Những định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị

4.4.1. Những định hướng

Định hướng phải phù hợp với kế hoạch phát triển chung của huyện và tình hình thực tế tại địa phương về phát triển sản phẩm miến dong.

Định hướng phát triển chuỗi giá trị miến dong của huyện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giúp người nông dân sản xuất, chế biến sản phẩm miến dong nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá góp phần tạo việc làm tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động từ nông nghiệp thuần tuý sang chế biến, dịch vụ thương mại là vấn đề đang được đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Thu hút đầu tư từ các nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia vào phát triển chuỗi giá trị miến dong từ khâu sản xuất củ đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết đầu tư từ khâu sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, chế biến sản phẩm miến dong; đầu từ hỗ trợ hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến tinh bột, miến; Tiếp tục lựa chọn nhân một số giống dong riềng mới có năng suất, tỷ lệ tinh bột cao phù hợp với điều kiện khí hậu và trình độ canh tác của người dân để dần thay thế những giống dong riềng cũ đã thoái hóa đang trồng tại địa phương. 4.4.2. Một số giải pháp

4.4.2.1. Giải pháp về sản xuất

Việc cải tạo, quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất cũng là điều hết sức quan trọng. Phải có vùng sản xuất ổn định, bền vững và có chất lượng mới đảm bảo hiệu quả lâu dài của chuỗi giá trị. Một số hoạt động được đề xuất nhằm hoàn thiện vùng sản xuất như sau.

Quy hoạch và quản lý sử dụng đất : bố trí hợp lý kế hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn có dự án trọng điểm. Đưa các giống dong riềng có tiềm năng, năng suất cao và những giống đặc sản của địa phương vào sản xuất.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng để tạo điều kiện cho các hộ nông dân khoanh nuôi tái sinh rừng và phát triển theo hướng nông lâm kết hợp. Thiết kế vườn đồi hợp lý, phát triển diện tích dong riềng tại diện tích có độ dộc dưới 15% kết hợp phát triển rừng sản xuất trên đất dốc, để góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng.

Tại các vùng sản xuất dong riềng trên đất dốc cần có quy định cụ thể về canh tác trên đất dốc, bỗi dưỡng đất nhằm sản xuất dong riềng lâu dài. Xây dựng hệ thống canh tác trên đất dốc bền vững thông qua chương trình khuyến nông, nâng cao nhận thực của người sản xuất củ dong riềng.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, củng cố và tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn, khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế gia đình phát triển. Nâng cao mục tiêu tăng sản lượng miến dong trên địa bản huyện nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thực hiện tốt công tác tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất, ưu tiên vay vốn ưu đãi, tuyên truyền và vận động tốt luật khuyến khích đầu tư vốn tự có. Hướng ưu tiên cho các cơ sở sản xuất hàng miến dong có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xác định các yêu cầu về bảo vệ môi trường, xử lý bả thải, nước thải trong chế biến miến dong cho từng cơ sở sản xuất tinh bột và miến dong. Khuyến khích các cơ sở sử dụng công nghệ khí sinh học để xử lý chất thải chế biến đồng thời tạo ra nguồn năng lượng trong hấp, sấy các sản phẩm miến dong.

Xử lý nước thải, bã thải theo các phương án sau:

Đối với bã thải: sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với chi phí thấp và hiệu quả, từ đó giúp bà con nông dân giảm chi phí đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và cải tạo đất trồng, tận thu tối đa nguồn nguyên liệu để tái sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, sạch và an toàn.

Đối với nước thải trong quá trình sản xuất: có thể xây dựng bể, ao chứa nước thải để nước thải có thời gian lắng đọng các chất cặn bã trong ao trước khi thải ra môi trường.

Thành lập Hội Sản xuất và chế biến dong - miến dong Yên Sơn nhằm mục đích phát triển bền vững vùng nguyên liệu trên cơ sở gắn kết giữa sản xuất và chế biến. Khi có sự quản lý của Hội chất lượng của sản phẩm sẽ được nâng lên do có sự quản lý đồng nhất từ nguyên liệu đến đầu ra. Hội sẽ có trách nhiệm xây dựng, định hướng quản lý và khai thác 1 thương hiệu chung cho sản phẩm miến dong Yên Sơn để phát triển thị trường và tăng hiệu quả kinh tế.

