Tận thu kim loại (xử lý xỉ kẽm,

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 88 - 94)

tận thu muối kim loại) 4 10 0,1 - 1 tấn/h

Nhìn chung, các cơng nghệ hiện có của Việt Nam cịn chưa hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH. Tuy nhiên, để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu, cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra, cần nghiên cứu chun biệt hố các cơng nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù. Bên cạnh đó cần phải tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ đã được cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Đối với các loại CTNH đặc thù nên xây dựng quy trình xử lý chuyên biệt để đảm bảo an tồn cho mơi trường xung quanh. Nhưng để lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp điều kiện của Việt Nam không đơn giản, do đó cần thiết phải xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật... làm cơ sở khoa học cho các công nghệ xử lý chất thải.

Để công tác bảo vệ mơi trường thực hiện có hiệu quả, Nhà nước khơng chỉ quan tâm đến vấn đề quản lý, thanh tra, xử phạt mà cần thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường và quy hoạch cơng nghệ xử lý CTNH. Có như vậy mới có thể tránh cho doanh nghiệp những rủi ro khơng đáng có, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.

Khung 4.5. Các cơng nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam

a) Lò đốt tĩnh hai cấp

Đây là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 28 lị đốt.

Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Cơng ty URENCO Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 - 20 tấn/ngày, và là một trong những cơng trình xử lý chất thải cơng nghiệp lớn nhất tại vùng KTTĐ phía Bắc và đang trong q trình thử nghiệm. Ở miền Trung, có hai lị đốt cơng nghiệp (cơng suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam, có một số lị đốt cơng nghiệp như lò đốt của CITENCO (300kg/h, 4tấn/ngày), VINAUSEEN (500kg/h, 2tấn/ngày) đang hoạt động.

Hệ thống xử lý khí thải lị đốt CTNH

b) Đồng xử lý trong lị nung xi măng

Cơng nghệ này được áp dụng tại hai cơ sở sản xuất xi măng ở Kiên Giang và Hải Dương. Do đặc thù của cơng nghệ sản xuất xi măng lị quay, có thể sử dụng CTNH làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải được thiêu huỷ đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ cao (trên 1300oC).

Hệ thống lò nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng

c) Chôn lấp CTNH

Công nghệ này hiện nay mới áp dụng ở Hà Nội và Bình Dương với dung tích của mỗi hầm chơn lấp từ 15.000 m3. Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/ QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.

d) Hóa rắn (bê tơng hóa)

Cơng nghệ hóa rắn có ưu điểm là thiết bị, công nghệ đơn giản, sẵn có (có thể tự lắp đặt, chế tạo), dễ vận hành, có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch block, tấm đan…). Tuy nhiên cơng nghệ hóa rắn chỉ xử lý an tồn đối với CTNH trơ, có thành phần vơ cơ. Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ q trình cấp phối bê tơng. Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT.

Máy trộn bê tơng và máy ép gạch block để hố rắn CTNH

đ) Tái chế dầu thải

Công nghệ tái chế dầu, gồm các loại: chưng cất cracking dầu (chưng phân đoạn hay còn gọi chưng nhiều bậc và chưng đơn giản hay chưng một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt.

Hệ thống chưng dầu thải phân đoạn (trái) và chưng đơn giản (phải)

e) Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải

Cơng nghệ này có ưu điểm là chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành, sau khi phân tách riêng bột huỳnh quang, thủy tinh có thể dùng làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng hoặc tái sử dụng thủy tinh sạch. Tuy nhiên, sau khi xử lý bóng đèn thải, q trình hấp thụ hơi thuỷ ngân có trong bóng đèn thải sẽ tạo ra chất thải mới cần xử lý là muối thuỷ ngân.

Thiết bị xử lý bóng đèn thải

g) Xử lý chất thải điện tử

Đối với các cơ sở có lượng chất thải điện tử nhỏ thì việc phá dỡ thủ cơng là phù hợp, chủ yếu để đáp ứng đủ mã CTNH xử lý trong dịch vụ. Tuy nhiên, công đoạn phá dỡ thủ cơng có thể ảnh hưởng sức khỏe của cơng nhân do phải tiếp xúc trực tiếp với

chất thải.

Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn giản (phải)

Chương 5:

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)