CHƢƠNG 3 : LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH
3.1. Phân bổ vốn giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro
Những nhà quản trị danh mục đầu tƣ ln tìm cách đạt đến sự cân bằng tốt nhất có thể có giữa rủi ro và lợi tức. Để đạt đƣợc thành quả này, nhiệm vụ đầu tiên là đƣa ra quyết định phân bổ vốn.
Sự lựa chọn đầu tƣ vào tài sản rủi ro là bƣớc khởi đầu trong quyết định phân bổ vốn của nhà đầu tƣ. Trong bƣớc này, nhà đầu tƣ sẽ phải quyết định loại chứng khoán để nắm giữ. Thực tế, hầu hết những nhà đầu tƣ tổ chức đều lựa chọn chứng khoán rủi ro (chẳng hạn nhƣ cổ phiếu thƣờng ) theo cách tiếp cận top – down. Theo cách tiếp cận này, việc lựa chọn chứng khoán tốt để đầu tƣ phải diễn ra theo quy trình, bắt đầu từ phân tích mơi trƣờng vĩ mơ, kế đến là mơi trƣờng ngành và sau cùng là phân tích cơng ty. Sau khi lựa chọn chứng khoán rủi ro tốt để đầu tƣ, nhà đầu tƣ tiếp tục quyết định bao nhiêu phần trăm vốn đƣợc phân bổ vào những tài sản này và bao nhiêu phần trăm vốn đƣợc đầu tƣ vào các tài sản an toàn hơn ở trên thị trƣờng tiền tệ. Phần này sẽ đề cập một trong những quyết định phân bổ vốn phổ biến nhất trong lý thuyết quản trị danh mục đầu tƣ – Quyết định phân bổ vốn giữa một tài sản phi rủi ro với một tài sản rủi ro (hoặc một danh mục tài sản rủi ro)
Trong quy trình phân bổ vốn này, đầu tiên chúng ta xác định sựđánh đổi giữa rủi ro và lợi tức khi chọn lựa giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro. Sau đó, chúng ta sẽ chỉ ra mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tƣ tác động nhƣ thế nào đến phƣơng án kết hợp tối ƣu giữa hai loại tài sản nói trên.
3.1.1. Phân bổ vốn giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro
Thông thƣờng, trái phiếu công ty dài hạn và cổ phiếu thƣờng là những tài sản tài chính có rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc. Tuy vậy, những tài sản có rủi ro cao hơn thƣờng mang lại mức lợi tức kỳ vọng cao hơn. Nhà đầu tƣ có thể đầu tƣ một phần vốn vào tài sản rủi ro và phần còn lại vào tài sản phi rủi ro. Chẳng hạn, đầu tƣ một phần vốn vào tín phiếu kho bạc, và phần cịn lại vào các tài sản có rủi ro cao hơn nhƣ các loại cổ phiếu thƣờng.
Chúng ta ký hiệu danh mục đầu tƣ gồm các tài sản rủi ro là P và tài sản phi rủi ro là F, khi có sự phân bổ lại giữa tỷ trọng đầu tƣ vào danh mục đầu tƣ rủi ro P và tài sản phi rủi ro F, chúng ta giả định không thay đổi tỷ trọng của những tài sản rủi ro trong danh
mục rủi ro P ban đầu. Danh mục P và F sẽđƣợc kết hợp trong danh mục đầu tƣ tổng thể hay còn gọi là danh mục kết hợp, ký hiệu là danh mục C.
Xem xét tình huống dƣới đây, giả định rằng tổng giá trị vốn đầu tƣ ban đầu của một nhà đầu tƣ là 100 triệu đồng. Trong đó, 25 triệu đồng đƣợc đầu tƣ vào tín phiếu kho bạc F (tài sản phi rủi ro). Phần vốn còn lại là 75 triệu đƣợc đầu tƣ vào danh mục chứng khốn rủi ro, trong đó 45 triệu đƣợc đầu tƣ vào cổ phiếu thƣờng (E) và 30 triệu vốn đầu tƣ còn lại là vào trái phiếu công ty dài hạn (B). Cổ phiếu thƣờng và trái phiếu công ty dài hạn tạo nên danh mục đầu tƣ rủi ro, P, với tỷ trọng của:
E: w1 =
= 0,6 = 60% B: w2 =
= 0,4 = 40%
Gọi tỷ trọng của danh mục rủi ro P trong danh mục kết hợp C (bao gồm tài sản phi rủi ro F và danh mục tài sản rủi ro P) là y (%). Khi đó:
y =
= 0,75 = 75% Tài sản rủi ro
1-y =
= 0,25 = 25% Tài sản phi rủi ro
Ngoài ra, tỷ trọng đầu tƣ vào mỗi loại chứng khoán rủi ro trong danh mục đầu tƣ kết hợp C là: E: = 0,45 B: = 0,3 P = 0,75
Danh mục rủi ro P chiếm 75% trong danh mục đầu tƣ kết hợp C
Giả sửtrên cơ sở dự báo khá bi quan về triển vọng của thịtrƣờng chứng khoán, chủ sở hữu danh mục đầu tƣ kết hợp này mong muốn giảm rủi ro bằng cách giảm tỷ trọng phân bổ vốn vào danh mục rủi ro từ 75% xuống còn 60%. Giá trị danh mục rủi ro khi đó cịn lại là: 60% x 100 triệu đồng = 60 triệu đồng. Số tiền giảm là 15 triệu đồng sẽ đƣợc sử dụng đểđầu tƣ thêm vào tín phiếu kho bạc (tài sản phi rủi ro). Số tiền đầu vào tài sản phi rủi ro sẽ tăng lên là 100 triệu đồng x (100% - 60%) = 40 triệu đồng, nghĩa là tăng thêm 15 triệu đồng
Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là chúng ta đã giả định tỷ trọng của mỗi tài sản trong danh mục rủi ro không thay đổi. Bởi vì, tỷ trọng của E và B trong danh mục đầu tƣ rủi ro lần lƣợt là 60% và 40%, chúng ta bán 60% x 15 triệu đồng = 9 triệu đồng của E và
40% x 15 triệu đồng = 6 triệu đồng của B. Sau khi bán, tỷ lệ của mỗi loại tài sản trong danh mục rủi ro vẫn không thay đổi
E: w1 =
= 0,6 = 60% B: w2 =
= 0,4 = 40%
3.1.2. Danh mục đầu tƣ bao gồm một tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro
Để đơn giản hóa, chúng ta xem xét hành vi của nhà đầu tƣ khi có sự thay đổi trong tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tƣ kết hợp bằng cách thay đổi hỗn hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro. Miễn là chúng ta không thay đổi tỷ trọng của mỗi loại chứng khoán trong danh mục rủi ro, phân phối xác suất của tỷ suất lợi tức trên danh mục rủi ro đƣợc giữ nguyên khi phân bổ lại tài sản.
Giảđịnh rằng nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ vào một danh mục đầu tƣ kết hợp C bao gồm danh mục tài sản rủi ro P với tỷ trọng là y% và tài sản phi rủi ro F với tỷ trọng là (1- y)%
Gọi tỷ suất lợi tức và tỷ suất lợi tức kỳ vọng trên danh mục P lần lƣợt là Rp và E (Rp) và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức là p. Tỷ suất lợi tức của tài sản phi rủi ro là Rf.
3.2. Phân bổ vốn giữa các tài sản rủi ro và mơ hình Markowitz 3.2.1. Phân bổ vốn giữa các tài sản rủi ro