Cơ cấu giống cam sản xuất tại hộ năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 79)

Giống cam Tỷ lệ diện tích cam theo 2 nhóm hộ Bình quân (%) Hộ sản xuất theo VietGAP Hộ chưa SX theo VietGAP

Cam sành HG 100 92,03 95,93

Cam V2 - 6,04

Cam vinh - 0,86 Cam khác - 1,07

4.1.3.7. Thực trạng áp dụng kỹ thuật điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại các hộ điều tra

* Thứ nhất, vùng sản xuất

Vùng sản xuất là điểm đầu tiên được đề cập trong quy trình VietGAP, vùng sản xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng nguổn nước, đất và môi trường phục vụ sản xuất. 100% diện tích cam sành thuộc vùng sản xuất theo quy trình VietGap của huyện Bắc Quang đều đang trong thời hạn được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn an toàn do Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòng, Mã số CN VietGAP-TT-13-07-02-0018; VietGAP-TT-13-07-02-0006. Trên thực tế hiện nay cho thấy, vùng sản xuất cam sành của huyện Bắc Quang đều nằm ở khu vực vùng núi, xa khu công nghiệp, không gần bênh viện, nhà máy, môi trường không có chất thải công nghiệp, chưa có nguy cơ ô nhiễm vật lý, hoá học hay sinh học. Vì vậy, so với tiêu chí sản xuất theo quy trình VietGAP, vùng sản xuất của huyện đảm bảo yêu cầu khi sản xuất cam sành tại các nông hộ.

* Thứ hai, đất và nước

Sản xuất theo quy tình VietGAP yêu cầu hàng năm phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng, xác định nguy cơ ô nhiễm để từ đó có biện pháp phòng chống, cải tạo và canh tác hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, với mô hình nông hộ và HTX, trên 80% các hộ được phỏng vấn cho biết: đất và nước không được kiểm tra chất lượng hàng năm, trừ khi có chương trình hay dự án thì cơ quan chuyên môn về lấy mẫu đi phân tích sau đó mới thông báo kết quả kiểm tra đánh giá cho nông hộ và HTX, tổ nhóm biết.

* Thứ ba giống

Chất lượng cây giống cam sành là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam sành. Theo yêu cầu của quy trình, giống phải có nguổn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt nguồn giống phải sạch bệnh, và được các cơ quan chức năng nghiệm thu đánh giá tước khi xuất vườn, nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh.

Đối với các hộ nông dân từ năm 2014 về trước, 100% hộ ở cả hai nhóm sản xuất cam sành VietGAP và cam sành thường đều tự nhân giống từ các cây cam sành tại vườn của hộ gia đình, từ năm 2014 đến nay các hộ mua giống tại khu sản xuất giống cam sành sạch bệnh do Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức sản xuất, một phần các hộ mua giống với các hộ có cây đầu dòng do sở

nông nghiệp bình tuyển tuy nhiên giá cây giống cao hơn nhưng chất lượng đảm, người dân an tâm hơn.

* Thứ tư, phân bón và thuốc BVTV

Yêu cầu sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong quy trình rất rõ ràng: 1. Chỉ được sử dụng loại phân và thuốc có trong danh mục cho phép, 2. Nguồn gốc cung ứng rõ ràng, 3. Sử dụng đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, 4. tuyệt đối không dùng phân tươi, 5. Từng vụ đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân, thường xuyên kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên mẫu sản phẩm (quả).

- Thuốc trong danh mục cho phép như: Sherpa 25 EC, Decis 50 EC, Polytrin 50 EC, Trebon 10 EC, Bascide 50 EC, Butyl 10 WP, Midan 10 WP, Polytrin P 440 EC/ND, Visher 25 ND, Sherpa 10 EC/25 EC, Comite 73 EC, Pegasus 500 SC, Dandy 15 EC, Regent 800 WG…

Bảng 4.16. Nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và đánh giá của các hộ sản xuất

