Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ cam sành theo tiêu
4.3.2. Giải pháp về tiêu thụ
Để tiêu thụ cam sành trước hết phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân trong kênh tiêu thụ để có liên kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Liên kết với người bán buôn để ký hợp đồng đầu vào ổn định với các hộ sản xuất chủ động được nguồn hàng sản phẩm của mình.
Chủ động tìm kiếm thị trường, liên doanh, liên kết, trao đổi mua bán trong và ngoài tỉnh. Đồng thời phối hợp với các nhà quản lý, các cơ quan thông tin đại chúng quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhất là mở rộng vào thị trường miền trung và thị trường miền Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc, nhật bản, Thái Lan...
Thị trường tiêu thụ hoa quả nói chung và cam sành nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau, quả của Việt Nam qua đường chính ngạch và tiểu ngạch. Từ Huyện Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh thủy có gần 80Km, giao thông đi lại rất thuận lợi. Xuất khẩu cam sành sang Trung Quốc cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân cần quan tâm.
Mặc dù cây cam sành tại huyện Bắc Quang đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân, nhưng do quá trình sản xuất chưa tuân thủ theo đúng quy trình, mạnh ai người ấy làm, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nên rất khó khăn trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy cần phát triển đẩy mạnh sản xuất theo mô hình HTX, tổ, nhóm sản xuất cam sành để thực hiện tốt mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Để phát triển sản xuất cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGap cả về năng suất và chất lượng, cần phải có sự hỗ trợ tác động rất lớn từ phía cơ quan tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương. Cần tăng cường tuyên truyền cho người nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc BVTV thân thiện với môi trường.
- Phát triển các loại hình cung ứng dịch vụ vật tư phân bón gắn với tư vấn chuyển giao KHKT. Nâng cấp đầu tư và mở rộng các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nước cam tại Bắc Quang, xây dựng kho lạnh bảo quản.
- Tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT cho người nông dân. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viêc của tổ chức WTO, nông dân và các tác nhân thương mại phải được tập huấn, được hiểu về quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và thế giới, hướng người sản xuất và người kinh doanh đến nhu cầu của thị trường.
Nếu người trồng cam không mặn mà với việc trồng theo quy trình VietGap thì trong quá trình khai thác cam VietGap sẽ không hiệu quả và không tồn tại nếu không làm tốt việc quản lý chất lượng cam VietGap. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh hàng hoá khốc liệt rất dễ dẫn đến gian lận thương mại làm cho việc bảo vệ nhãn hiệu cam sành VietGap rất khó khăn.
Xuất phát từ những hạn chế và khó khăn đã phân tích ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp và định hướng trong thời gian tới như sau: