú: Mô tả mức độ ĐG

- Mức độ 4: Đạt khoảng 90% đến 100% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

- Mức độ 3: Đạt khoảng 70% đến 90% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

- Mức độ 2: Đạt khoảng 50% đến 70% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

- Mức độ 1: Đạt khoảng dưới 50% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi nghiên cứu dạy học môn Hóa học lớp 10 nâng cao (chương 1, 6, 7) ở trường THPT theo LTKT. Dựa trên các cơ sở lí luận và TT mà đề tài luận án đã đề cập, chúng tôi:

- Đưa ra phương thức phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT thông qua 3 nguyên tắc và quy trình tổ chức dạy học hóa học ở trường THPT theo LTKT.

- Đề xuất 3 biện pháp phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT cho HS: Biện pháp 1: Vận dụng một số PP DHTC theo LTKT. Đã thiết kế được 8 giáo án minh họa; Biện pháp 2: Thiết kế và sử dụng ebook theo LTKT. Đã thiết kế cuốn ebook hóa học 10 (ba chương 1, 6, 7); Biện pháp 3: Thiết kế và sử bài tập có nội dung TT theo LTKT. Đã thiết kế được 20 bài tập có nội dung TT.

- Đề xuất cấu trúc NL TH và NL VDKTHH vào TT. Dựa trên cơ sở đó, xây dựng bộ công cụ để ĐG hai NL này, gồm phiếu hỏi, bảng kiểm quan sát, phiếu ĐG sản phẩm, đề kiểm tra.

Với các đề xuất vận dụng LTKT trong dạy học hoá học lớp 10 nâng cao, chúng tôi tiến hành TNSP.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w