Đơn vị tính: % Diễn giải Nguồn cung ứng Đánh giá về chất lượng 1. Phân bón Đại lý Khác Tốt Trung

bình Kém

Nhóm sản xuất theo VietGAP 100 0 95,3 4,7 0

Nhóm không sản xuất theo VietGAP 96,5 3,5 91,0 7,0 2 2. Thuốc BVTV

Nguồn cung ứng Về giá cả Đại lý Khác Không ổn định Ổn định Không biết Nhóm sản xuất theo VietGAP 100 0 68,22 25,60 6,18 Nhóm không sản xuất theo VietGAP 83,23 16,77 56,65 37,73 5,62 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) - Về nguồn cung ứng:

Qua bảng 4.16 cho thấy nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV theo đánh giá của các hộ sản xuất, đối với các hộ nông dân, cũng như nguồn cung ứng giống, 100 % số hộ điều tra đều mua phân bón và thuốc BVTV tại các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang vì nhiều lý do như dễ mua, gần nhà, giá cả hợp lý, được mua chịu, an tâm về chất lượng.

- Sử dụng phân bón:

Đối với hộ nông dân, nhận thức về tác dụng của phân hữu cơ, phân vi sinh không những tốt đối với cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất. Thực tế, điều tra cho thấy, 95,3% hộ có sử dụng phân hữu cơ đã ủ mục tuy nhiên lượng bón còn tuỳ thuộc vào nhận biết tác dụng của loại phân. Lượng phân dùng thì được ủ ngay tại vườn trồng.

- Sử dụng thuốc BVTV:

Việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh phá hoại. Sâu bệnh phá hoại là khó khăn lớn nhất trong sản xuất cam sành hiện nay vì trong các quy trình hướng dẫn sản xuất đều hướng đến hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Mặt khác, các loại thuốc BVTV được phép sử dụng cho cam sành (cây ăn quả có múi) an toàn nói chung và cam sành theo quy trình VietGAP nói riêng phải là các loại thuốc ít độc hại, có nguồn gốc thảo mộc hoặc thuốc hoá học phân giải nhanh nhưng những loại thuốc này chưa phát huy được tác dụng mạnh trong phòng trừ sâu bệnh. Đối với hộ sản xuất cam sành theo VietGAP thì thời gian cách ly thuốc BVTV được thể hiện ở bảng 4.16.

Bảng 4.17 Kết quả khảo sát tỷ lệ hộ đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV

Đơn vị tính: % Diễn giải Nhóm SX theo VietGAP Không SX theo VietGAP

Dưới 7 ngày 0 52,46

Từ 7 đến 10 ngày 85,53 35,28

Trên 10 ngày 14,47 12,26

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Qua bảng 4.17 Ta thấy các hộ thuộc nhóm không sản xuất theo quy trình VietGap có thời gian cách ly thuốc BVTV trước khi thu hoạch dưới 7 ngày chiếm tỷ lệ cao với 52,46% trong khi đó tỷ lệ của nhóm sản xuất theo quy trình VietGAP là 0%, thời gian cách ly thuốc BVTV từ 7-10 ngày của nhóm sản xuất theo VietGap chiếm tỷ lệ cao với 85,53%, nhóm không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap 35,28%. Một điểm đáng ghi nhận khi mà các hộ tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP tuân thủ chặt chẽ các quy định về APTP. Số hộ có thời gian cách ly thuốc BVTV trên 10 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14,47% nhóm hộ sản xuất không theo quy trình VietGAP là 10%.

* Thứ năm, thu hoạch, vận chuyển đi tiêu thụ

Theo quy định của quy trình VietGAP sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, mục đích nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh, vi sinh vật gây ngộ độc từ đất, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát trước khi mang đi tiêu thụ.

Đối với các hộ sản xuất cam sành thời điểm thu hoạch bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 3 năm sau, tuy nhiên việc thu hoạch còn phụ thuộc vào giá và nhu cầu thu mua của thương lái trong nước như: Hà nội, Hải phòng và một số tỉnh lân cận. trên 90% sản phẩm cam sành của nông hộ là bán buôn cho các thương nái đến thu mua tại vườn, việc thu hoạch có sự giám sát của các thương nái nên việc thu hoạch bảo quản cam sành đảm bảo VSATTP, để cam trên bạt rồi đóng vào bao hoặc hộp bìa cattons….

