KẾT QUẢ CN HỞ NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 111)

7. Bố cục của luận văn

4.1. KẾT QUẢ CN HỞ NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

Thành tựu 4.1.1.

Cách mạng công nghiệp, CNH Nhật Bản là cánh cửa để Nhật Bản thoát khỏi số phận chung của các nước phương Đông, không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây; không bị mất đi chủ quyền quốc gia dân tộc mà trái lại trở thành cơ hội diễn ra một cuộc cải cách thành công đi vào lịch sử thế giới, là quốc gia châu Á đầu tiên bước ra ngoài thế giới và trở thành cường quốc duy nhất nằm ngoài khu vực Âu – Mỹ. Từ đây cho thấy CNH là bước đi đúng đắn để Nhật Bản thực hiện mục tiêu Phú quốc cường binh, Nhật Bản không chỉ tiếp thu các giá trị văn minh

phương Tây và vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của nước mình, mà còn biết gạt bỏ đi những yếu tố hạn chế để thay đổi, đưa đất nước vượt qua được thách thức của thời đại nhờ vào sự chung sức của giới tri thức, nhà lãnh đạo và sức mạnh của các tầng lớp nhân dân cùng chung tay vận hành đất nước đi theo mục tiêu và lợi ích chung của toàn xã hội.

Về xã hội: Công cuộc Minh Trị Duy tân nói chung, quá trình CNH nói riêng

đã giúp Nhật Bản, từ một xã hội phân chia đẳng cấp nghiệt ngã thành một xã hội văn minh “Tứ dân bình đẳng”, một xã hội học tập, vươn tới tầm cao văn minh mới. Trật tự xã hội mới dựa vào thành tựu và năng lực cá nhân thay vì đẳng cấp, đã được thiết lập, để mọi người có tài có năng lực đều có thể tiến thân trong xã hội, bất chấp nền tảng xã hội của họ. Điều đáng nói chính là tầng lớp Võ sĩ đạo dù bị tước đi gần

hết những đặc quyền và bổng lộc, nhưng vì sự nghiệp chấn hưng quốc gia mà vẫn chấp nhận, đây cũng là một điểm đáng ngưỡng mộ của tinh thần Nhật Bản, luôn vì mục tiêu chung của tổ chức mà hành động. Công cuộc cải cách về mặt xã hội tuy đã tước bỏ đặc quyền của tầng lớp Võ sĩ nhưng lại giải phóng được thân phận cho hàng chục triệu nhân dân lao động, kể cả những tầng lớp trước đây không được coi là con người. Cùng với đó, những luật lệ cấm nông dân không được bỏ nông thôn, bán ruộng đất hoặc lựa chọn loại cây trồng cũng được bãi bỏ. Họ được tự do tiến hành bất cứ hoạt động và nghề nghiệp nào làm tăng thu nhập của mình; bất cứ ai cũng có thể mở xí nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Nhờ đó tạo ra sức giải phóng mạnh mẽ của lao động cho xã hội, mọi nguồn lực trong xã hội đã được huy động tạo nên động lực to lớn cho công cuộc CNH, cận đại hóa đất nước.

Về giáo dục: Bộ Giáo dục được thành lập năm 1871, với mục tiêu xây dựng

được nền giáo dục không phân biệt giai tầng xã hội, nam nữ, giàu nghèo và thực hiện theo Điều 5 của Ngũ điều Ngự thệ văn là “Phải thu lượm tri thức trên thế giới

để chấn hưng Hoàng cơ” với các chính sách cải cách giáo dục trong nước, cử Sứ

đoàn đi Âu – Mỹ và người tài đi du học ở các nước phương Tây; chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để thuê chuyên gia nước ngoài về Nhật làm việc và giảng dạy. Đầu tiên là vai trò của sứ đoàn đi Âu – Mỹ, họ đã có dịp “mắt thấy tai nghe” về nền văn minh phương Tây, về những thành tựu to lớn của cách mạng công nghiệp,... toàn thể thành viên của sứ đoàn đều có chung nhận thức là Nhật Bản cần thiết phải học tập văn minh phương Tây từ văn vật đến chế độ phát triển đất nước. Bên cạnh đó, việc thuê các chuyên gia nước ngoài đến Nhật giảng dạy và làm việc là một đòn bẩy cho Nhật Bản tiến tới văn minh khai hóa, giúp đẩy nhanh quá trình cận đại hóa Nhật Bản. Các chuyên gia nước ngoài còn tác động tích cực về mặt học thuật và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tinh thần cách mạng trong khoa học và xây dựng nền tảng xã hội trong công cuộc CNH, cận đại hóa. So với việc thuê chuyên gia nước ngoài tuy có tác dụng to lớn trong việc học tập văn minh phương Tây nhưng đó chỉ là một giải pháp tạm thời, muốn người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng đất nước Phú quốc cường binh thì biện pháp lâu dài chính là tuyển chọn người tài đi du

học ở các nước Âu – Mỹ, đó mới là cách tiếp thu trực tiếp và sâu sắc nhất. Đây chính là những thành tựu nổi bậc về giáo dục và cũng là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển học hỏi và áp dụng. Trong các bài nghiên cứu về Giáo dục

Nhật Bản thời Minh Trị, thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận tác động của

giáo dục “thực học” định đến thành công của công cuộc CNH, HĐH.

Về nền kinh tế nông nghiệp: Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu

phẩm cần thiết cho quá trình CNH; thúc đẩy xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; thu hút nguồn tiết kiệm từ nông nghiệp; và đóng góp nguồn vốn tài chính cho quá trình CNH. Ngoài ra để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước thì việc cho phép mua bán ruộng đất và đóng tô thuế bằng tiền là một bước tiến mới trong hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ. Chính tiền thuế đất và địa tô được chuyển thành tiền vốn một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng đã góp phần giải quyết những khó khăn to lớn về tài chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp CNH, cận đại hóa đất nước. Song song thành công đó, Nhật Bản đã chuyển đổi nhanh từ một nền kinh tế nặng tính tự cấp tự túc thành một ngành mang tính hàng hóa nhờ tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và gieo trồng giống mới, tăng nhanh nguồn cung cấp lương thực, tăng xuất khẩu hàng hóa nông sản, đặc biệt là tơ sợi, tơ lụa, vải bông...tạo ra nguồn tích lũy lớn về vốn và nguồn thu quan trọng về ngoại tệ để hậu thuẫn tích cực cho sự nghiệp CNH.

Về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Chuyển dịch từ nhập khẩu sang tự sản

xuất và xuất khẩu. Xuất khẩu sản phẩm truyền thống và thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn đầu tiên sản xuất trong nước mở rộng mạnh mẽ có được là nhờ tiến bộ công nghệ, việc đồng hóa công nghệ vay mượn nước ngoài và sự hiệu chỉnh sự kết hợp các nhân tố sản xuất cho phù hợp với giá các nhân tố sản xuất trong nước, nỗ lực thực hiện để cắt giảm chi phí vốn bằng cách sử dụng triệt để hơn lao động rẻ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với ngành công nghiệp dệt bông thì việc thay thế nhập khẩu đã hoàn thành vào năm 1902. Công nghiệp dệt đã phát triển bền vững và duy trì vị trí thống trị của nó trong việc mở rộng xuất khẩu. Năm 1910, lần đầu

tiên kim ngạch xuất khẩu vượt nhập khẩu, và chính sách thay thế nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu trong ngành công nghiệp dệt bông hoàn thành vào năm 1919.

Về tiền tệ: Đã xóa bỏ được những rào cản do sự cồng kềnh, phức tạp của hệ

thống tiền tệ thời Mạc phủ gây ra, chấm dứt tình trạng không có hệ thống phát hành và kiểm soát từ Trung ương để các chính quyền địa phương tùy tiện phát hành tiền theo ý riêng của mình, dẫn đến những khác biệt lớn về giá trị đồng tiền, nhất là sự khác biệt giữa tiền vàng và tiền bạc, gây ra hiện tượng chảy máu vàng, tổn hại lớn cho quốc gia khi giao dịch với phương Tây vào những năm 1850. Cùng với đó là xác lập đồng tiền chung dựa trên bản vị vàng và dùng tiền giấy lấy đồng yên làm đồng tiền chung có khả năng quy đổi. Chính phủ Nhật Bản đã thành công khi tạo ra một hệ thống tiền tệ thống nhất và tin cậy, làm chỗ dựa cho việc tăng tích lũy để phát triển công nghiệp.

Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Trong vòng 10 năm từ năm 1884 đến năm 1894

ngành đường sắt Nhật Bản đã phát triển tăng gấp 6 lần, ngành vận tải đường sắt không chỉ là huyết mạch giao thông của Nhật Bản, là biểu tượng của “văn minh khai hóa” mà còn thúc đẩy các ngành công nghiệp khác thuận lợi phát triển theo; tiêu biểu là việc vận chuyển sản phẩm đầu ra cho ngành xuất khẩu tơ thô, vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp sản xuất khác. Việc hình thành mạng lưới đường sắt là việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp CNH Nhật Bản. Ngành giao thông vận tải tăng trưởng nhanh góp phần vào việc thống nhất thị trường trong nước và phát triển các ngành công nghiệp khác. Chính phủ cũng đặc biệt chú trọng hệ thống liên lạc viễn thông bằng cách đưa vào sử dụng các dịch vụ bưu điện và điện tín. Kết quả có khoảng 5.000 trạm bưu điện được đưa vào hoạt động, cùng với các đường điện tín lớn trong nước đã hoàn thành, hàng năm phân phát khoảng 100 triệu bưu phẩm, thư từ, và khoảng 3 triệu bức điện tín. Trong liên lạc quốc tế, Nhật Bản đã kết nối được đường cáp ngầm dưới biển từ Thượng Hải, nhờ đó đã liên lạc được với Luân Đôn thông qua Sigapore và Ấn Độ, mặc dù trong thời kỳ này lĩnh vực thông tin điện thoại vẫn chưa phát triển mạnh. Nhờ sự nhìn nhận đúng đắn của chính phủ về vai trò của hệ thống giao thông vận tải

và hệ thống liên lạc viễn thông đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho giao thương buôn bán.

Về ngành công nghiệp quốc phòng: Để HĐH ngành giao thông đường biển,

chính phủ Nhật Bản tuy không trực tiếp điều khiển các tuyến đường nhưng đã hỗ trợ lớn cho Iwasaki Yataro để xây dựng một đội tàu buôn hiện đại thông qua việc tìm mua một đội tàu vận tải lớn của phương Tây. Cùng với đó là các xưởng đóng tàu hiện đại ngày càng mở rộng quy mô, ngoài việc vận chuyển hàng hóa sang các nơi khác nhau ngành công nghiệp đóng tàu còn có những đóng góp to lớn vào các cuộc chiến tranh trong và ngoài nước như chiến tranh Tây Nam năm 1877, đặc biệt là đánh bại quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Nhật – Thanh (1894 – 1895), quân đội Nga hoàng trong chiến tranh Nhật – Nga (1904 – 1905) làm chấn động thế giới. Bên cạnh đó, những cơ sở sản xuất vũ khí hiện đại, nhiều thiết bị tối tân đã thu hút một lượng lớn các nhân tài về khoa học kỹ thuật ở Nhật. Hơn nữa đây cũng là cơ sở chủ yếu của ngành chế tạo máy móc, đóng tàu hiện đại phục vụ cho dân sự. Vì thế mà sự lớn mạnh của ngành quân sự có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản nói chung.

Về khoa học kỹ thuật: Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ phương Tây hiện đại

bằng cách nhập khẩu máy móc và mời các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài đến làm việc tạo thành một động lực mới của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này. Sự phát triển song song giữa các ngành công nghiệp hiện đại và công nghiệp truyền thống. Công nghệ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế tăng cường sử dụng máy móc trong sản xuất giúp giảm bớt việc làm trong nông nghiệp, chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tăng nguồn lao động cho công nghiệp vừa góp phần tăng sức mua lương thực thúc đẩy ngành nông nghiệp trong nước phát triển. Nông nghiệp tăng, thu nhập từ thuế đất cũng tăng, đóng góp quan trọng cho ngân sách chính phủ và cho phép tái phân bổ nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Và nhờ tính ưu việt của công nghệ mới, công nghiệp dệt Nhật Bản đã trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của đất nước. Nhà kinh tế học Nhật Bản Yukihiko Kiyokawa (清川雪彦), ông đã nhận được giải thưởng Viện Hàn lâm Nhật Bản năm

