- Vùng tỉnh: Tp Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đối với CTR
11 Tài liệu được soạn thảo với sự hỗ trợ của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)-
7.5.2. Sự tham gia của cộng đồng đã có kết quả bước đầu
kết quả bước đầu
Trong những năm gần đây, phương thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được nhiều dự án quan tâm và thực hiện, đặc biệt quản lý CTR với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Khi người dân được tham gia trực tiếp vào các bước trong dự án, được chủ động đưa ra các đề xuất, được giám sát quá trình thực hiện và là những người trực tiếp hưởng lợi thành quả của dự án, họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân đối với các quyết định của chính quyền, tăng cường vai trị của cộng đồng địa phương và tăng cường
Khung 7.4. Xã hội hóa xử lý rác tại Tp. Hồ Chí Minh
Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh mỗi ngày có khoảng hơn 5.000 tấn rác thải. Để giảm bớt áp lực rác thải, từ năm 2003, Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện cơng tác xã hội hóa về thu gom, xử lý rác thải trên toàn thành phố. Hiện thành phố đang thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý rác thải. Trong đó, dự án tái chế rác thải của Công ty Vi- etstar đạt công suất 1.200 tấn/ngày; dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Tasco đang trong q trình hồn thiện. Đặc biệt, Dự án Khu liên hợp CTR Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý CTR Việt Nam (VWS) có cơng suất xử lý 3.000 tấn/ngày với những hạng mục tái chế thành phân compost hiện đại. Các nhà máy xử lý CTR này đều có cơng nghệ hiện đại, có khả năng tái chế, tái sinh năng lượng, thân thiện với môi trường... Theo dự báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh thì chỉ trong một thời gian ngắn, khi các nhà máy này đi vào hoạt động ổn định thì cơ bản lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn sẽ được xử lý triệt để.
tính dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến xả thải chất thải.