Sản phẩm cam sành an toàn sau khi thu hoạch đủ số lượng theo nhu cầu của thương nái, rồi các thương nái vận chuyển đến các sieu thị, chợ đầu mối ở Hà Nội, Hải phòng và một số tỉnh khác để bán, 10% còn lại các hộ và các nhà thu gom nhỏ lẻ đưa ra bán tại các chợ trong tỉnh, vận chuyển lên các huyện vùng cao phía bắc, phía tây của tỉnh để bán. Phương tiện chở cam sành đi bán lẻ của các hộ từ vườn đến nơi tiêu thụ chủ yếu là bằng xe máy.

Trong quá trình sản xuất các nông hộ tham gia thực hiện theo quy trình VietGap đã được các cán bộ tư vấn Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòng, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản thuộc sở nông nghiệp và PTNT Hà Giang, Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, phòng nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang trực tiếp triển khai, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện đã có 12 tổ sản xuất cam sành theo quy trình VietGap với 289 hộ tham gia đã được cấp giấy chứng nhận cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòng cấp ngày 18/12/2014 và 16/12/2015. Các sản phẩm cam sành VietGAP đã được đóng gói, bao bì và có nhãn mác cụ thể. Do đó, việc cấp giấy chứng nhận này sẽ giúp cho các tổ và các thành viên tham gia trong tổ được sử dụng lô gô VietGAP đã được thực hiện phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, cũng như giúp người mua dễ dàng nhận biết cam sành an toàn để lựa chọn. Các thông tin trên bao bì ghi rõ đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối, logo VietGAP và các thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, chúng ta có thể thấy quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển tiêu thụ của nông hộ xuất đã đáp ứng đúng những yêu cầu trong quy trình VietGAP là bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, để trên bạt. Tuy nhiên, huyện Bắc Quang cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến thương mại để người tiêu dùng tin tưởng hơn, tiêu thụ nhiều hơn, từ đó mở rộng quy mô phát triển sản xuất.

* Thứ sáu, yêu cầu về xử lý chất thải và vệ sinh đồng ruộng

- Chất thải trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chất thải từ việc sử dụng hóa chất rất nguy hiểm với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom xử lý ngay. Theo yêu cầu của quy trình VietGAP, chất thải của quá trình sản xuất phải được xử lý đúng quy định. Quá trình sản xuất cam sành chủ yếu có 2 loại rác thải đó là: rác thải từ việc sử dụng hóa chất thuốc BVTV ( bao gói, chai lọ, túi nilon...) và những phế phẩm, sản phẩm hư hỏng không tiêu thụ được (quả rụng, lá vàng, lá già, cây bị sâu héo úa.. )

- Rác thải hóa chất, qua quan sát thực tế tại các vườn cho thấy: tại các khu sản xuất đã có khu thu gom và xử lý rác thải, phế phẩm. Tuy nhiện, trên vườn của một số ít hộ vẫn còn vứt rác thải không đúng nơi quy định. Mặc dù cán bộ chuyên môn huyện, xã đã tuyên truyền cho toàn bộ các nông hộ tham sản xuất cam sành theo quy trình VietGAP hay không tham gia quy trình VietGap cần phải thu dọn sạch sẽ rác thải góp phần bảo vệ môi trường khu dân cư mình sinh sống.

Tóm lại, với yêu cầu này, các nông hộ tham gai tổ sản xuất cần phải có ý thức chấp hành tốt. tuy nhiên vấn còn một số ít hộ chưa chấp hành, về cơ bản các hộ chấp hành tốt và có ý thức giữ gìn vệ sinh vườn.

