LẤY MẪU KIỂM ĐỊNH THUỘC TÍNH
4.2 KIỂM ĐỊNH TỶ LỆ KHÔNG PHÙ HỢP
Xem đặc tính chất lượng X với kỳ vọng μ và độ lệch chuẩn σ, tỷ lệ không phù hợp p phụ thuộc phân bố đặc tính chất lượng, các giá trị μ, σ, và giới hạn dung sai cho phép. Vì đặc tính chất lượng dạng biến số nên có giới hạn dung sai cho phép cực tiểu LSL hay cực đại USL hay cả hai. Phân bố đặc tính chất lượng thường được giả sử là phân bố chuẩn khi chưa xác định được. Khi xây dựng kế hoạch kiểm định, ta có thể biết hay chưa biết độ lệch chuẩn σ.
Kế hoạch kiểm định nhằm xác định giá trị kỳ vọng μ có dẫn đến tỷ lệ không phù hợp p chấp nhận hay không, được phân loại theo:
- Dung sai cho phép: LSL hay USL hay cả hai
- Phân bố đặc tính chất lượng: Chuẩn hay không chuẩn - Biết hay không biết độ lệch chuẩn σ.
1- Kế hoạch kiểm định tỷ lệ không phù hợp Kế hoạch được phân loại theo hai phương pháp:
- Phương pháp gián tiếp - Phương pháp trực tiếp.
Phương pháp gián tiếp, hay còn gọi phương pháp k, dựa vào khoảng cách tương đối k giữa trung bình mẫu X và giới hạn dung sai cho phép. Phương pháp trực tiếp, hay còn gọi phương pháp M, dựa vào tỷ lệ không phù hợp xác định bởi phân bố đặc tính chất lượng và khoảng cách tương đối giữa trung bình mẫu X và giới hạn dung sai cho phép.
Xem đặc tính chất lượng X chỉ có dung sai dưới LSL, giả sử X có phân bố chuẩn và độ lệch chuẩn σ đã biết. Nhằm xác định giá trị kỳ vọng μ có dẫn đến tỷ lệ không phù hợp p chấp nhận hay không, ta thực hiện quá trình lấy mẫu rồi tính trung bình mẫu X và biến thống kê
σ
= X−LSL ZLSL
ZLSL biểu thị khoảng cách tương đối giữa trung bình mẫu X và giới hạn LSL theo đơn vị độ lệch chuẩn σ. Giá trị ZLSL càng lớn thì khoảng cách giữa trung bình mẫu X và giới hạn LSL càng lớn, tỷ lệ p càng nhỏ. Nếu có một giá trị tới hạn pk không được vượt qua với một xác suất xác định, ta có thể chuyển giá trị tới hạn pk này thành khoảng cách tới hạn k của giá trị ZLSL để có luật quyết định như sau:
- Nếu ZLSL ≥ k → chấp nhận lô hàng vì mẫu thu thập cho thấy khoảng cách giữa trung bình mẫu X và giới hạn LSL đủ lớn, để có thể đảm bảo tỷ lệ p đủ nhỏ để thỏa mãn yêu cầu.
- Nếu ZLSL < k → loại bỏ lô hàng vì mẫu thu thập cho thấy khoảng cách giữa trung bình mẫu X và giới hạn LSL không đủ lớn, để có thể đảm bảo tỷ lệ p đủ nhỏ để thỏa mãn yêu cầu.
Trong môi trường ngẫu nhiên quyết định trên có thể sai lầm với một xác suất nào đó, là rủi ro phải chấp nhận.
Tóm lại quy trình lấy mẫu kiểm định biến số khi đặc tính chất lượng có giới hạn dưới LSL và biết độ lệch chuẩn σ như sau:
1- Lấy mẫu và tính trung bình mẫu X 2- Tính biến thống kê là khoảng cách ZLSL
3- Chọn khoảng cách giới hạn k 4- Quyeỏt ủũnh:
Nếu ZLSL≥ k → chấp nhận lô hàng Nếu ZLSL < k → loại bỏ lô hàng.
Một cách khác, thay vì so sánh gián tiếp trên khoảng cách ZLSL, ta so sánh trực tiếp trên tỷ lệ không phù hợp bằng cách dựa vào phân bố đặc tính chất lượng và khoảng cách ZLSL; ta ước lượng tỷ lệ không phù hợp pe tương ứng phần diện tích của phân bố chuẩn đơn vị nằm dưới điểm phân vị ZLSL của phân bố chuaồn ủụn vũ. Quy trỡnh nhử sau:
1- Lấy mẫu và tính trung bình mẫu X 2- Tính biến thống kê là khoảng cách ZLSL
3- Ước lượng tỷ lệ không phù hợp pe 4- Chọn tỷ lệ không phù hợp cực đại M 5- Quyeỏt ủũnh:
Nếu pe≥ M → loại bỏ lô hàng Nếu pe < M → chấp nhận lô hàng.
