Thay đổi chính sách địa tô và vai trò của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 50 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.1. Thay đổi chính sách địa tô và vai trò của ngành nông nghiệp

2.2.2.1. Thay đổi chính sách địa tô và vai trò của ngành nông nghiệp

Thay đổi chính sách địa tô

Okubo Toshimichi (大 久 保 利 通 , 1830 – 1878) khi được bổ nhiệm vào vị trí đầy quyền lực là Nội vụ khanh trong Bộ Nội vụ, chi phối mọi lĩnh vực. Ông tiến hành các chính sách phát triển đất nước trong đó nổi bậc nhất là chính sách cải cách địa tô. Việc thay đổi chính sách địa tô được thi hành từ năm 1873 nhưng đến năm 1875 khi Okubo đảm nhiệm luôn chức Tổng tài Cục Cải chính địa tô thì sự nghiệp cải cách địa tô mới thực sự bắt đầu. Chính sách địa tô mới được tiến hành tuần tự gồm:

 Đầu tiên chính phủ phế bỏ các hạn chế về cách dùng ruộng, công nhận quyền tự do trồng trọt mùa màng và chấp nhận tự do buôn bán đất đai.

 Tiếp theo, người nộp thuế được quy định là chủ sở hữu đất chứ không phải là người sản xuất, bên cạnh đó phát hành địa khoáng để làm chứng từ khi thay đổi chủ sở hữu và trên địa khoáng còn ghi cả giá đất, định mức tô thuế phải nộp.

 Chính sách địa tô trước đây được thu nạp hàng năm bằng nông sản, nên tùy theo vụ mùa được hay mất mà khoảng thu nạp khác nhau làm cho chính phủ rất khó dự định ngân sách cho mỗi năm. Và chính sách mới là đánh thuế theo giá đất và phải nộp bằng tiền, tiền thuế tương đương 3% của giá đất (giá trị đất đai được tính trên cơ sở nguồn lợi thu được trên mảnh đất đó), đây là một tỷ lệ áp dụng chung khắp cả nước.

Hình 2.1: Okubo Toshimichi (大久保利通) (1830 – 1878)

Nguồn:

Song song với các chính sách tiến bộ hóa của chính phủ Minh Trị để theo kịp phương Tây là làn sóng phản đối của tầng lớp võ sĩ. Cùng với đó ở nhiều địa phương nông dân lại bất mãn vì phải đối đầu với vấn đề địa tô. Chính phủ lo sợ tầng lớp võ sĩ và nông dân bất mãn sẽ cấu kết với nhau tạo thành những làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn chống lại chính phủ. Chính vì vậy, để điều hòa quan hệ với những người nông dân và tập trung lực lượng đối phó với tầng lớp võ sĩ, Okubo kiến nghị việc giảm tô thuế cho nông dân, năm 1877 tô thuế giảm từ 3% xuống còn 2,5% (Nguyễn Tiến Lực, 2010, trang 162).

Sự nghiệp cải cách địa tô phải đến năm 1881 mới hoàn thành, là một trong “Tam đại cải cách” của Minh Trị Duy tân, một phần trong các chính sách phát triển tư bản chủ nghĩa ở Nhật, là nền tảng quan trọng cho việc thiết lập nền tảng tài chính vững mạnh cho chính phủ. Phần lớn thuế đất và địa tô được chuyển hóa thành tiền vốn một cách trực tiếp hay gián tiếp, góp phần giải quyết những khó khăn to lớn về mặt tài chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Vai trò của nông nghiệp cho quá trình CNH

Tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị là: Nông nghiệp là đại diện cho khu vực truyền thống, sự phát triển của nó tạo ra cơ sở cho giai đoạn đầu tiên; nông nghiệp không giống với các khu vực truyền thống khác vì sự tăng trưởng bền vững thậm chí còn gia tăng khi dần đến giai đoạn triển khai; sự tăng trưởng của nông nghiệp giảm đi vào những năm tiếp theo để nhường bước cho sự phát triển của công nghiệp nhẹ. Dưới đây là các vai trò của ngành nông nghiêp.

Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho quá trình CNH

Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho các ngành kinh tế quốc dân. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nông sản trong nước thì phải nhập khẩu lương thực thực phẩm, do đó sẽ tạo nên sức ép đối với cán cân thanh toán mậu dịch và làm cho cánh cửa cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và các nguồn tài chính cần thiết cho quá trình CNH sẽ chậm lại. Chính vì vậy mà đến năm 1880

việc sản xuất lúa gạo lớn hơn tiêu thụ và ngoài việc tự cung tự cấp lương thực, Nhật Bản còn là nước thuần xuất khẩu gạo. Đến năm 1890, thì lượng sản xuất và tiêu thụ bằng nhau, nghĩa là tỷ lệ nhập khẩu ròng/lượng tiêu dùng bằng không (Dương Minh Tuấn (cb), 2012, trang 89-91).

Trong công trình nghiên cứu Ước tính và phân tích thống kê dài hạn (長期 経済統計一推計と分析) của Okawa và các cộng sự (大川ほか) in trong

Nông Lâm Nghiệp (農林業)do nhà xuất bản Toyo Keizai (東洋経済新報 社) thực hiện năm 1966 có trình bày về bảng cân đối cung cầu gạo của Nhật Bản qua các năm. Cụ thể như bảng 2.1 với: Lượng nhập khẩu ròng = Lượng nhập khẩu – Lượng xuất khẩu; Lượng tiêu dùng = Lượng sản xuất + Lượng nhập khẩu ròng.