* Thứ bảy, ghi chép và lưu trữ hồ sơ sản xuất

Quy trình VietGAP yêu cầu: Sản phẩm phải truy nguyên được nguồn gốc suất xứ rõ ràng khi có sự cố xảy ra, vì thế người sản xuất trong quá trình sản xuất phải ghi và lữu trữ hồ sơ sản phẩm thông qua sổ nhật ký sản xuất. Đồng thời, việc ghi chép và lưu trữ còn có tác dụng làm căn cứ cho việc theo dõi quá trình sản xuất, đánh giá, ước lượng, kiểm tra dư lượng các loại hoá chất, kim loại trong sản phẩm cam sành theo những tỷ lệ nhất định từ đó có kế hoạch điều chỉnh lượng vật tư đầu vào cho hợp lý, mục tiêu vừa đảm bảo năng suất cao vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn.

Quang tham gia sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP thì các hộ đều thực hiện đúng việc ghi chép sổ tay theo quy định trong quá trình bón phân và thuốc BVTV. Sổ tay được phát cho các hộ có mẫu sẵn các hộ nông dân sản xuất chỉ cần ghi chép chính xác. Có sự kiểm tra giữa các tổ và các hộ với nhau trong xã.

Nhìn chung, qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy yêu cầu này của quy trình VietGAP không quá khó đối với khả năng của các hộ, vì thế chỉ cần các hộ có ý thức thì các hộ sản xuất sẽ thực hiện được.

* Thứ tám, người lao động

Theo quy trình, lao động sản xuất cam sành phải trong độ tuổi lao động, được tập huấn các kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật sử dụng trang thiết bị, sử dụng hoá chất, sơ cứu tai nạn lao động, có bảo hộ lao động.

Thực tế sử dụng lao động sản xuất cam sành an toàn của nông hộ và tổ sản xuất không thể đảm bảo được yêu cầu đó. Lao động trồng cam sành trong các hộ chủ yếu là tận dụng lao động gia đình nhàn rỗi. Hầu như các hộ sản xuất theo quy trình VietGap đều được tập huấn, tuy nhiên không phải tất cả lao động của hộ đều đã được tham gia. Mỗi gia đình chỉ đi tập huấn được 2- 3 lần và chỉ có một người trong gia đình đi tập huấn trong những lần được gọi. Vì thế trong quá trìn sản xuất việc áp dụng quy trình vào sản xuất cũng hạn chế, chưa thực sự triệt để.

Tình hình tập huấn của các hộ nông dân được thể hiện qua bảng 4.18.

Bảng 4.18. Tình hình tham gia tập huấn sản xuất của các hộ điều tra

Đơn vị tính: %

Diễn giải Nhóm theo

VietGAP

Nhóm không theo

BQ VietGAP

1. Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn 100 18,66 43,20

2. Tỷ lệ hộ áp dụng kiến thức tập

huấn vào thực tiễn sản xuất 100 0 0

3. Tỷ lệ hộ 0 0

- Tuân thủ quy trình sản xuất đảm

bảo ATTP 95,32 0 0

- ATTP + Bảo vệ môi trường 92,6 0 0

- Cả 3 tiêu chuẩn 84,23 0 0

* Thứ chín, kiểm tra giám sát nội bộ và khiếu nại

Việc giám sát kiểm tra được thực hiện chéo giữa các tổ sản xuất. Còn trong quá trình sản xuất của các hộ có các cán bộ kỹ thuật phòng trồng trọt Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, Trạm bảo vệ thực vật huyện Bắc Quang, Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức, chi cục QLCL nông lâm thủy sản Hà Giang thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, cách sản xuất của hộ; Ngoài ra cán bộ kỹ thuật Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòngtheo định kỳ lên đánh giá, kiểm tra tình hình chất lượng sản phẩm, nhật ký vườn cam sành ghi chép quá trình bón phân và thuốc BVTV của các hộ sản xuất.

Khi xảy ra vấn đề khiếu nại hay tranh chấp trong quá trình sản xuất cam sành an toàn hoặc các hộ sản xuất không tuân thủ quy trình VietGAP thì sẽ bị khiếu nại. Văn bản khiếu nại do Trung tâmChất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 Hải Phòng soạn thảo theo hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên trong 4 năm triển khai và thực hiện chưa có vụ khiếu nại và tranh chấp nào xẩy ra trên địa bàn huyện Bắc Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành theo tiêu chuẩn vietgap của nông hộ tại huyện bắc giang tỉnh hà giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)