3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT theo
3.3.6. Xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng CBQL trường
THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
3.3.6.1. Mục đích
Cơ chế phối hợp là sự vận hành của các mối quan hệ trong hệ thống nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện trong trung tâm. Biện pháp có ý nghĩa hình thành một cơ chế phối hợp có tính pháp lý, đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan. Các bên cùng phối hợp quản lý được việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng và hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và đảm bảo giờ lao động. Hiện đại hố cơng tác quản lý kế hoạch giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng. Tăng cường công tác kiểm tra giá sát quá trình bồi dưỡng và sau bồi dưỡng. Đảm bảo và nâng cao uy tín của Trung tâm và trường CBQLGD TP.HCM.
Tăng sự tương tác giữa các bộ phận, các ngành chức năng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, tạo nên sự hợp lực, thống nhất và hỗ trợ thêm cho từng bộ phận chủ động khi thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
3.3.6.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện:
- Chỉ đạo phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường THPT theo từng năm học.
Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Các cấp chỉ đạo chuyên môn, Ban giám đốc cần quản lý chặt chẽ nội dung và kế hoạch mở lớp bồi dưỡng CBQL.
Chỉ đạo phòng Đào tạo khảo sát và xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT theo từng năm học. Tham mưu Sở GD và ĐT mở bồi dưỡng CBQL trường THPT Theo tiếp cận năng lực thực hiện. Tùy theo nhu cầu thực tế mà phòng Đào tạo phối hợp trường CBQLGD TPHCM xây dựng các chuyên đề và nội dung phù hợp theo từng năm học.
Phối hợp với các liên kết xây dựng, tổ chức đội ngũ chuyên gia, giảng viên làm công tác bồi dưỡng CBQL các trường THPT.
Trường CBQLGD TPHCM chịu trách nhiệm về tính khoa học của các nội dung bồi dưỡng, chủ động nguồn giảng viên giỏi về hỗ trợ cho Trung tâm.
Lãnh đạo Trung tâm tạo điều kiện cho CBCBQL Trung tâm tham gia đào tạo nâng cao trình độ về chuyên ngành quản lý giáo dục để tào nguồn nhân lực cho Trung tâm.
Các cơ quan quản lý giáo dục có sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng.
Tùy theo yêu cầu đặc điểm nội dung của đợt bồi dưỡng, các cơ quan QLGD cần có bộ máy chỉ đạo, tổ chức điều hành thống nhất từ trên xuống. Cụ thể là:
Bộ GD – ĐT ra các văn bản chỉ đạo về mục tiêu, chương trình bồi dưỡng CBQL, hướng dẫn thực hiện về nội dung, quy định các chế độ tài chính dành cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT xây dựng, đề ra các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng đặc trưng cho địa phương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc cấp kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện. Phòng Tổ chức – Cán bộ Sở tiến hành rà soát đội ngũ, cử các CBQL đang trực tiếp quản lý và đội ngũ quy hoạch tham gia bồi dưỡng; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, động viên, khuyến khích CBQL tham gia đăng ký tự bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Đối với Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương: Đưa nội dung xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm và Trường CBQLGD TP.HCM với Sở GD và ĐT ra văn bản chỉ đạo, trên cơ sở đó Giám đốc ra văn bản chỉ đạo các bộ phận liên quan tổ chức thực hiện. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí chi cho những lớp bồi dưỡng.
Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương hỗ trợ thêm về tinh thần, vật chất, tạo môi trường cộng đồng sư phạm thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trên địa bàn.
Có chế độ chính sách thỏa đáng và thống nhất để khuyến khích CBQL tham gia học bồi dưỡng khi đạt kết quả bồi dưỡng đạt loại giỏi.
Cần ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ kinh phí cho CBQL trường THPT học bồi dưỡng phù hợp với chế độ cải tiến tiền lương hiện hành. Bổ sung thêm một số chính sách phù hợp với thực tế như hỗ trợ về kinh phí đi lại, kinh phí mua tài liệu học tập, tham khảo và mua vật liệu tự làm đồ dùng phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu; có chính sách thi đua, khen thưởng thỏa đáng đối với CBQL, giảng viên, CBQL có thành tích trong các kỳ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
+ Để thực hiện tốt các chính sách trên, Sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như Sở kế hoạch-đầu tư, Sở Nội vụ, Sở tài chính,…tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản quy định, phân cấp và hướng dẫn sử dụng kinh phí riêng cho cơng tác bồi dưỡng CBQL, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện ở các cấp, tránh tình trạng tùy tiện, lãng phí trong chi tiêu. Các văn bản này được cơng khai hoá và phổ biến rộng rãi trong toàn ngành.