thương mại Bảo Anh
2.3.1. Đặc điểm, phân loại và tình hình quản lý Tài sản cố định của Công tyTNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
Tài sản cố định của Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh là những tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản của Doanh nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình thỏa mãn các điều kiện :
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có giá trị trên 30.000.000đ
- Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Tài sản cố định của Doanh nghiệp bao gồm:
- TSCĐ hữu hình: là các TSCĐ có hình thái vật chất do Doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Gồm cóvăn phòng, ô tô…
- TSCĐ vô hình: là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do Doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Gồm có: Quyền sử dụng đất…
TSCĐ Doanh nghiệp chỉ có TSCĐ hữu hình
2.3.2. Tình hình quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh thương mại Bảo Anh
- TSCĐ do bộ phận nào sử dụng thì bộ phận đó theo dõi và quản lý. Khi có sự biến động về TSCĐ hay có nhu cầu nâng cấp sửa chữa bộ phận đó sẽ lập tờ trình gửi lên cấp trên duyệt.
- Mọi TSCĐ trong đơn vị phải có bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, Hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh giá và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong Sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán:
- Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như những TSCĐ bình thường.
- Mỗi năm Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và Xem xét đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ để báo cáo thực trạng về TSCĐ của Doanh nghiệp, lập báo cáo tổng hợp kiểm kê TSCĐ, báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ, lập bảng kê chi tiết các TSCĐ không dùng, chờ thanh lý gửi lên cấp trên.
2.3.3 .Thủ tục bàn giao và thanh lý tài sản cố định tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
* Thủ tục bàn giao tài sản cố định tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất
thương mại Bảo Anh
- Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, Doanh nghiệp thành lập hội đồng giao nhận TSCĐ, trong đó gồm có:
+ Đại diện bên giao. + Đại diện bên nhận.
+ Uỷ viên để nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ + Thành viên khác (có thể có).
- Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập "Biên bản giao nhận TSCĐ". Phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng liên quan một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ. + Hoá đơn GTGT.
+ Hoá đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ tài sản
*Thủ tục thanh lý Tài sản cố định tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
- Đối với trường hợp biến động giảm TSCĐ, TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán…
- TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể sửa chữa để khôi phục hoạt động hoặc có thể nhưng không
có lợi về mặt kinh tế, những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được.
- Theo quy định của Doanh nghiệp, khi có TSCĐ thanh lý, Doanh nghiệp lập hội đồng thanh lý TSCĐ giống như bàn giao TSCĐ. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra, Xem xét đánh giá giá trị tài sản còn lại và lập " Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu. Biên bản này được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho kế toán theo dõi, 01 bản giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ.
2.3.3. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
* Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Hoá đơn GTGT
- Hợp đồng mua bán, sửa chữa lớn TSCĐ…
* Tài khoản sử dụng
(1) TK 211: Tài sản cố định - TK 2111: TSCĐ hữu hình - TK 2112: TSCĐ thuê tài chính - TK 2113: TSCĐ vô hình (2) TK 214: Hao mòn TSCĐ - TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình - TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính - TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
* Các loại sổ sử dụng
- Nhật ký chung
- Sổ Cái TK 211, TK 214
- Sổ chi tiết TK 211, TK 214( chi tiết tới từng đối tượng) - Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng
- Bảng tổng hợp chi tiết TK 211, TK 214 - Thẻ tài sản cố định
2.3.4. Trình tự hạch toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sảnxuất thương mại Bảo Anh xuất thương mại Bảo Anh
2.3.4.1. Kế toán chi tiết Tài sản cố định tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
Đơn vị sử dụng trực tiếp bảo quản và theo dõi từng TSCĐ, cả về mặt hiện vật và giá trị ở các bộ phận sử dụng, bảo quản và phòng kế toán. Theo dõi chi tiết sự tăng, giảm TSCĐ, số lượng tài sản cũng như giá trị tài sản hiện có.
* Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận sử dụng bảo quản
- Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban…) sử dụng “Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý.
* Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán
- Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
+ Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng TSCĐ của DN. Trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ, thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ.
+ Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng trên một sổ hoặc một số trang sổ.
- Căn cứ ghi sổ là các chứng từ tăng (giảm) TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan. - Khi có nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi tăng (giảm) TSCĐ trên thẻ TSCĐ, báo cho bộ phận sử dụng ghi tăng (giảm) trên sổ theo dõi. Đồng thời kế toán ghi tăng (giảm) trên sổ chi tiết TSCĐ và sổ tài sản theo loại TSCĐ.
2.3.4.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình tăng (giảm) TSCĐ tại công ty, kế toán sử dụng các tài khoản:
- TK 211 có 3 tài sản cấp 2 + TK 2111: TSCĐ hữu hình + TK 2112: TSCĐ thuê tài chính + TK 2113: TSCĐ vô hình * Quy trình hạch toán
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ, kế toán vào sổ NKC. Căn cứ vàosổ NKC để ghi sổ cái.
- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ NKC, tính ra tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của sổ cái TK 211.
