Dựa theo thời gian lịch sử ta chia thành 5 thời kì:
- Thời kì sơ khai (1920 – 1945 ).
- Thời kì phát triển (1946 – 1952 ). - Thời kì danh vọng (1953 – 1959 ). - Thời kì suy sụp (1960 – 1975 ).
- Thời kì phục hưng (1975 đến nay ).
Những cây vợt xuất sắc tiêu biểu cho làng bóng bàn nước ta như Trần Tuấn Anh, Lê Xuân Phong, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn Vinh Hiển. Tham dự giải BB quốc tế tại SEA Games 1989, Asean Games 1990. Đoàn tuyển thủ Việt Nam đã đạt được niềm tin cho giới hâm mộ. Tại SEA Games 15 đạt 3 HCB. Và mới đây tại SEA Games 18 Vũ Mạnh Cường đã xuất sắc giành HCV.
Bài 2
A. KĨ THUẬT CỦA MÔN BÒNG BÀN 1. Tầm quan trọng của kĩ thuật cơ bản 1. Tầm quan trọng của kĩ thuật cơ bản
*. Định nghĩa.
Kĩ thuật cơ bản là cơ sở của mỗi VĐV, là tiền đề để áp dụng chiến thuật. Năng lực thi đấu của mỗi VĐV, mạnh hay yếu là căn cứ vào trình độ nắm vững kĩ thuật cơ bản. Kĩ thuật cơ bản càng chính xác, thành thạo thì chiến thuật càng hiệu quả, phong phú, linh hoạt. Kĩ thuật cơ bản tốt không những giúp ích cho chiến thuật mà còn ảnh hưởng đến trạng thái, tư tưởng thi đấu, thể lực của VĐV.
- Do đó người tập phải tập kĩ thuật cơ bản thành thạo, có phong cách, lối đánh rõ ràng thì việc tập luyện, vận dụng chiến thuật sẽ mau chóng đạt tới một trình độ điêu luyện.
2. Phân loại kĩ thuật
- Kĩ thuật cơ bản của bóng bàn được chia làm ba nhóm như sau: kĩ thuật giao bóng, kĩ thuật đỡ giao bóng, kĩ thuật tấn công, kĩ thuật phòng thủ.
B. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CƠ BẢN CỦA BÓNG BÀNI. TÍNH NĂNG VÀ CÁCH CẦM VỢT I. TÍNH NĂNG VÀ CÁCH CẦM VỢT
1. Tính năng của vợt và cách cầm vợt
Có 4 loại chính:
1.1. Vợt gai cao su
- Có độ nảy điều hòa, rễ khống chế và có độ nảy chuẩn xác. Đối phó với bóng xoáy thuận lợi.
Những người thiên cắt bóng xoáy thường sử dụng loại vợt này.
1.2. Vợt mousse ngửa
- Mặt gai ngửa, dưới có dán lớp mousse, khi đánh bóng sức nảy mạnh, lực tập trung, hơi khó khống chế. Nên đánh bóng động tác phải gọn, dứt khoát, đánh tay nhanh. Loại vợt này thích hợp với lối đánh lip công và đẩy trái vụt phải.
1.3. Vợt mousse úp
Vợt mousse úp thích hợp với lối đánh bóng xoáy.
1.4. Vợt phản xoáy
Vợt phản xoáy thường có 3 loại:
+ Phản xoáy gai + Phản xoáy úp + Phản xoáy ngửa
Vợt thường dán một mặt mousse úp, một mặt phản xoáy.
2. Cách cầm vợt dọc ( kiểu hình kìm )
- Vợt sử dụng một mặt vợt đánh cho cả 2 bên, nên chuyển tay nhanh, cổ tay linh hoạt, điều chỉnh mặt vợt dễ đánh bóng thuận tay mạnh, chính xác, dao bóng đa dạng, tấn công nhanh tốt.
+ Mặt phải của vợt: Ngón cái và ngón trỏ dùng lưc điều chỉnh giữ lấy cán vợt. Cán vợt nằm ở hố khẩu ( giữa ngón cái và ngón trỏ). Đốt thứ nhất của ngón tay cái tì vào cạnh trái của vợt. Đốt thứ 3 của ngón tay trỏ tì vào cạnh phải của vợt.
+ Mặt trái của vợt: Vợt dọc thường dùng mặt phải của vợt, nhưng các ngón tay đặt ở sau mặt vợt có tác dụng rất lớn.
Ngón giữa co tự nhiên tì đỡ phần giữa vợt, ngón đeo nhẫn và ngón út chồng lên ngón giữa. Khi đánh bóng đốt thứ 1 và 2 của ngón giữa dùng sức ấn vào mặt sau vợt, các ngón kia hỗ trợ thêm dùng lực đánh bóng.
Trong kiểu cầm hình kìm có 3 loại: Hình kìm phổ biến. hình kìm nhỏ và hình kim lớn.
Hình 1. Cách cầm vợt dọc
Ngoài ra kiểu cầm vợt dọc còn có các kiểu cầm: Các ngón tay đè lên mặt vợt và kiểu cầm vòng khuyên.
Hình 2. Kiểu cầm vòng khuyên
3. Cách cầm vợt ngang ( giống như cầm dao )
Thường sử dụng cả 2 mặt để đánh bóng, nên phạm vi đánh bóng rộng hơn vợt dọc, việc kết hợp giữa tấn công và phòng thủ tốt. Đánh trái tay thuận lợi, cổ tay linh hoạt, có sức mạnh.
+ Ngón tay cái đặt ở mặt phải vợt, ngón trỏ đặt ở mặt trái vợt, ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út nắm lấy cán vợt.
Để dùng lực thuận lợi khi vụt bóng có thể thay đổi vị trí ngón tay. Nếu vụt nhanh tay cái giữ nguyên, ngón trỏ dịch lên một ít để giữ thăng bằng và điều chỉnh góc độ vợt.
Hình 3. Kĩ thuật cầm vợt ngang
Ngoài ra còn có kiểu cầm quả đấm, kiểu 2 ngón tay trỏ và giũa đặt mặt trái vợt
(Hình3.1)
Hình 3.1