Mô sẹo có khả năng sinh phôi sâm Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 58 - 59)

Sau 5 tuần tiến hành theo dõi và nghiên cứu, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6. Tỷ lệ tạo thành mô sẹo có khả năng sinh phôi và tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi/mô sẹo ban đầu tăng dần khi nồng độ 2,4-D tăng từ 0 mg/L - 0,1 mg/L trong MT có bổ sung 70 g/L sucrose. Và bắt đầu giảm khi nồng độ 2,4-D cao hơn 0,1 mg/L.

Công thức CT1 (MS+70 g/L sucrose) cho tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi thấp nhất, đạt 36,9%. Môi trường CT3 (MS+0,1 mg/L 2,4-D+70 g/L sucrose) cho tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi cao nhất là 98,6%, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

Công thức CT1 (MS+70 g/L sucrose) tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi/mô sẹo ban đầu thấp nhất là 32,4%, môi trường CT3 (MS+0,1 mg/L 2,4- D+70 g/L sucrose) cho tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi/mô cao nhất 97,3%, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Đặc biệt mô sẹo được tạo thành từ môi trường MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA cho tỷ lệ hình thành mô sẹo có khả năng sinh phôi cao hơn trong môi trường MS + 1,0 mg/L 2,4-D. Do vậy, môi trường tối ưu để vào mẫu, tạo mô sẹo ban đầu là MS có bổ sung 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và 70g/L sucrose trong môi trường MS đến khả năng sinh phôi của mô sẹo

Công thức Môi trường

Tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi

tạo ra (%)

Tỷ lệ mô sẹo có khả năng sinh phôi\mô

sẹo ban đầu (%)

CT1 : 0 mg/L 2,4 D MS bổ sung thêm 70 g/L sucrose 36,9 32,4 CT2 : 0,05 mg/L 2,4-D 78,5 79,2 CT3 : 0,1 mg/L 2,4 -D 98,6 97,3 LSD0,05 2,1 2,8 CV% 1,5 2,0

Vậy, công thức CT3 (MS+0,1 mg/L 2,4-D+70 g/L sucrose) là công thức tối ưu nhất để tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi sâm Lai Châu.

4.1.3.2. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nồng độ NAA và TDZ trong môi trường MS có hàm lượng sucrose giảm (30 g/L) và nồng độ 1,0 mg/L 2,4-D đến khả năng tạo và nhân phôi vô tính

Sau khi thu được mô sẹo có khả năng sinh phôi, đề tài tiến hành đánh giá ảnh hưởng của sự kết hợp chất điều tiết sinh trưởng TDZ (0,1 – 1,0 mg/L) với 2,4-D (1,0 mg/L) và NAA (0,5 mg/L ; 1,0 mg/L) đến quá trình phát sinh phôi vô tính. Theo dõi và đánh giá thí nghiệm nhận thấy, quá trình hình thành phôi vô tính được bắt đầu từ tuần thứ 8-12 tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy. Môi trường MS có bổ sung riêng rẽ 2,4-D (1,0 mg/L) và 30 g/L sucrose không có khả năng cảm ứng tạo thành phôi vô tính chỉ thấy sự phát triển mạnh của mô sẹo, Kết quả này trái ngược với một số nghiên cứu khác trên sâm Ngọc Linh của một số tác giả trong nước. (Hình 4.6)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)