Đánh giá việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 79 - 85)

STT Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Mức độ thường xuyên (TX) Mức độ hiệu quả (HQ) Tương quan CBQL TTBM So sánh CBQL TTBM So sánh TX- HQ Y F Y F R 1 Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL của trung tâm. 2.39 2.14 4.22 (*) 2.40 2.17 4.41 (*) 0.51 (**) 2 Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho CB CBQL quản lý lớp. 2.36 2.26 0.80 2.33 2.26 0.31 0.63 (**) 3 Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho CBQL thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng.

2.36 2.27 0.69 2.21 2.24 0.06 0.53 (**)

4

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở GD&ĐT.

2.58 2.42 2.20 2.52 2.34 2.65 0.57 (**)

STT Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Mức độ thường xuyên (TX) Mức độ hiệu quả (HQ) Tương quan CBQL TTBM So sánh CBQL TTBM So sánh TX- HQ Y F Y F R 5 Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trung tâm dành cho CBQL THPT của tỉnh. 2.58 2.40 2.86 2.53 2.36 2.59 0.54 (**) 6 Tổ chức cho CBQL THPT của tỉnh giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường tỉnh bạn trong quá trình tham gia lớp học.

2.00 2.12 0.76 2.15 2.30 1.31 0.47 (**)

7

Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng. 2.49 2.24 4.78 (*) 2.42 2.30 1.06 0.64 (**) 8 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng.

2.35 2.14 3.78 2.31 2.16 1.51 0.55 (**) Trung bình chung = 2.29 2.30

Chú thích: Kết quả kiểm nghiệm F/ hoặc tương quan R: Dấu (*) cho biết có khác biệt/ hoặc tương quan có ý nghĩa ở xác suất 5%, dấu (**) có ý nghĩa ở xác suất 1%.

Kết quả khảo sát bảng 2.18 kết quả đánh giá điểm trung bình chung của 8 mục trong phần “Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng” ở bảng trên là 2.29 và 2.30 cho thấy công tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhưng chưa cao.

- Các trị số F so sánh điểm trung bình đánh giá của CBQL và TTBM trong bảng trên cho biết khác biệt ở 2 mục:

* Mục “Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL của trung tâm” thể hiện khác biệt đánh giá ở cả về mức độ thực hiện và mức kết quả thực hiện, trong đó điểm trung bình của CBQL cao hơn trung bình của TTBM. Cụ thể: Điểm trung bình mức thường xuyên của CBQL x= 2.39 so với của TTBM y= 2.14 và trung bình hiệu quả của CBQL x= 2.40 so với của TTBM y= 2.17).

* Mục “Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng” chỉ khác biệt ở mức độ thực hiện (ĐTB của CBQL x= 2.49 cao hơn so với TTBM y= 2.24).

- Khảo sát mối tương quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện, bảng trên cho thấy các hệ số R thu được đều có tương quan ý nghĩa ở mức xác suất 1%. Tuy nhiên các hệ số tương quan này chỉ trong khoảng từ 0.47 đến 0.64 nên mức tương quan là trung bình.

Nhìn chung, chức năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT trong thời gian qua được đánh giá là chưa thực hiện thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT

Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL đạt hiệu quả và sâu sát, việc xây dựng ban chỉ đạo bồi dưỡng ở từng trường là rất cần thiết. Tuy vậy, theo đánh giá của CBQL và TTBM trong quá trình khảo sát cho thấy, đây là công việc thực hiện thường xuyên (x= 2.39 và y=2.37). Ngun nhân là khơng có chế độ, kinh phí riêng cho tổ chức này hoạt động. Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chỉ được thành lập khi hoạt động bồi dưỡng được tổ chức tập trung, đại trà theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT. Chính vì thế, CBQL và TTBM các trường khảo sát đã không đánh giá cao hiệu quả của công tác này (x= 2.40 và y= 2.17).

- Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho CB phòng Đào tạo quản lý lớp

Hoạt động bồi dưỡng cho CBQL chủ yếu trong thời gian qua là bồi dưỡng theo các module và các chuyên đề áp dụng cụ thể vào trong hoạt động quản lý vì thế vai trị

của trường CBQLGD TPHCM rất quan trọng. Tuy nhiên, đánh giá của CBQL và TTBM cho thấy công tác này được Ban GĐ ở Trung tâm thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (x = 2.39 và y= 2.17) và cịn ít hiệu quả (x = 2.19 và y= 1.87). Điều đó cho thấy vai trị chủ động của CBQL trung tâm trong cơng tác bồi dưỡng CBQL chưa được tạo điều kiện và phát huy.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho CBQL thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng

Bên cạnh việc chỉ đạo những hoạt động do Trung tâm thực hiên, tùy theo trình độ và năng lực của từng cá nhân mà Ban giám đốc Trung tâm giao nhiệm cho cán bộ phòng Đào tạo kiểm tra và quản lý bồi dưỡng, Ban giám đốc cần có sự định hướng, chỉ đạo và tạo điều kiện để quản lý phòng ĐT thực hiện. Theo đánh giá, CBQL và TTBM cho rằng công tác này có thực hiện thường xuyên (x = 2.36 và y= 2.27), nhưng hiệu quả chưa cao (x = 2.21 và y = 2.24).

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT

Đây là cách làm truyền thống được áp dụng lâu dài trong hoạt động bồi dưỡng CBQL được triển khai hàng năm vào dịp hè hay vào thời gian chuẩn bị cho một sự thay đổi nào đó trong lĩnh vực giáo dục (cải cách giáo dục, thay đổi SGK,…). Hầu hết các trường đều phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ này theo sự chỉ đạo trực tiếp từ Sở GD-ĐT. Vì thế, đa số CBQL và TTBM đều đánh giá công tác này được thực hiện thường xuyên (x = 2.58 và y= 2.42) và CBQL đánh giá là hiệu quả (x= 2.54). Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ cho CBQL và mức độ vận dụng kiến thức sau các đợt bồi dưỡng nay chưa được quan tâm theo dõi, tổng kết, đánh giá. Chính vì vậy, mà theo đánh giá của CBQL, hiệu quả của nó chưa cao.

- Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trung tâm dành cho CBQL THPT của tỉnh

Tổ chức hội thảo theo hình thức chuyên đề là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL trường THPT trong tỉnh. Việc tổ chức thường xuyên sẽ giúp CBQL bổ sung những kiến thức thiếu hụt trong chuyên môn, nâng cao và cập nhật những kiến thức mới. Tuy nhiên, khó khăn của cơng tác này là phụ thuộc vào thời gian của Giảng viên , kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức nên theo

đánh giá của CBQL cơng tác này ít thường xuyên và hiệu quả chưa cao ( x= 2.0 ;

x=2.15). TTBM thì đánh giá cơng tác này có tiến hành thường xuyên (y = 2.53) hiệu quả (y = 2.36). Điều này minh chứng cho việc tổ chức các chuyên đề hiện nay chưa chất lượng và thiếu sự đầu tư để nâng cao chất lượng trong việc bồi dưỡng CBQL trường THPT.

- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường tỉnh bạn

Mỗi trường, mỗi tỉnh có những điểm mạnh riêng do đặc thù về vị trí địa lý cũng như trình độ đội ngũ CBQL, TTBM và CBQL phân bố khơng đồng đều, vì thế việc học hỏi kinh nghiệm của các trường lẫn nhau sẽ rất hữu ích trong cơng tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT. Trên thực tế, theo đánh giá của CBQL và TTBM cho thấy, việc tổ chức các hình thức tọa đàm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về quản lý ít được thực hiện thường xuyên (x= 2.00 ; y=2.12) và chưa hiệu quả cao (x= 2.1 ; y=2.30). Qua trao đổi ý kiến với một số Hiệu trưởng, nguyên nhân là do chưa có một chuẩn thống nhất để đánh giá chất lượng đào tạo của cũng như chất lượng đội ngũ CBQL vì thế việc tổ chức trao đổi các trường với các trường THPT tỉnh bạn hiện nay chỉ mang tính chất giao lưu được học hỏi kinh nghiệm quản lý trường THPT lẫn nhau.

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng

Muốn tổ chức hoạt động có chất lượng, phải có sự theo dõi, đơn đốc và giám sát việc thực hiện bồi dưỡng. Tuy nhiên, theo đánh giá của CBQL và TTBM của các trường khảo sát, công tác này được thực hiện thường xuyên (x= 2.49 ; y= 2.24) và hiệu quả (x = 2.42 ; y= 2.30 ) nhưng chỉ mức trung bình. Do là lực lượng phụ trách cơng việc bồi dưỡng, làm kiêm nhiệm nên mức độ sâu sát với công việc chưa cao. Việc đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đều tiến hành nhưng do ít kiểm tra, đôn đốc nên kết quả của các đợt bồi dưỡng thường không đạt được như ý muốn.

- Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng CBQL đánh giá mức độ

phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng là được thực hiện thường xuyên, điểm trung bình (x= 2.35), trong khi TTBM lại cho rằng công tác này được thực hiện

tương đối thường xuyên với điểm trung bình ( y= 2.14). Sự khác biệt này tuy không nhiều nhưng qua quan sát thực tế cho thấy CBQL đánh giá tương đối chính xác cơng tác này trong hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT.

Đánh giá về mức độ hiệu quả của công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT, CBQL và TTBM cho rằng công tác này đạt hiệu quả chưa cao (x= 2.31và y = 2.16). Có thể thấy hiện nay các hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường THPT với quy mô lớn thường được triển khai từ Bộ GD-ĐT. Do chu trình quản lý một chiều từ trên xuống, cũng như chưa có sự phân cấp mạnh trong vấn đề bồi dưỡng CBQL trường THPT, chính vì vậy mà tính chủ động phối hợp với các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng của CBQL các trường THPT là không cao. Trung tâm hầu như tổ chức thực hiện theo yêu cầu, chỉ đạo của Sở, chưa đầu tư điều tra, nghiên cứu để nắm bắt những thiếu hụt về năng lực CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiên trong tỉnh Bình Dương.

Qua phỏng vấn CBQL một số trường được khảo sát, họ nhận thấy rằng việc thực hiện cơng tác này là có nhưng mức độ phối hợp chưa cao, cịn lúng túng. Điều đó dẫn tới hiệu quả của việc bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiên trong tỉnh Bình Dương chưa cao.

2.4.3. Kiểm tra – đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng CBQL

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Kiểm tra - đánh giá để tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình thực hiện bồi dưỡng, qua đó cho biết kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng và mức độ đáp ứng thực tế của cán bộ quản lý và nhân viên trung tâm. Từ đó, người quản lý mới có thể phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích và cổ vũ hoạt động theo đúng hướng kế hoạch. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên kế hoạch đã được quy định; phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng hoặc thơng qua sự thừa nhận của tập thể, của đội ngũ CBQL trường THPT của đơn vị liên kết trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Kết quả nghiên cứu trong CBQL và TTBM về quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT được trình bày ở bảng 2.21 như sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)