Tương tự, khi đặc tính chất lượng chỉ có giới hạn trên USL, quy trình lấy mẫu kiểm định gián tiếp dựa vào khoảng cách trung bình - giới hạn như sau:
1- Lấy mẫu và tính trung bình mẫu X 2- Tính biến thống kê là khoảng cách ZUSL
σ
= USL−X ZUSL
3- Chọn khoảng cách giới hạn k 4- Quyeỏt ủũnh:
Nếu ZUSL≥ k → chấp nhận lô hàng Nếu ZUSL < k → loại bỏ lô hàng.
Và quy trình lấy mẫu kiểm định trực tiếp dựa vào tỷ lệ không phù hợp tương ứng phần diện tích của phân bố chuẩn đơn vị nằm trên điểm phân vị ZUSL nhử sau:
1- Lấy mẫu và tính trung bình mẫu X 2- Tính biến thống kê là khoảng cách ZUSL
3- Ước lượng tỷ lệ không phù hợp pe 4- Chọn tỷ lệ không phù hợp cực đại M 5- Quyeỏt ủũnh:
Nếu pe≥ M → loại bỏ lô hàng Nếu pe < M → chấp nhận lô hàng.
Trong trường hợp đặc tính chất lượng có cả hai giới hạn dưới LSL và giới hạn trên USL, ta nên sử dụng quy trình lấy mẫu kiểm định trực tiếp dựa vào tỷ lệ không phù hợp tương ứng cả hai phần diện tích của phân bố chuẩn đơn vị nằm dưới điểm phân vị ZLSL và nằm trên điểm phân vị ZUSL.
1- Lấy mẫu và tính trung bình mẫu X
2- Tính biến thống kê là khoảng cách ZLSL và ZUSL
3- Ước lượng tỷ lệ không phù hợp pe 4- Chọn tỷ lệ không phù hợp cực đại M 5- Quyeỏt ủũnh:
Nếu pe≥ M → loại bỏ lô hàng Nếu pe < M → chấp nhận lô hàng.
Khi không biết độ lệch chuẩn σ ta có thể ước lượng độ lệch chuẩn σ bằng độ lệch chuẩn mẫu S. Một cách khác là sử dụng khoảng trong mẫu S để xây dựng kế hoạch kiểm định, cách này tuy tính toán đơn giản nhưng có nhược điểm là phải có cỡ mẫu lớn hơn so với phương pháp dùng độ lệch chuẩn mẫu S.
2- Đặc tính vận hành
Tương tự lấy mẫu kiểm định thuộc tính, đặc tính vận hành của một kế hoạch kiểm định biến số là quan hệ giữa xác suất chấp nhận Pa và tỷ lệ không phù hợp p của lô hàng hay quá trình. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm định theo phương pháp gián tiếp là xác định hai tham số:
- Cỡ mẫu n
- Khoảng cách giới hạn k.
Hai tham số trên có thể được xác định để có đặc tuyến vận hành qua hai điểm mong muốn A(pA, PA) và B(pB, PB). Ta thường chọn hai điểm:
A(pA = AQL, PA = 1 – α) B(pB = RQL, PB = β)
trong đó: AQL - mức chất lượng chấp nhận; α - rủi ro người cung cấp RQL - mức chất lượng bác bỏ; β - rủi ro người tiêu dùng.
Khi đã chọn hai điểm A và B, các tham số n và k có thể tra trên một biểu đồ xác định trong [1], khi biết và khi không biết độ lệch chuẩn σ.
Với kế hoạch kiểm định trực tiếp cần xác định hai tham số:
- Cỡ mẫu n
- Tỷ lệ không phù hợp cực đại M.
Tương tự, hai tham số trên có thể được xác định để có đặc tuyến vận hành qua hai điểm mong muốn A(pA, PA) và B(pB, PB), qua các bước sau:
- Chọn hai điểm mong muốn trên đặc tuyến vận hành, các điểm này thường là (AQL, 1 – α) và (RQL,β)
- Xác định cỡ mẫu n và khoảng cách giới hạn k
- Xác định tỷ lệ cực đại M theo cỡ mẫu n và khoảng cách giới hạn k.
Việc xác định các tham số n và k trong kế hoạch kiểm định gián tiếp từ hai điểm đã chọn của đặc tuyến vận hành cũng như việc xác định tỷ lệ cực đại M theo cỡ mẫu n và khoảng cách giới hạn k trong kế hoạch kiểm định trực tiếp có thể thực hiện bằng cách tra trên các biểu đồ được giới thiệu trong [1]. Tuy nhiên kế hoạch lấy mẫu có thể xây dựng từ các tiêu chuẩn như là tiêu chuẩn MIL STD 414.