Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL THPT theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 42 - 43)

1.4. Nội dung của quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL THPT theo

tăng cường chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật giảng dạy ở trung tâm đủ chuẩn và đồng bộ.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện tiếp cận năng lực thực hiện

Công tác kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL. Kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt. Thông qua kiểm tra đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hướng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL là quản lý được chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL sau khi được bồi dưỡng. Chủ thể quản lý sẽ nắm được kết quả chuyên môn, nghiệp vụ mà đội ngũ CBQL đạt được để từ đó làm căn cứ để các cấp QLGD bố trí, sử dụng, bổ nhiệm có những biện pháp bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ hiệu quả. Q trình kiểm tra trong hoạt động bồi dưỡng có 4 bước cơ bản:

Chuẩn bị kiểm tra: Chuẩn bị lực lượng kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra,

xác định nội dung kiểm tra và yêu cầu cần đạt được.

Tiến hành kiểm tra (Tổ chức việc đo lường kết quả): trong quá trình kiểm tra

sao cho bảo đảm được những yêu cầu đo đạc, thu thập được những thông tin kịp thời, khách quan, chính xác. Việc đo lường nhiều khi phải được thực hiện đối với đầu vào của hoạt động (xây dựng phiếu đánh giá trước khóa học), những dấu hiệu và thay thế có thể ảnh hưởng tới kết quả của từng giai đoạn hoạt động nhằm tác động điều chỉnh hợp thời. Để rút

ra được những kết luận đúng đắn hoạt động và kết quả thực hiện cũng như những nguyên nhân của những sai lệch, việc đo lường phải được lặp đi lặp lại bằng những công cụ hợp lý (xây dựng phiếu đánh giá sau khóa học).

Đánh giá kết quả thông tin thu thập được qua kiểm tra: Công việc ở đây là xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so với hệ tiêu chuẩn (dựa vào các thông số tập hợp được từ phiếu đánh giá trước và sau khóa học). Đối với hoạt động của con người trong giáo dục, kết quả của việc so sánh này cho được 3 giá trị cụ thể: Có phù hợp, chưa phù hợp và không phù hợp.

Ra quyết định điều chỉnh: Trên cở sở các giá trị cụ thể đã được khẳng định,

người quản lý đưa ra các quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

Phát huy thành tích: Nếu sự thực hiện là phù hợp với các tiêu chuẩn ở mức độ

tốt, cần có sự khuyến khích động viên kịp thời, nếu đạt ở mức độ xuất sắc có thể đề nghị khen thưởng hoặc tổng kết thành các bài học tiên tiến để truyền bá sâu rộng trong các đối tượng tương đồng khác.

Uốn nắn sửa chữa: Nếu kiểm tra phát hiện thấy kết quả so với tiêu chuẩn đạt ở

mức độ vừa phải, có ít lệch lạc so với chuẩn qui định (lệch lạc trong giới hạn cho phép) thì người quản lý cần tác động tới hành vi, thái độ của những người thừa hành để họ nỗ lực cao hơn, điều chỉnh hoạt động của mình để đạt được yêu cầu đặt ra.

Xử lý: Khi thấy có sự vi phạm nghiêm trọng so với các tiêu chuẩn, nguyên tắc

đã đặt ra, người quản lý cần có hành động xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)