Góc phát quang của SLED, ELED và Laser

Một phần của tài liệu Giáo trình thông tin quang (ngành CNKT điện tử và viễn thông) (Trang 96 - 97)

Hình 3.24 cho thấy, SLED phát ra ánh sáng có dạng Lambertian, nghĩa là phân bố công suất phát quang có dạng:

P = P0. cosθ (3.19)

với θ là góc giữa hướng quan sát và trục vuông góc với mặt phát xạ. Như vậy, một nữa mức công suất đỉnh đạt được với θ=60o. Mặt bao của góc phát quang của SLED có dạng hình nón 120o. Góc phát quang của ELED chỉ có dạng Lambertian theo hướng song song với lớp tích cực(2θ=120o). Ở hướng vuông góc với lớp tích cực, góc phát quang giảm đi chỉ còn 30o. Như vậy,góc phát quang của ELED nhỏ hơn so với SLED.

Ánh sáng laser phát ra không có dạng Lambertian. Thay vào đó, mặt bao góc phát quang của Laser có mặt nón có đáyhình elip với:

- Góc theo phương ngang với lớptích cực: 10o+ - Góc theo phương vuông gócvới lớp tích cực: 30o

So với LED, Laser có góc phát quang nhỏ, đồng thời công suất phát quang lớn, do đó mậtđộ năng lượng ánh sáng do laser phát ra lớn rất nhiều sovới LED. Năng lượng ánh sáng được tập trung. Vì vậy, cường độ ánh sáng do laser phát ra rất mạnh có thể gây hại

mắt. Do đó, các cảnh báo nguy hiểm của ánh sáng laser phải được thực hiện tại các thiết bị quang có nguồn phát laser.

3.4.3. Hiệu suất ghép quang

Hiệu suất ghép quang là tỷ số giữa công suất quang ghép vào sợi quang Popt trên công suất phát quang của nguồn quang Ps:

opt

S P

P

 = (3.20)

Hiệu suất ghép quangphụ thuộc vào [6]: - Kích thước vùng phát quang

- Góc phát quang của nguồn quang - Góc thu nhận (hay NA) của sợi quang

- Vịtrí tương đối giữa nguồn quang và sợi quang - Bước sóng ánh sáng

Một phần của tài liệu Giáo trình thông tin quang (ngành CNKT điện tử và viễn thông) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)