Bảng 4.34. Hoạt động Thành lập Hội Sản xuất và chế biến dong - miến dong Yên Sơn

STT Nội dung chi tiết Phương pháp tiến hành Quy mô thực hiện

1 Thành lập Ban sáng lập Hội

Tổ chức họp theo xã Tổ chức họp các xã dự án

1 hội nghị cho huyện

2

Xây dựng điều lệ, quy chế và nội dung hoạt động dự thảo của Hội

Hội thảo

Biên soạn bản dự thảo; Hội thảo và chỉnh sửa

1 hội thảo biên soạn 1 hội thảo góp ý và chỉnh sửa

3 Thành lập Hội

Tiến hành Hội nghị, bầu chọn thành viên BCH Hội, thông qua Điều lệ, quy chế và nội dung hoạt động

1 hội nghị

Hội có quy mô toàn vùng dự án

4 Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Hội

Soạn thảo và tiến hành Hội nghị góp ý để chỉnh sửa

1 lần soạn thảo 1 hội nghị

4.4.2.2. Giải pháp đối với các cơ sở sản xuất miến dong

Các cơ sở chế biến miến dong là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong phát triển chuối giá trị thị trường miến dong. Để công việc chế biến miến dong được thuận lợi và hiệu quả thì trước hết cần phải giải quyết cải thiện các vấn đề về: vốn, mặt bằng sản xuất, điện để chạy máy, kinh nghiệm quản lý cho các cơ sở sản xuất trước. Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, các bể chửa bột dự trữ đủ lớn để tránh tình trạng bị ép giá khi vào vụ. Cần có những hợp đồng đầu đầu ra, đầu vào cụ thể. Đối với bã dong riềng cần tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, làm thức ăn chăn nuôi, than hoạt tính….Cần có các chính sách hỗ trợ vốn và tìm đầu ra cho sản phẩm miến dong.

Việc xây dựng thị trường miến dong cần nhiều cơ quan, tổ chức song song hỗ trợ. Để phát triển chuỗi giá trị miến dong, huyện Yên Sơn cần huy động được sự giúp đỡ của các cơ quan: cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn khuyến nông để hỗ trợ kinh phí cho các hộ và nhóm hộ mua máy móc, dây chuyền chế biến mới. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết đáp ứng đủ vốn cho các cơ sở chế biến bột và sản xuất thu mua nguyên liệu cho nông dân. Công ty Điện lực thay thế máy biến áp công suất lớn hơn tại xã Lực Hành, xã Nhữ Hán, khảo sát nhu cầu sử dụng điện của các cơ sở chế biến ở huyện để có biện pháp đáp ứng về điện. Sở Khoa học và Công nghệ

tiến hành đăng ký thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm miến dong Yên Sơn thơm ngon, dẻo dai, bảo đảm vệ sinh an toàn sản phẩm đến người tiêu dùng…. Những nỗ lực này nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn yên tâm phát triển cây dong riềng để thúc đẩy tiến trình giảm nghèo một cách bền vững.

4.4.2.3. Giải pháp về thị trường

Với mục đích khai thác các thị trường miến có kênh tiêu thụ ngoài huyện Yên Sơn để tăng hiêu quả cho các tác nhân trong chuỗi, tạo cơ sở để phát triển bền vững nguồn nguyên liệu dong các hoạt động nhằm cải thiện thị trường được ưu tiên thực hiện với 2 hoạt động chính.

Bảng 4.35. Hoạt động Thử nghiệm các kênh phân phối mới để phát triển thị trường

STT Nội dung chi tiết Phương pháp tiến hành Quy mô thực hiện

1

Giới thiệu sản phẩm và thăm dò nhu cầu của các thị trường ngoài tỉnh

Tổ chức hội nghị khách hàng và thử nếm sản phẩm với các tác nhân phân phối (Công ty thương mại, Siêu thị, Hệ thống bán lẻ)

1 hội nghị tại Hà Nội

1 hội nghị tại Thái Nguyên

2

Thử nghiệm các kênh hàng mới. Xác định kênh hàng mục tiêu

Thử nghiệm phân phối tại 1 số kênh tiềm năng, theo dõi và đánh giá

03 kênh phân phối tại Hà Nội

03 kênh phân phối tại Thái Nguyên

3

Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường. Xây dựng kế hoạch sản xuất– thương mại thích ứng với thị trường

Tổng kết các theo dõi đánh giá thị trường

01 kế hoạch sản xuất và thương mại sản phẩm thích ứng với thị trường

Hoạt động này nhằm mục đích mở rộng một cách bền vững các thị trường tiêu thụ miến dong ngoài huyện Yên Sơn thông qua triển khai các hoạt động phân phối tại các kênh hàng mục tiêu, theo dõi và đánh giá phản hồi từ các kênh hàng này.

