1. Thực trạng cơ cấu ngành lâm nghiệp
1.7.1. Về cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Sau hơn 10 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, ngành lâm nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã tăng độ che phủ rừng từ 33,2% năm 1999 l n 39,7% năm 2011. Xu hướng phát triển 3 loại rừng đang theo đúng định hướng đã đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam là tăng diện tích RSX và giảm diện tích RPH, duy trì diện tích RĐD ở mức cần thiết. So với quy hoạch đến năm 2020, đến hết năm 2011 diện tích có RSX đã đạt 85,8%, RPH đạt 81,9% và RĐD đạt 100% mục tiêu của Chiến lược. Với việc trồng mới 1 triệu ha RSX theo Kế hoạch V&PTR giai đoạn 2011 - 2020, đến 2020 ngành có thể đạt mục tiêu 7,7 triệu ha RSX (đạt 91,6% so với nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược, trong đó đạt 82% đối với rừng trồng là RSX).
Đến nay các định hướng của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp vẫn chủ yếu đặt mục tiêu tiếp tục n ng cao độ che phủ rừng, ít chú ý đến nâng cao chất lượng rừng. Chất lượng rừng theo số liệu của Chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2006-2010 cho thấy đối với 4,3 triệu ha RTN là RSX, diện tích rừng gỗ tự nhiên phục hồi và rừng gỗ nghèo đã chiếm 64%. Mặc dù RSX là RTN có diện tích và trữ lượng lớn, nhưng đường kính nhỏ, chất lượng kém, cho n n trong giai đoạn tới chưa thể cung cấp gỗ lớn cho nhu cầu trong nước.
42 Diện tích rừng trồng là RSX hiện đã đạt 2,4 triệu ha, nhưng chủ yếu trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn 5-7 năm, sử dụng giống chất lượng kém n n năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu gỗ lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối với rừng trồng, có thể nói diện tích để trồng mới RSX không còn nhiều, vì các diện tích đất “chưa sử dụng” còn lại không đáp ứng yêu cầu để trồng RSX có hiệu quả. Vì vậy, nâng cao năng suất rừng trồng cần phải là một trong các giải pháp quan trọng nhất cho giai đoạn tới, trong đó ưu ti n phát triển trồng rừng gỗ lớn.