1.4 .Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian
2.2.2 Thực trạng lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên:
Sau khi thực hiện khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:
60 25
15
Không lập kế hoạch Lập kế hoạch Không thực hiện
( Đơn vị: %)
Biểu đồ 2.2. Thực trạng việc lập kế hoạch của sinh viên đại học Nội vụ
Từ bảng số liệu cho thấy phần lớn sinh viên khơng lên kế hoạch (chiếm 60%). “Mình khơng có thói quen lên kế hoạch hay thời gian biểu (tức là lên
cơng việc trên giấy). Mình chủ yếu hình dung trong đầu, sắp xếp các cơng việc theo trình tự việc nào cấp thiết nhất thì mình sẽ làm trước. Nói chung là làm thế nào cho hoàn toàn giải quyết xong vấn đề ấy” (Sinh viên 3 - sinh viên năm 1, ngành luật). Kết quả trên cho thấy mặc dù sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết và có sự hình dung về việc sắp xếp, phân bổ thời gian cho cơng việc. Bên cạnh đó, ta cũng thấy số sinh viên lập kế hoạch (chiếm 25%) là không nhiều. Không những thế, một số sinh viên lập kế hoạch nhưng không thực hiện hay khơng thực hiện triệt để (chiếm 15%). “Bình thường thì mình quản lý theo lịch trình có sẵn. Lập thời gian biểu chi tiết cho từng ngày. Phần lớn dành thời gian học tập tại trường và tham gia các câu lạc bộ. Mình có thói quen lên kế hoạch, lập thời gian biểu tuy nhiên chưa thể hiện triệt để do các tình huống đột xuất, bất cập tác động vào. Ví dụ: Chuyển đổi lịch học, học bù, deadline,...và mình thấy mình lên kế hoạch khơng khả thi” (Sinh viên 4 - sinh viên năm 2, khoa Quản trị văn phịng). Nhìn chung, đa số sinh viên quan tâm đến việc quản lý thời gian nhưng trái lại phần lớn sinh viên chưa có kỹ năng lập kế hoạch để quản lý thời gian của bản thân nên dẫn tới tình trạng sinh viên lập kế hoạch mà thực hiện không hiệu quả.
2.2.3. Thực trạng thực hiện kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên
Dưới đây là kết quả sau khi tác giả khảo sát thực trạng sử dụng thời gian cho các hoạt động chủ yếu của sinh viên Trường Đại học Nội vụ:
Thời gian cho những công việc khác
0 10 20 30 40 50
Không dành thời gian Ít hơn 1 giờ Khoảng 1-3 giờ Nhiều hơn 3 giờ
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thời gian của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội
Kết quả thể hiện ở biểu đồ trên cho thấy sinh viên Trường Đại học Nội vụ đang sử dụng thời gian cho nhiều hoạt động đa dạng khác nhau. Trong đó một bộ phận khơng nhỏ dành thời gian từ 1-3h/ngày cho hoạt động lướt web, dùng mạng xã hội; từ 1-3h cho các hoạt động vui chơi, giải trí và những hoạt động khác. Trong khi đó thời gian dành cho hoạt động tự học dưới 1h/ngày cịn nhiều, ít sinh viên dành trên 3h/ngày cho hoạt động tự học. trên thực tế, theo khảo sát (Biểu đồ 3) cho thấy số lượng sinh viên dành thời gian nhiều hơn 3 giờ cho việc lướt web, sử dụng mạng xã hội,... (chiếm 40%) so với số lượng sinh viên dành thời gian hơn 3 giờ cho việc tự học ở nhà (chỉ chiếm 25%). Điều này cho thấy sinh viên chưa có đánh giá khách quan về việc sử dụng thời gian của bản thân. Lý giải cho điều này, bởi tâm lý ngộ nhận “tôi mỗi lần ngồi vào bàn học, nghiên cứu sách vở khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại. Mỗi lần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay các thơng báo trên Facebook nên bạn ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học. Việc này khiến tôi dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên 4 - năm 2 khoa quản trị nhân lực), “Tôi thường hay bị phân tâm trong lúc học bài, và phải thú nhận rằng xem Tiktok cuốn hút hơn việc giải quyết các bài tập” (Sinh viên 5 - năm nhất ngành kinh tế ). “Mình cho rằng trên mạng xã hội có rất nhiều điều thú vị, bất cứ khi nào rảnh, thậm chí cả lúc học mình thường sẽ lướt Instagram, Facebook, Tinder... vì thế thời gian trơi nhanh, nhiều khi ngồi cả tối mà không học được chữ nào”. (chia sẻ của (SV 5 năm 2 khoa quản trị văn phòng). Phỏng vấn sinh viên về hiệu quả quản lý thời gian ngoài giờ học trên lớp của sinh viên, nghiên cứu thu được các chia sẻ: “Mình quan tâm và thường lập kế hoạch cho các hoạt động theo ngày, nhưng thấy mình hầu như không thực hiện được kế hoạch như đã lập ra.”(Sinh viên 6- năm 2, khoa du lịch và lữ hành). Kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của nhiều sinh viên chưa tốt dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt
động học tập. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên cho rằng mình học quá nhiều nhưng lại không đạt kết quả tốt.