CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT PHÁP PROCONCO GIAI ĐOẠN
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Một số kiến nghị với nhà nước
3.3.1.1. Quy hoạt và mở rộng nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc trong nước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần qui hoạch vùng sản xuất nguyên liệu ngô, sắn và đậu tương. Phát triển và chuyển giao vào sản xuất các giống ngô và đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi diện tích đất sản xuất hiệu quả thấp hơn ngô, sắn và đậu tương sang trồng các mặt hàng này; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phối hợp với từng địa phương chủ động tạo vùng nguyên liệu.
3.3.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc
Nguyên vật liệu là loại hàng hoá đặc biệt, là nguồn cung cấp đầu vào để các nhà máy sản xuất sản phẩm thức ăn gia súc hoạt động, phục vụ quá trình phát triển ngành chăn nuôi, qua đó làm tiền đề cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, Nhà nước nên có chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất thức ăn gia súc. Nhanh chóng khắc phục những bất hợp lý trong quy chế, chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu.
3.3.1.3. Cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp thông tin trên thị trường quốc tế
Các trung tâm tư vấn pháp luật quốc tế, phòng thông tin Thương mại và công nghiệp Việt Nam cần hoạt động tích cực hơn nữa trong việc cung cấp kế hoạch nhập khẩu, phương hướng đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới, luật lệ cũng như tập quán của các nước bạn hàng, cung cấp thông tin về diễn biễn kinh tế cũng như chính trị của các nước trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nhập khẩu của công ty để công ty có kế hoạch chuẩn bị đối phó với những thay đổi đó. Xây dựng đa dạng hóa các kênh thông tin, qua đó cung cấp các thông tin đa chiều cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc dễ dàng tiến hành các dự báo hơn khi tiến hành lập kế hoạch nhập khẩu.
3.3.1.4. Giảm thuế suất giá trị gia tăng.
Thuế là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Trong hoạt động ngoại thương, thuế cùng với hạn ngạch là các biện pháp được sử dụng để điều hành các hoạt động này. Vì vậy, chính sách thuế có vai trò rất lớn trong hoạt động nhập khẩu. Nó quyết định đến khối lượng và khả năng nhập khẩu.
Thức ăn gia súc đã đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành chăng nuôi, Vi vậy Nhà nước nên có những chế độ ưu đãi hơn về thuế cho công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, tạo môi trường hoạt động cho các công ty đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như miễn giảm hoặc áp dụng thuế suất ở nhóm ngành thấp. Cụ thể là :
Bãi bỏ thuế giá trị gia tăng đối với sắn, ngô, đậu tương để tạo điều kiện các doanh nghiệp sản xuất chế biến thức ăn gia súc thu mua nguyên liệu trực tiếp từ người nông dân. Hiện nay, có tình trạng người nông dân bán ngô với giá rất rẻ, song khi nguyên liệu đến các doanh nghiệp giá lại ngất ngưởng (ngô cao hơn 20%, đậu tương 30% so với giá thế giới). Do vậy, cần sớm xây dựng mô hình doanh nghiệp trực tiếp xây dựng vùng nguyên liệu với nông dân.
Nhà nước nên bổ sung thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng lên 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan với tất cả các nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc không nằm trong danh mục các mặt hàng được tạm thời gia hạn thời gian nộp thuế.
Một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp đồng tình là kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu
đầu vào như bột mì (loại dùng cho chăn nuôi) từ 10% xuống còn 0%; đậu hạt các loại từ 5-7% xuống 0%; L-lysine từ 5% còn 0% và whey từ 5% còn 0%.
3.3.1.5. Đơn giản hoá các thủ tục Hải quan
Khai báo thủ tục hải quan là một thủ tục cần thiết đối với các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu. Tuy nhiên khâu khai báo thủ tục hải quan hiện tốn rất nhiều thới gian làm cho hàng hóa nhập khẩu về bị giữ lại ở kho hải quan khá lâu để chờ thông quan. Điều này làm các doanh nghiệp tốn thêm các khoản chi phí không cần thiết cũng như không có hàng để đưa vào sử dụng. Đối với các Doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, việc nguyên liêu bị giữ lại quá lâu không những gây tốn thêm chi phí mà còn gây ra tình trạng có nhà máy không có nguyên liệu để sản xuất trong khi hàng bị giữ tại kho hải quan, mặt khác việc bị giữ quá lâu còn có thể gây nên tình trạng hư hỏng nguyên liệu do điều kiện bảo quan không đảm bảo. Vì vậy, nhà nước nên có những biện pháp làm đơn giản hóa thủ tục hải quan, giúp giảm thiểu tối đa thời gian khai báo hải quan;
qua đó rut ngắn thời gian hàng bị giữ tại kho hải quan và nhanh trong được đưa vào sử dụng, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
3.3.1.6. Chính sách quản lý ngoại hối phù hợp
Ngoại tệ dùng trong thanh toán luôn là một mối quan tâm lớn đối với các nhà nhập khẩu. Để có được ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán, các doanh nghiệp thường phải mua với tỷ giá cao hơn so với niên yết. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn ngoại tệ tại các ngân hàng, điều này tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán đúng hạn cho đối tác. Vì vậy nhà nước nên có những chính sách thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cả nước nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc nói riêng dễ dàng tiếp cận với nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn ngoại tệ, nhà nước cần cũng cần có chính sách ổn định tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần phải điều chỉnh để giữ cho tỉ giá hối đoái ở mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và làm giảm những biến động của tỷ giá có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.3.2. Một số kiến nghị với hiệp hội thức ăn chăn nuôi
Tăng cường công tác dự báo, cung cấp thông tin thị trường về cung cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm, giảm các chi phí sản xuất, quản lý nhằm hạ giá thành thức ăn chăn nuôi thành phẩm.
Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc truyền thống.
Mặt khác hiệp hội thức ăn gia súc cần kiến nghị lên chính phủ giảm thuế suất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.