- Nhóm đối chứng: xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (Lạng Sơn) + không chịu ảnh hưởng của bãi rác thả
3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn
Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT, 2011.
STT Mục tiêu Mục tiêu đặt ra đến 2010 Mức độ thực hiện đến năm 2009 (%) Ghi chú Theo báo cáo Bộ ngành Theo khảo sát ở một số địa phương
1. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, CN và dịch vụ các khu đô thị, các
KCN, KCX 90 80-82 73,81
- Bộ Xây dựng
- Số địa phương báo cáo: 28
2.
Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn:
- Hộ gia đình - Doanh nghiệp 30 70 - - 7,32 56,19
- Số địa phương báo cáo: 30
- Số địa phương báo cáo: 22
3. Tỷ lệ khu dân cư có thùng đựng rác tập trung 80 - 54,1 - Số địa phương báo cáo: 28 4. Tỷ lệ khu vực cơng cộng có thùng gom rác thải 80 - 64,8 - Số địa phương báo cáo: 33 5. CTR tại các khu đô thị, KCN, KCX được xử lý đúng kỹ thuật MT 60 - 33,17 - Số địa phương báo cáo: 24 6. Tỷ lệ chất thải y tế ở các bệnh viện được xử lý đúng kỹ thuật MT 100 90,9 - - Bộ Y tế
7.
Tỷ lệ CSSX xây dựng mới có cơng nghệ sạch hoặc thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn MT
100 - 75,24 - Số địa phương báo cáo: 29
8.
Tỷ lệ các CSSXKD được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001
Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế)
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp từ nay cho đến năm 2020 đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai phân loại CTR tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR. Hoạt động tái chế phế liệu có ý nghĩa rất to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Những hoạt động này không những đem lại hiệu quả kinh tế trong thị trường tái chế chất thải mà còn đem lại nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống, hơn nữa còn giảm lượng CTR phải đưa đi chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là diện tích sử dụng đất để quy hoạch xây dựng bãi chơn lấp.
Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ- CP và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP4, chính sách về xã hội hóa cơng tác quản lý CTR sinh hoạt cũng đã được ưu tiên phát triển ở cả cấp trung ương và địa phương. Trong đó, Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho thấy đây là một trong những chính sách rất phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay.
Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong quản lý CTR
- Nhà nước khuyến khích xã hội hóa cơng tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn.
- Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nơng thơn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các cơng trình phụ trợ thơng qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư...
- Xã hội hóa trong cơng tác quản lý CTR tại các tỉnh/thành phố đã bắt đầu được đưa vào trong các văn bản địa phương về công tác quản lý CTR.
Nguồn: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn.