1. Thực trạng cơ cấu ngành lâm nghiệp
1.4.1. Đầu tư ngành lâm nghiệp
Giai đoạn 2001-2010, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan t m đầu tư V&PTR. Thực hiện mục tiêu về tăng độ che phủ của rừng các nguồn tài chính đã được huy động tổng lực, từ các nguồn lực nhà nước
22 đến các nguồn lực xã hội và nguồn hỗ trợ quốc tế, thể hiện rõ rệt nhất là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các chính sách đầu tư phát triển RĐD, chi trả DVMTR, các Dự án ODA, NGO và đặc biệt đầu tư FDI cho công nghiệp CBG trong giai đoạn này đã chiếm tỷ trọng lớn.
Các chính sách huy động các nguồn lực tài chính đầu tư cho BV&PTR đã được hoạch định. Ng n sách nhà nước tập trung đầu tư cho RĐD và RPH. Khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, hộ gia đình đầu tư phát triển RSX, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội, các đối tượng hưởng lợi từ rừng đầu tư trở lại bảo vệ, phát triển rừng (chính sách chi trả DVMTR).
Nét mới thời kỳ này là sự tác động của các chính sách Nhà nước tới sự chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp, đã thu hút được các nguồn lực đầu tư ngoài NSNN khá lớn. Cơ cấu các nguồn lực đầu tư tài chính trong l m nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh theo cơ chế thị trường. Sự dẫn dắt của thị trường trong đầu tư lâm nghiệp thể hiện rất rõ qua số liệu tỷ trọng đầu tư FDI và đầu tư tư nh n vào công nghiệp CBG. Đ y là kết quả tất yếu của đường lối đổi mới cơ chế quản lý theo định hướng thị trường được thực hiện từ Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ VI, đã phát huy tác dụng rõ rệt trong lâm nghiệp thời kỳ 2001-2011.
ảng 12. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Giai đoạn Tổng Tỷ lệ % 2001 - 2005 2006 - 2010 Tốc độ tăng 1 2 3 4 5=5/3% 6=3+4 7=6*% Tổng cộng 23.573.077 36.228.630 154 59.801.707 100 1 Ngân sách nhà nước 3.372.578 6.820.694 202 10.193.272 17,0 2 Tín dụng 821.666 1.092.417 133 1.914.083 3,2 3 ODA 4.166.530 4.845.694 116 9.012.224 15,1 4 FDI 10.324.058 12.026.000 116 22.350.058 37,4
5 Tổ chức ngoài quốc doanh 525.469 1.312.867 250 1.838.336 3,1
6
Hộ gia đình, cá nh n, cộng
đồng 4.362.776 9.637.622 221 14.000.398 23,4
7 Chi trả DVMTR 0 493.336 493.336 0,8
Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án 661; Báo cáo tiến độ chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2010; Vụ Kế hoạch - Tài chính Tổng cục Lâm nghiệp;
Theo ước tính, trong giai đoạn 2001-2010, tổng các nguồn vốn huy động đầu tư cho ngành theo giá thực tế là 59.801 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là đầu tư nước ngoài, gồm đầu tư trực tiếp và liên doanh trồng rừng với tổng vốn đầu tư 22.350 tỷ đồng (37,68%). Tiếp theo là đầu tư của các hộ gia đình, cá nh n, cộng đồng d n cư thôn 14.000 tỷ đồng (23,4%). Đầu tư từ NSNN xếp vị trí thứ ba (17%). Tiếp đến là nguồn vốn ODA và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ (Bảng 10).
23 Số liệu bảng 13 cho thấy, tổng đầu tư cho L m nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 tăng 154% so với giai đoạn 2001 – 2005, trong đó, đầu tư từ NSNN tăng 202%, đầu tư từ các tổ chức ngoài quốc doanh tăng 250% và đầu tư từ các hộ gia đình, cá nh n, cộng đồng d n cư thôn tăng 221%. Nguồn vốn FDI tăng và vốn ODA tăng 116%. Đối với nguồn vốn ODA, số dự án được ký kết cao nhất vào năm 2006 với 17 dự án. Đáng lưu ý là nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh và đầu tư từ các hộ gia đình, cá nh n, cộng đồng có tốc độ tăng rất nhanh, điều này chứng tỏ cơ chế thị trường và các chính sách của nhà nước đã phát huy tác dụng rất tích cực đến các thành phần kinh tế và khai thông được các nguồn lực đầu tư từ xã hội cho phát triển lâm nghiệp.