Bảng 2.1: Cân đối về cung cầu gạo

Thời kỳ Tỷ lệ nhập khẩu ròng/ lượng tiêu dùng (%) Thời kỳ Tỷ lệ nhập khẩu ròng/ lượng tiêu dùng (%) 1878 – 1887 - 0,8 1898 – 1907 6,2

1888 – 1897 0,0 1908 – 1917 4,5

Nguồn: 梅村ほか. 1966.『農林業」(大川ほか編『長期経済統計-推 計と分析」。第 9 巻)。東洋経済新報社。p.166.(Okawa và các cộng sự. (1966). Ước tính và phân tích thống kê dài hạn. In trong Nông Lâm Nghiệp. Nhật

Bản: Toyo Keizai, trang 166)

Thúc đẩy xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Nhà kinh tế học Nhật Bản Yukihiko Kiyokawa (清川雪彦), Giáo sư tại Đại học Quốc tế Tokyo, Giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi đã trình bày về Sự khác biệt về công nghệ và quá trình ứng dụng công nghệ: Tập trung

vào kinh nghiệm sản xuất dệt năm 1975, cho rằng nông nghiệp đóng vai trò

ngoại tệ đóng góp không nhỏ trong giai đoạn tiền đề cho quá trình CNH trong nước. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm ngành nông nghiệp vào năm 1870 chiếm đến 47% trong cơ cấu ngành xuất khẩu, chỉ riêng nông sản là chiếm đến 38%. Những nông sản xuất khẩu chính gồm chè, tơ tằm, thủy sản. Sự phát triển của ngành trồng dâu nuôi tằm là ngành nông nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành sản xuất tơ tằm và tiến hành xuất khẩu một lượng lớn nguyên liệu tơ, cụ thể tỷ trọng xuất khẩu tơ tằm năm 1868 – 1900 đến 30%, góp phần không nhỏ cho quá trình triển khai CNH ở giai đoạn sau.

Chính vì giá trị đóng góp to lớn của ngành sản xuất tơ tằm, giáo sư Yukihiko Kiyokawa trình bày về việc nâng cao chất lượng tơ tằm và tăng năng suất bằng cách tự trồng dâu nuôi tằm và chọn giống tằm thế hệ 1 đã tạo ra sợi tơ có độ tơi xốp và dài hơn so với trước đây.

Thu hút nguồn tiết kiệm từ nông nghiệp

Nguồn tài chính cần thiết cho quá trình CNH chủ yếu được huy động trong nước, Nhà nước đã thu hút nguồn tiết kiệm từ nông nghiệp cho các ngành phi nông nghiệp.

Bảng 2.2: Thu hút nguồn tiết kiệm từ nông nghiệp cho các ngành phi nông nghiệp

Đơn vị: Trăm vạn yên (triệu yên) 1888–1897 1898–1907 1908–1917

Tiết kiệm của nông hộ (Sf) 73 197 407

Đầu tư cho nông nghiệp (If) 78 130 178

Thặng dư tiết kiệm nông nghiệp (Sf - If) -5 67 229

Thuế nông nghiệp (Tf) 62 106 161

Thặng dư nông nghiệp (AS= Sf - If + Tf) 57 173 390 Tỷ lệ Sf-If trong các ngành phi nông nghiệp -5,9 42,1 52,2

Qua bảng 2.2 cho thấy đầu tư cho nông nghiệp (If) ngày càng tăng qua các năm dẫn đến thặng dư tiết kiệm của nông nghiệp (Sf - If) giai đoạn 1888–1897, -5 triệu yên lên 67 triệu yên vào giai đoạn tiếp theo và tăng lên 229 triệu yên vào giai đoạn cuối (1908– 1917). Thuế nông nghiệp (Tf) cũng ngày càng tăng, đây là nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Như vậy trong quá trình CNH của Nhật Bản thì sự đóng góp của nông nghiệp thật sự đáng kể, sự tăng trưởng của công nghiệp và nông nghiệp đan xen và bổ trợ lẫn nhau.

Đóng góp nguồn vốn tài chính cho quá trình CNH

Trong bảng 2.2, Thuế nông nghiệp được xem như một phần của nguồn thu lưu động của chính phủ nhằm chi cho quá trình CNH. Trong đó thuế nông nghiệp trong những năm 1888 – 1897 là 62 triệu yên, đến năm 1898 – 1907 là 106 triệu yên tăng đến 70,97%; năm 1908 – 1917 là 161 triệu yên tăng 51,89% so với giai đoạn trước, và tăng 159,68% so với giai đoạn đầu. Điều này chứng tỏ thuế nông nghiệp đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn thu tài chính cho CNH của Nhật Bản.

Như vậy, rõ ràng CNH của Nhật Bản trong thời kỳ đầu hầu như hoàn toàn dựa vào nguồn vốn trong nước, một trong những chỗ dựa chủ yếu nhất là nông nghiệp. Nông nghiệp đã giữ vai trò hỗ trợ quan trọng cho quá trình CNH, không có sức mạnh của nông nghiệp thì CNH thời kỳ này không thể nhanh được như vậy.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)