CHƯƠNG 7 : TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
7.4. Hiệu quả kinh tế tài chính
7.4.1. Mục đích phân tích kinh tế tài chính
Phân tích kinh tế là nhằm đánh giá hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân.
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI NAM ANH.
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của Chủ đầu tư dự án. Dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hồn trả vốn vay, đem lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư và các Cổ đơng. Khác với phân tích kinh tế, phân tích tài chính dựa trên các chi phí và các khoản thu mà Chủ đầu tư bỏ ra và Chủ đầu tư thu được. Hiệu quả kinh tế của dựa án được đánh giá trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thể hiện hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn trên bình diện tồn bộ nền kinh tế. Phân tích hiệu quả kinh tế dựa án được thực hiện Lợn phương pháp: “phân tích hiệu ích và chi phí”, một phương pháp được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Bản chất của phương pháp là so sánh chi phí kinh tế cho dự án và hiệu ích kinh tế dự án mang lại cho nền kinh tế có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ thông qua tỉ lệ chiết khấu chuẩn. Chi phí kinh tế là những khoản chi thực tế cho dự án không bao gồm các khoản chuyển giao nội bộ như thuế các chi phí tài chính ...và trượt giá. Hiệu ích kinh tế là giá trị kinh tế của dự án cấp ra xã hội.
So sánh đánh giá hiệu ích và chi phí cơng trình được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu và kinh tế sau:
- Giá trị lợi nhuận quy về hiện tại: NPV. - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại: EIRR.
- Hệ số sinh lợi kinh tế: B/C.
- Tỷ lệ chiết khấu (ICK) là tỷ lệ phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế đều được tính tốn ở mốc thời gian là năm bắt đầu bỏ vốn đầu tư dự án. Thời gian phân tích kinh tế xác định là 20 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.