Bảng 4.36. Hoạt động Phát triển các kênh phân phối tại các thị trường mới

STT Nội dung chi tiết Phương pháp tiến hành Quy mô thực hiện

1

Phân phối sản phẩm tại các kênh hàng mục tiêu (các điểm bán miến tại Thái Nguyên, Hà Nội) đã được lựa chọn

Thực hiện bán hàng với các kênh hàng mục tiêu theo yêu cầu đặt hàng

Các kênh phân phối mới tại Hà Nội, Thái Nguyên

2

Xây dựng hệ thống theo dõi thông tin thị trường. Điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thương mại

Thiết lập các chỉ tiêu và công cụ theo dõi thông tin thị trường

Hệ thống sổ sách theo dõi chi tiết

3

Tăng cường kỹ năng kinh doanh cho các thành viên của Hội SXKD miến dong

Thử nghiệm phân phối tại 1 số kênh tiềm năng, theo dõi và đánh giá

03 kênh phân phối tại Hà Nội

03 kênh phân phối tại Thái Nguyên

4

Quảng bá thương mại cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện xúc tiến thương mại (Hội trợ triển lãm hàng hóa, Hội chợ xuân, Hàng Việt Nam chất lượng cao…)

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn đã mang lại nhiều ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề nghiên cứu chuỗi giá trị nói chung, chuỗi giá trị miến dong nói riêng.

2. Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

- Huyện Yên Sơn có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng có năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ổn định và bền vững cho ngành chế biến miến dong.

- Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn có 5 kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm, trong đó 3 kênh có ý nghĩa quyết định chuỗi giá trị miến dong tại Yên Sơn. Giá trị gia tăng trung bình chung của cả chuỗi đạt 15.729 nghìn đồng/ đơn vị sản phẩm, trong đó kênh hàng (Sản xuất dong - thu gom dong - chế biến miến - bán buôn Hà Nội - bán lẻ Hà Nội - người tiêu dùng) đạt trung bình chung về giá trị gia tăng lớn nhất, 16.722 nghìn đồng/ đơn vị sản phẩm.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn và các hạn chế chuỗi cụ thể như sau:

+ Khâu sản xuất, chế biến: Với người trồng dong riềng thì công suất tiêu thụ của các cơ sở sản xuất tinh bột đảm bảo tiêu thụ hết nguồn nguyên liêu củ dong cho người dân, nhưng hiện tại người dân vẫn lo sợ sản phẩm làm ra không bán được, không yên tâm đầu tư sản xuất và mở rộng diện tích. Với cơ sở sản xuất kinh doanh tinh bột dong luôn đối mặt với tình trạng bị ép giá và thiếu nguyên liệu: Lí do họ không có đủ vốn để quay vòng, không đủ vốn để đầu tư các bể chứa lớn dự trữ nên khi làm ra là phải bán luôn, các thương lái biết được điều này nên thường ép giá, chủ cơ sở biết lỗ nhưng cũng phải bán. Với cơ sở sản xuất kinh doanh miến dong chỉ đủ nguyên liệu để sản xuất trong vòng 4 - 5 tháng, các tháng còn lại có thể phải ngừng sản xuất. Trong lúc đó hơn 1 nửa

+ Kênh phân phối, kết nối với thị trường: Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, các hoạt động mua bán không có ký kết hợp đồng nên đầu ra và đầu vào các tác nhân ko ổn định. Công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa.

+ Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại: Chưa triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính chiến lược cho sản phẩm miến dong Yên Sơn tại các thị trường mới.

+ Chính sách của tỉnh, huyện, dự án có liên quan đến hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn: Phần lớn các chính sách liên quan đến chuỗi giá trị miến dong đều tác động lên người sản xuất, chế biến nhưng chưa kịp thời và đồng bộ, sự tác động lên các tác nhân khác như người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ còn mờ nhạt.

3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho các năm tới.

Do thực tế các nghiên cứu về chuỗi giá trị cung ứng hàng hoá dịch vụ còn ít, số liệu chưa cập nhật. Xuất phát từ ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế của chuỗi, chúng tôi xét thấy cần có các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất miến dong. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu đánh giá sâu hơn về nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng miến dong.

5.2. KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào hiện trạng sản xuất, kết quả phân tích thị trường và lợi thế cạnh tranh các sản phẩm miến dong của huyện Yên Sơn, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

1- Đối với cấp chính quyền:

Cần quy hoạch rõ xóm, xã nào vùng đất nào có khả năng trồng dong riềng cho năng xuất và chất lượng cao và ổn định, ít sâu bệnh, tránh mở rộng diện tích ồ ạt, việc này do phòng Nông nghiệp của huyện phải tham mưa cho Sở Nông nghiệp và tư vấn cho các xã.

Thị trường tiêu thụ chính của miến dong Yên Sơn là Hà Nội, đối tượng tiêu thụ khá rộng do giá cả phù hợp với người tiêu dùng, do đó mở rộng thị trường tiêu thụ không quá khó.

Nhu cầu về miến dong chất lượng cao, miến dong sạch, an toàn và hướng hữu cơ luôn được thị trường cao cấp lựa chọn, đây là điểm mà các cơ sở sản xuất, chế biến miến dong Yên Sơn chưa làm được.

Dự án và tỉnh hỗ trợ thành lập Hội miến dong Yên Sơn, trong hội sẽ có kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)