2005 với công trình nghiên cứu Sự hình thành lực lượng lao động công nghiệp hiện

đại ở châu Á - Phát triển kinh tế, văn hóa và ý thức việc làm, cũng có trình bày về

bước đi CNH của Nhật Bản rằng “Đối với một nước thuộc địa lạc hậu, ý nghĩa của khu vực truyền thống có thể là không thích hợp. Đối với một số nước giàu tài nguyên, đủ để xuất khẩu nông sản, giai đoạn thay thế nhập khẩu đầu tiên bằng hàng công nghiệp nhẹ có thể không cần thiết. Còn đối với Nhật Bản, tài nguyên có hạn, mối quan hệ giữa tiến bộ kỹ thuật và hình thành tư bản đặc biệt thích hợp vì sự tiếp cận hướng tới sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực địa phương đồng thời với quá trình CNH” (Kazushi Ohkawa & Hirohisa Kohama, 2004, trang 114-115). Việc số nhà máy sử dụng năng lượng điện hoặc hơi nước tăng từ 53 lên 7.745 chứng tỏ quy mô sử dụng máy móc vào sản xuất công nghiệp tăng nhiều, giá trị máy công nghiệp nhập khẩu đã đạt trung bình 12 triệu yên một năm vào những năm 1880. Tận dụng lợi thế của nước đi sau để vay mượn công nghệ, sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của các nước tiên tiến để rút ngắn khoảng cách công nghệ, quá trình phát triển kinh tế nói chung và CNH nói riêng của Nhật Bản.

Về khả năng tổ chức và nỗ lực của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư

nhân, công ty cổ phần phát triển mạnh mẽ. Tạo dựng được các nhà tư bản trung thành với chính phủ, kích thích nền công nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng. Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, doanh nhân, lãnh đạo tài năng để đưa đất nước tiên tiến. Thành tựu đặc biệt trong lĩnh vực này là sự tồn tại của các công ty thương mại, các hợp tác xã thể hiện tính tổng hợp (công ty nào cũng buôn bán nhiều mặt hàng), tính đa dạng (vừa sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng ở nước ngoài) và tính tổ chức (các công ty lớn tích cực đóng vai trò cũng cấp vốn, tìm đối tác cho các công ty nhỏ trong cùng tập đoàn,...) trong từng công ty.

Về quan hệ quốc tế: Xóa bỏ được các Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền

Mạc phủ đã ký với các nước phương Tây, hơn nữa còn bành trướng thế lực sang các nước châu Á, xác lập vị trí bá chủ ở châu Á và vị thế cường quốc trên phạm vi thế giới sau tiếng vang trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc và với Nga. Thành công

trong giao dịch thương mại quốc tế khi là đối tác của các nước châu Âu và châu Mỹ như nhập khẩu máy móc và xuất khẩu tơ lụa, chè và các mặt hàng chính khác; Châu Á thì nhập khẩu bông Ấn Độ, xuất khẩu vải bông và hàng công nghiệp nhẹ sang Hàn Quốc, Trung Quốc. Điều này đã chứng minh được sự lớn mạnh của ngành công nghiệp Nhật Bản không những thay thế được việc nhập khẩu mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Kỹ thuật và cơ giới hóa đã tiến bộ trong nhiều ngành nghề, nhiều nhà máy hiện đại được xây dựng ở Đài Loan sau khi trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Năm 1911, Nhật Bản cho xây dựng một nhà máy xe sợi ở Thượng Hải cũng đã minh chứng cho tầm quan trọng ngày càng tăng của quan hệ quốc tế và đầu tư ra nước ngoài trong chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Minh Trị.

Nhật Bản đã trở thành nước công nghiệp đầu tiên ở châu Á, kinh tế phát triển kỳ diệu chỉ trong 30 năm, giúp nước Nhật không chỉ đạt được mục tiêu ban đầu là Phú quốc cường binh mà còn trở thành một siêu cường kinh tế. Đặc biệt công cuộc duy tân nói chung và CNH nói riêng đã tác động nhiều mặt đến phong trào cải cách và cách mạng của các nước châu Á. Đến nhà cách mạng nổi tiếng Trung Quốc Tôn Trung Sơn xem công cuộc duy tân Nhật Bản là một hình mẫu xuất sắc, chỉ trong

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở nhật bản thời minh trị (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)