Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 111 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản

4.2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản

xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

a) Thuận lợi

Từ lâu, cam sành đã là thứ quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng. Giống, chất đất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, ... và những kinh nghiệm chăm sóc của các nông hộ huyện Bắc Quang đã tạo cho cam sành huyện có hương vị thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được. Chính vì vậy, sản phẩm cam sành đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với sản phẩm cam sành được sản xuất theo quy trình VietGAP đã tạo được lòng tin của thị trường và người tiêu dùng, do vậy, sản phẩm cam sành càng có vị trí cao trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm qua (từ năm 2014 đến nay) được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang cùng với sự chỉ đạo trực tiếp

của Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, UBND huyện Bắc Quang, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện như: Chi cục QLCL nông lâm thủy sản, Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, hội nông dân tỉnh Hà Giang, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Giang và Trạm khuyến nông huyện Bắc Quang đã tuyên truyền rộng rãi các văn bản có liên quan đến VSATTP, vận động nông dân tham gia trồng cam sành theo quy trình VietGap, đồng thời mở các lớp tập huấn về sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP. Hầu hết các hộ nông dân đều có ý thức cao trong việc sản xuất khi đã được tập huấn. Nổi bật ở xã Vĩnh Hảo, Việt Hồng và Tiên Kiều là các xã đi đầu trong phát triển cam sành theo quy trình VietGap.

b) Khó khăn

Bảng 4.24. Phân tích ma trận SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T) - Nhu cầu thị trường về cam an

toàn ngày càng cao

- Giá cả bấp bênh, không ổn định

- Đang có các dự án triển khai tại địa phương như dự án CPRP, dự án WB7 đã, đang và sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, kết nối thị trương…vv…. - Sâu bệnh, dịch hại phát triển mạnh (greening, rệp..vv..) - Các chính sách của nhà nước, tỉnh và địa phương quan tâm hỗ trợ giống, phân bón, vốn, kết nối thị trường…vv….

- Cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại như cam Cao Phong (Hòa Bình), cam Hàm Yên (Tuyên Quang)…vv..

- Việc ban hanh quy trình sản xuất VietGAP của Bộ NN và PTNT đã được chính quyền quan tâm

- Diện tích trồng cam tăng ồ ạt không kiểm soát được, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- Việt Nam có nhiều mối quan hệ trên trường quốc tế tạo ra tiềm năng mở rộng các kênh phân phối đến người tiêu dùng

- Chưa phân loại rõ ràng giữa cam an toàn VietGAP và cam thường.

Điểm mạnh (S) Kết hợp S-O Kết hợp S-T 1. Là đặc sản của

tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng

1. Tăng cường quảng bá giới thiệu thương hiệu sản phẩm cam sành VietGap

1. Tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối

tới người tiêu dung

2. Tranh thủ các nguồn lực, phát huy nội lưc

2. Tranh thủ thu hút các nguồn lực của dự án triển khai tại địa phương (CPRP, WB7)

2. Tỉnh cần có các chính sách phù hợp hỗ trợ giống, phân bón, vốn, kết nối thị trường, thu hút các DN xây dựng nhà máy chế biến cam

3. Thành lập các tổ sản xuất, các HTX sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGap

3. Tăng cường giám sát, quản lý chất lượng, giám sát nội bộ

3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý, sử dụng có hiệu quả thương hiệu cam sành Hà Giang 4. Áp dụng tiến bộ

KHKT vào sản xuất

4. Tạo điều kiên để các hộ được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT

4. Làm tốt việc quy hoạch vùng trồng cam, quản lý sâu bệnh hại

Điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T 1. Canh tác trên đất

dốc, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước tưới

1. Áp dụng KHKT vào sản xuất, tranh thủ các nguồn lực của nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm

1. Phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn huyện theo dõi, cập nhật kịp thời đầy đủ diễn biến thời tiết khí hậu để đưa ra các giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra

2. Công tác quản lý nguồn giống, chất lượng giống còn hạn chế

2. Quản lý tốt các vườn ươm giống cây cam trên địa bàn tỉnh, nghiệm thu lô cây giống trước khi xuất vườn

2. Xây dựng các mô hình trình diễn trồng giống sạch bệnh, tổ chức hội nghị đầu bờ, đánh giá kết quả, tuyên truyền nhân rộng mô hình 3. Trình độ dân trí

còn hạn chế, thiếu kiến thức trong sản xuất, theo quy trình VietGap, năng lực tiếp cận thông tin hạn chế.

3. Tập huấn nâng cao năng lực tiếp cận thông tin thị trường, tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi

3. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xúc tiến thương mại, quảng bá cam sành Bắc Quang

Là sản phẩm mang tính chất truyền thống của vùng quê huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, nhưng sản phẩm cam sành VietGAP chỉ mới trở thành một thương hiệu và được nhiều người biến đến trong 3 năm trở lại đây nên tiềm lực về sự tín nhiệm của người tiêu dùng, nội lực về khả năng cung cấp sản phẩm cam sành VietGAP vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được như kỳ vọng.

- Thị trường tiêu thụ: Để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, thành lập các vùng chuyên canh sản xuất sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP, trong khi đó diện tích, năng xuất ngày càng tăng, từ đó khối lượng sản phẩm thu hoạch ngày càng lớn, nhưng trong khi đó khâu tiêu thụ còn bấp bênh chưa bắt kịp được với tốc độ vào mùa của sản phẩm. Do đó, vẫn còn tình trạng cam sành bị rớt giá do bị tư thương chèn giá…và chưa có thị trường tiêu thụ riêng.

- Quy mô sản xuất: Mặc dù Bắc Quang là vùng sản xuất cam sành lâu đời của tỉnh Hà Giang, tuy diện tích sản xuất lớn nhưng chủ yếu vẫn còn mang tính tự phát nên các vườn cách xa nhau. Riêng đối với diện tích trồng cam sành VietGAP tương đối tập trung, tuy nhiên vấn còn một số diện tích còn manh mún, nhỏ lẻ nằm rải rác ở các hộ gia đình. Kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP của người dân còn hạn chế, thói quen canh tác không an toàn vẫn tồn tại và cơ sở vật chất phục vụ còn thiếu thốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)