Biểu số 2.17: Sổ Cái Tài khoản 211 tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
2.3.5. Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuấtthương mại Bảo Anh thương mại Bảo Anh
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan như sự tác động của môi trường tự nhiên, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn dần. Vì vậy, để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh tiến hành trích khấu hao, tức là lựa chọn phương pháp chuyển dần từng phần giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí SXKD.
Khấu hao là một trong những yếu tố cấu thành chi phí, vì vậy việc sử dụng phương pháp nào để tính trích khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của việc tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.5.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triếnsản xuất thương mại Bảo Anh sản xuất thương mại Bảo Anh
- Doanh nghiệp hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian (khấu hao đường thẳng). Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, phương pháp tính đơn giản, tuy nhiên việc thu hồi vốn chậm.
- Như vậy mức khấu hao năm được tính như sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao bình
quân năm của TSCĐ
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm
12 Tháng
Ví dụ: Tính khấu hao Xe ô tô
Nguyên giá = 965.000.000 đồng, tỷ lệ hao mòm 6,67%/năm
Mức khấu hao năm = 1.125.000.000*6,67% = 64.365.500 đồng/năm Mức khấu hao tháng = 64.365.500/12 = 5.363.792đồng/năm
2.3.5.2. Thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
- Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ theo Thông tư 45 của Bộ Tài Chính để xác định thời gian sử dụng TSCĐ
- Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian sử dụng của tài
sản cố định =
Giá trị hợp lý của tài sản cố định X
Thời gian sử dụng của tài sản cố định mới cùng loại xác định
theo Phụ lục Giá bán của tài sản cố định mới
cùng loại (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị trường) Trong đó:
+ Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…
+ Trong trường hợp nguyên giá TSCĐ của Doanh nghiệp có sự biến động như việc thay thế các thiết bị cũ bằng những thiết bị mới, xây mới nhà cửa, kiến trúc… đòi hỏi kế toán viên phải theo dõi chính xác tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ trong tháng dựa vào các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn ngày.
2.3.5.3. Kế toán khấu hao TSCĐ* Chứng từ sử dụng * Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn bán hàng
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
* Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng: TK 2141 "Hao mòn TSCĐ hữu hình"
* Sổ sách sử dụng
- Sổ TSCĐ
Biểu số 2.18: Bảng tính và phân bổ Khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh Thôn Phương Nhị, Xã Liên Ninh,Thanh Trì, Hà Nội
Mẫu số 06- TSCĐ
(Ban hành theo TT số 133/2016/TT- BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12/2021 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Thời gian sử dụng Nơi sử dụng
Toàn DN TK 642 - Chi phí quản lý
Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao Khấu hao cp
I - Số khấu hao trích tháng trước 8.552.496.150 551.849.200 551.849.200
II - Số KH TSCĐ tăng trong tháng 0 0 0
0
III -Số KH TSCĐ giảm trong tháng 0 0 0
0 IV - Số KH trích tháng này (I+II-III) 8.552.496.150 20.837.771 20.837.771 Cộng 8.552.496.150 572.686.971 572.686.971 Ngày 31 tháng 12 năm 2021 Người ghi sổ ( Ký ,họ tên) Kế toán trưởng ( Ký ,họ tên) Giám đốc ( Ký ,họ tên,đóng dấu)
Biểu số 2.19: Sổ Nhật ký chung tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
Thôn Phương Nhị, Xã Liên Ninh,Thanh Trì, Hà Nội
Mẫu số: S03a – DNN
(Ban hành theo TT số 133/2016/TT- BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng: 12/2021 Đơn vị tính: đồng Ngày , thán g ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cá i STT dòn g Số hiệ u TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày , thán g Nợ Có A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang … … … … … … 31/12 KH012 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/202 1 20 642 20.837.771 31/12 KH012 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/202 1 22 214 20.837.771 … … … …. Cộng chuyển trang sau 179.891.188.96 4 179.891.188.964 - Ngày mở sổ: 01/12/2021 Ngày 31 tháng 12năm 2021 Người ghi sổ
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)Giám đốc (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Biểu số 2.20: Sổ Cái Tài khoản 214 tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
2.3.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhiều tài sản mà chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty bị hư hỏng nặng phải tiến hành sửa chữa và thay thế một số bộ phận.
Sửa chữa TSCĐ gồm:
+ Sửa chữa nhỏ: Chi phí sửa chữa không lớn, được hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ.
+ Sửa chữa lớn: Chi phí sửa chữa cao thời gian dài, tăng năng lực công suất của TSCĐ.Việc này cũng có thể do công nhân nhà máy sửa chữa, cũng có thể phải thuê ngoài.
Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”.
2.4. Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
2.4.1 Một số quy định về tiền lương Công ty TNHH Đầu tư Phát triến sản xuất thương mại Bảo Anh
2.4.1.1. Quy chế lương
+ Tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất của Công ty đồng thời là nguồn thu nhập chính của công nhân. Đây là đòn bẩy kinh tế để kích thích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố để nâng cao năng suất lao động nhằm sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được đời sống cho người lao động.