Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc tại công ty cổ phần việt pháp proconco (Trang 26 - 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT PHÁP PROCONCO

2.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN

2.2.2. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

Nguyên liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất của công ty từ những ngày đầu bắt đầu sản xuất thức ăn gia súc. Trong giai đoạn 1992 – 1996, tức là trong 5 năm đầu tiên, những loại nguyên liệu như, ngô, bột gạo và một số loại nguyên liệu khác được công ty tiến hành thu mua chủ yếu ở trong nước; còn bột cá sử dụng để sản xuất của công ty được cung cấp bởi nhà máy sản xuất bột cá của công ty đạt tại tỉnh Bình Dương. Ở giai đoạn này, nhu

cầu sử dụng thức ăn gia súc của thị trường còn hạn chế và số lượng các công ty sản xuất thức ăn gia súc ở Việt Nam vẫn khá ít vì vậy thị trường nguyên liệu trong nước vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty cũng như của các doanh nghiệp khác trong ngành lúc bấy giờ. Khô đậu tương là loại nguyên mà công ty tiến hành nhập khẩu 100% để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Những năm tiếp theo, khi mà nhu cầu về thức ăn gia súc của thị trường ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất ngày thức ăn gia súc ngày càng nhiều thì khả năng đáp ứng các loại nguyên liệu mà trước đây thị trường trong nước vẫn đáp ứng được ngày càng giảm, công ty đã phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu hơn về phục vụ cho quá trình sản xuất;

trong đó có ngô và đặc biệt là bột cá, loại nguyên liệu mà trước đây công ty tự sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Tới năm 2005, phần lớn các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất công ty đều đã phải tiến hành nhập khẩu, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu của công ty lên tới trên 80%. Trong đó ngô, khô đậu tương và bột cá là ba loại nguyên liệu công ty tiến hành nhập khẩu nhiều nhất.

Một điều đặc biệt là ngô và bột cá là hai loại nguyên liệu sản xuất mà trước đây trong giai đoạn 1992 – 1995 công ty chủ yếu thu mua từ thị trường trong nước cũng như tự sản xuất thì giờ lại là hai trong số ba loại nguyên liệu được công ty nhập khẩu nhiều nhất.

Dưới đây là tình hình nhập khẩu ba loại nguyên liệu mà công ty nhập khẩu nhiều nhất trong giai đoạn 2007 – 20011.

2.2.2.1. Ngô.

Ngô là loại nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất của công ty; hàng năm, công ty phải chi ra hàng chục triệu USD để nhập khẩu ngô về đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty cũng như các đối tác của công ty. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty là 469000 tấn đạt giá trị 53,51 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty trong năm này chiếm tới 49,42% lượng ngô nhập khẩu cũng như 52,46 % giá trị nhập khẩu ngô của cả nước, đây là một tỷ lệ khá cao. Điêu này được giải thích là do nếu như lượng ngô nhập khẩu dùng để sản xuất thức ăn gia súc của các công ty trong cả nước chỉ chiếm khoảng 45%

lượng ngô cần dùng thì lượng ngô nhập khẩu của công ty chiếm tới trên 80%

tổng nhu cầu về loại nguyên liệu này của công ty, trong khi đó tổng sản lượng thức ăn gia súc của công ty chiếm gần 15% tổng sản lượng thức ăn gia súc của toàn ngành, thêm vào đó là do công ty còn nhập khẩu ngô cho các đối tác của mình. Năm 2011, Kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty đạt 779100 tấn với giá trị là 262,68 triệu USD; tăng 7,17% về lượng và 47,64% về giá trị so với năm

2010. Bình quân, trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2011, kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty tăng 66,82%/năm. Kim ngạch nhập khẩu ngô giai đoạn 2007 – 2011 của công ty được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.5. Kim ngạch NK ngô của công ty (2007 - 2011).

(Đơn vị: 1000 tấn, triệu USD)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

SL SL % SL % SL % tđ SL %

Lượng ngô NK

469 526 12,15 627 19,2 727 15,95 779,1 7,17 Giá trị

ngô NK

53,51 62,17 18,05 151,42 143,56 215,04 42,02 262,68 47,64 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO năm 2007 - 2011)

Kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty tăng trong giai đoạn 2007 – 2011, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty giai đoạn 2010 – 2011 giảm so với giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2009 là năm có tốc độ gia tăng kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty cao nhât lên tới 143,56 % so với năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu ngô năm 2009 tăng cao như vậy là do giá ngô nhập khẩu của công ty năm 2009 tăng 123,3 USD (Biểu đồ 2.2) so với năm 2008, đây là mức tăng cao từ trước tới nay. Bình quân trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch nhập khẩu ngô của công ty tăng 62,82%/năm. Nếu như năm 2011, lượng ngô nhâp khẩu toàn ngành sản xuất thức ăn gia súc giảm 110000 tấn so với năm 2010 (bảng 2.3) thì qua biểu đồ 2.4 ở trên ta thấy lượng ngô nhập khẩu của công ty năm 2011 tăng 52100 tấn so với năm 2010.

Năm 2010, trong tổng số 727000 tấn ngô được công ty nhập khẩu về lượng ngô để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty là 556670 tấn chiếm 76,57%, còn lại 23,43% (tức 170330 tấn) là được dùng để bán lại cho các công ty khác. Tới năm 2011, tỷ lệ ngô nhập khẩu được dùng để bán lại cho các công ty khác chỉ còn là 10,79% (lượng ngô nhập khẩu được dùng để bán lại cho các công ty khác năm 2011 đạt 84100 tấn) giảm 50,63% so với năm 2010. Vì vậy, lượng ngô nhập khẩu của công ty tăng thêm là do sự tăng nhu cầu về loại nguyên liệu này của công ty trong qua trình sản xuất. Lượng ngô công ty nhập khẩu về cho các đối tác của mình giảm mạnh trong năm 2011 là do năm 2011 giá ngô trên thị trường thế giới khá cao trong khi giá DDGS (nguyên liệu thây thế cho ngô) lại có giá rẻ hơn tương đối so với giá ngô, dẫn tới các khác hàng mua ngô nhập khẩu của công ty không tiếp tục hoặc giảm đặt hàng công ty làm

cho lượng ngô nhập khẩu của công ty về bán lại cho các đối tác của mình giảm xuống.

Giá nhập khẩu năm 2011 của ngô khá cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới làm giảm đà tăng của lượng ngô nhập khẩu so với năm 2010.

Không những vậy, trong giai đoạn 2007 – 2011, giá ngô nhập khẩu của công ty cũng có những biến động lơn. Chúng ta có thể thấy rõ qua biểu đồ dưới đây:

Biều đồ 2.2. So sánh giá ngô NK công ty và giá ngô NK của toàn ngành (2007- 2011)

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO và IPSARD năm 2007 - 2011)

Giá ngô nhập khẩu của công ty trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010 tăng khá nhanh, đặt biệt là từ năm 2008 tới năm 2011. Mức giá ngô nhập khẩu năm 2009 tăng 123,3 USD so với năm 2008 và được ghi nhận là năm có sự tăng giá lớn nhất trong giai đoạn. Giai đoạn 2007- 2011 mức giá ngô nhập khẩu tăng bình quân 36,35%/năm. Mức tăng giá bình quân hàng năm khá cao là nguyên nhân chính làm cho giá trị nhập khẩu ngô hàng năm của công ty tăng mạnh trong giai đoạn nay. Mặt khác khi tiến hành so sanh giá ngô nhập khẩu của công ty và giá ngô nhập khẩu của toàn ngành sản xuất thức ăn gia súc thì ta thấy mức giá nhập khẩu ngô của công ty cao hơn mặt bằng chung của toàn ngành là 1,2 USD/

năm trong giai đoạn 2007 – 2011.

2.2.2.2. Khô đậu tương.

Khô đậu tương là loại nguyên liệu rất quan trọng trong thức ăn gia súc của công ty. Khô đậu tương chiếm tới 25% - 30% thành phần thức ăn gia súc của công ty. Từ những ngày đầu sản xuất, công ty đã tiến hành nhập khẩu 100%

lượng khô đậu tương mà công ty cần cho quá trình sản xuất để sử dụng. Lượng thức ăn gia súc mỗi năm đều tăng điều này đỗng nghĩa với lượng khô đậu tương công ty nhập khẩu phục vụ sản xuất cũng tăng theo từng năm, Hiện khô đậu tương là loại nguyên liệu được công ty nhập khẩu nhiều thứ hai đứng ngay sau ngô.

Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty là 317000 tấn đạt giá trị 102,2 triệu USD. Nếu như từ tháng 8/2010, nhiều công ty trong ngành chuyển từ NK khô đậu tương từ nước ngoài sang mua từ trong nước thì PROCONCO vẫn tiến hành nhập khẩu 100% loại nguyên liệu này về để dùng cho sản xuất thức ăn gia súc của công ty. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty đạt 518000 tấn với giá trị 230,29 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.6. Kim ngạch NK khô đậu tương của công ty (2007 - 2011).

(Đơn vị: 1000 tấn, triệu USD)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

SL SL % SL % SL % SL %

Lượng khô đậu tương NK

317 343 8,2 404 17,78 449 11,14 518 15,37

Giá trị khô đậu tương NK

102,2 132,68 29,82 170,43 28,45 194,47 18,42 230,29 18,88 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp

PROCONCO năm 2007 - 2011)

Kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty tăng đều trong cả giai đoạn 2007 – 2011, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty giai đoạn 2009 – 2011 giảm so với giai đoạn 2007 – 2008. Năm 2008 là năm có tốc độ gia tăng kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty cao nhât tăng 29,82 % so với năm 2007. Bình quấn mỗi năm kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương của công ty tăng 23,89 %/năm.

Cũng như ngô, lượng khô đậu tương công ty nhập khẩu về không chỉ dùng để phục vụ cho nhu cầu quá trình sản xuất của công ty mà còn được

khâu dùng để bán cho các công ty khác năm 2007 đạt 12,03% tổng lượng khô đậu tương nhập khẩu của công ty, con số này ở năm 2009 đã lên tới 15,11%.

Sang năm 2010, tuy từ tháng 8 năm này nhiều đơn đặt hàng về loại nguyên liệu này của công ty bị giảm về số lượng hoặc bị hủy do nhiều công ty đã bắt đầu mua khô đậu tương được chiết suất từ trong nước nhưng tỷ lệ % lượng khô đậu tương công ty nhập khâu để bán cho các công ty khác vẫn tăng và đạt 15,3% tổng lượng khô đậu tương nhập khâu của công ty. Tuy nhiên, năm 2011 tỷ lệ khô đậu tương được dùng để bán lại cho các công ty khác của công ty giảm chỉ còn 14,51%.

Là một loại nguyên liệu được công ty nhập khẩu 100% và có có tỷ trọng cao trong thành phần thức ăn gia súc của công ty, vì vậy sự biến động về giá của khô đậu tương nhập khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm của công ty. Sự biến động về giá nhập khẩu khô đậu tương của công ty được thể hiện qua biêu đồ dưới đây:

Biều đồ 2.3. So sánh giá khô đậu tương NK của công ty với giá khô đậu tương nhập khẩu của toàn ngành (2007 - 2011).

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO và IPSARD năm 2007 - 2011)

Nhìn chung, mức giá khô đậu tương nhập khẩu của công ty tăng trong cả giai đoạn 2007 – 2011. Từ năm 2007 – 2009, mức giá khô đậu tương nhập khẩu tăng khá cao trên 30 USD năm; trong đó năm 2008 tăng cao nhất tăng 64,4 USD so với năm 2007. Tuy nhiên từ năm 2009 – 2011, giá tuy tăng nhưng mức tăng đã giảm xuống so với trước chỉ nằm ở mức 11 USD/năm.

Tính chung trong cả giai đoạn 2007 – 2011, mức giá khô đậu tương nhập

khẩu của công ty tăng bình quân 8,56%/năm. Mặt khác khi tiến hành so sánh giữa giá khô đậu tương nhập khẩu của công ty với giá khô đậu tương nhập khẩu của các công ty khác trong ngành thì mức giá khô đậu tương nhập khẩu của công ty là cao hơn của toàn ngành 1,54 USD/năm.

2.2.2.3. Bột cá.

Bột cá là loại nguyên liệu chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong thành phần thứcthức ăn gia súc của công ty. Tùy vào từng loại thức ăn mà bột cá có thể chiếm từ 3 – 10% . Công ty có nhà máy sản xuất bột cá được đặt tại tỉnh Bình phước với công suất 5000 tấn/năm (công suất ban đầu là 2000 tấn/ năm), tuy nhiên lượng bột cá sản xuất được này này chỉ có thể đáp ứng được cho quá trình sản xuất của công ty trong những năm đầu mới bước vào hoạt động sản xuất, khi mà nhu cầu của thị trường về thức ăn gia súc của công ty còn thấp, sản lượng thức ăn gia súc của công ty chỉ khoảng vài chục ngàn tấn. Tuy nhiên khi mà lượng thức ăn gia súc của công ty sản xuất ngày càng tăng thì khả năng tự cung cấp bột cá của công ty cho quá trình sản xuất ngày cảng giảm.

Hiện nay, với công suất sản xuất bột cá của nhà máy sản xuất bột cá của công ty là 5000 tấn/ năm chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu rất lớn của công ty. Vì vậy công ty đã phải tiến hành nhập khẩu một lượng rất lớn bột cá từ nước ngoài. Bột cá hiện là nguyên liệu công ty nhập khẩu đứng thứ 3 sau ngô và khô đậu tương. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty là 61000 tấn đạt giá trị 70,46 triệu USD. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty đạt 131600 tấn đạt giá trị 185,95 triệu USD, tăng 14,53% về lượng và 16,93% về giá trị so với năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.7. Kim ngạch NK bột cá của công ty (2007 - 2011).

(Đơn vị: 1000 tấn, triệu USD)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

SL SL % SL % SL % SL %

Lượng bột

cá NK 61 76,9 26,07 97,4 26,67 114,9 17,97 131,6 14,53 Giá trị bột

cá NK 70,61 95,38 35,11 118.4 27,89 159.02 29,58 185,95 16,93 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp

PROCONCO 2007 - 2011)

Kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty trong là tăng trong giai đoạn 2007-2011. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bột cá năm 2011 giảm so với giai đoạn 2008 – 2010. Năm 2008 là kim ngạch nhập bột cá của công ty gia tăng lớn nhất tăng 35,11% so với năm 2007. Bình quân trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty tăng 27,38/năm.

Hàng năm ngoài tỷ lệ bột cá được nhập khẩu về phục vụ cho quá trình SX của công ty (chiếm chủ yếu) thì còn một lượng bột cá được NK về để phục vụ cho quá trình sản xuất của các công ty khác. Năm 2007, lượng bột cá nhập khẩu bán lại cho các công ty khác chiếm 26,64% tổng lượng bột cá nhập khẩu của công ty. Năm 2011, con số này là đã lên tới 38,82% tổng lượng bột cá nhập khẩu của công ty. Có thể nói tỷ lệ bột cá nhập khẩu được bán lại cho các công ty khác trên tổng lượng bột cá nhập khẩu của công ty là cao nhất trong tất cả các loại nguyên liệu của công ty.

Bột cá là loại nguyên liệu có giá thành nhập khẩu cao nhất của công ty, chính giá thành nhập khẩu cao là nguyên nhân dẫn tới giá trị nhập bột cá của công ty là khá lớn. Năm 2011, giá nhập khẩu trung bình 1 tấn bột cá của công ty là 1413. Nếu so với khô đậu tương có giá là 444,57 USD/tấn và ngô là 337,16 thì rõ ràng giá nhập khẩu của bột cá là cao hơn rất nhiều. Với mức giá nhập khẩu cao như vậy, tình hình diễn biến mức giá bột cá mà công ty tiến hành nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Trong giai đoạn 2007 – 2011, giá nhập khẩu bột cá của công ty có diễn biến theo biểu đồ dưới đây:

Biều đồ 2.4. So sánh giá bột cá NK của công ty và giá bột cá NK của toàn ngành (năm 2007 - 2011).

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO và IPSARD năm 2007 - 2011)

Nhìn chung mức tăng giá của bột cá trong giai đoạn 2007 – 2009 và 2010 – 2011 là tương nhỏ so với giá của bột cá, tuy nhiên nếu so với mức tăng giá của ngô và khô đậu tương thì đây là mức tăng khá lớn. Trong giai đoạn 2007 – 2011, năm 2010 là năm mà bột cá có mức tăng giá cao nhất. Điều này là do trong năm 2010 có thông tin Peru, nhà xuất khẩu bột cá lớn thứ 4 thế giới giảm đánh bắt cá cơm, là nguyên liệu dùng để sản xuất bột cá làm giá bột cá trên thị trường thế giới tăng mạnh, cũng chính nguyên nhân này đã làm cho giá bột cá công ty nhập khẩu tăng mạnh trong năm này; giá bột cá nhập khẩu của công ty trong năm 2010 đã tăng 168,3 USD so với năm 2010. Đây là loại nguyên liệu có giá nhập khẩu cáo nhất của công ty. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010, giá bột cá NK của công ty tăng bình quân 5,23/năm, là nguyên liệu có mức tăng giá bình quân thấp nhất trong ba loại nguyên liệu ngô, khô đậu tương và bột cá. Trong giai đoạn này mức giá nhập khẩu bột cá của công ty cao hơn 2,68 USD/năm so với mặt bằng giá cả nhập khẩu bột cá của cả nước.

Ở trên là tình hình nhập khẩu 3 loại nguyên liệu chính, có kim ngạch lớn nhất của công ty, ngoài 3 loại nguyên liệu trên trên thì có một số nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu đáng kể khác của công ty như bột mì, khoai mì và bột xương thịt, bột mịn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc tại công ty cổ phần việt pháp proconco (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w