Các nghiên cứu có liên quan đến nhận dạng thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu và hoạt động truyền miệng cho sản phẩm bưởi da xanh của hợp tác bưởi da xanh sông xoài, thị xã phú mỹ , bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

Võ Thị Hồng Nhung (2012), một thương hiệu trái cây được nhận diện thông qua ba đặc điểm chính là sản phẩm, hình ảnh con người tham gia sản xuất kinh doanh và biểu tượng. Khách hàng nhận biết được thương hiệu trái cây thông qua ba yếu tố chính của sản phẩm là màu sắc (20%), hình dáng bên ngoài (41%) và chất lượng mùi vị (55%).

Lê Đăng Lăng và Lê Thị Kiều Như (2012) đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của truyền thông đến xây dựng thương hiệu “nhận biết thương hiệu”. Nhóm tác giả đã chỉ ra 5 yếu tố có tác động truyền thông đến quá trình xây dựng thương hiệu là sản phẩm, định giá, bán hàng, chiêu thị và yếu tố con người. Theo kết quả nghiên cứu, lần lượt các yếu tốcông dụng của sản phẩm, mức giá so với công dụng, yếu tố mức độ bao phủ của sản phẩm và yếu tốchương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng có tác động truyền thông lớn nhất đến nhận biết thương hiệu. Thương hiệu sẽ không được khách hàng biết đến, nghĩa là không xây dựng được thương hiệu nếu không có sự tác động của truyền thông. Người làm công tác xây dựng thương hiệu nên tập trung vào những yếu tố truyền thông thương hiệu này để hoạch định các chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả. Nhìn chung, các kết quảnghiên cứu đều đồng ý rằng, người tiêu dùng sẽ nhận biết thương hiệu thông qua một số các yếu tố phổ biến như chất lượng, hình dáng, hương vị, giá cả và tính an toàn của sản phẩm.

Hoàng Văn Việt (2013) nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Bến Tre và thị trường tiêu thụ bưởi da xanh tại Tp. HồChí Minh, với mục tiêu phân tích hiện trạng hoạt động của chuỗi giá trị và thịtrường tiêu thụ bưởi Da xanh, từ đó đề xuất các chính sách đối với ngành bưởi da xanh Bến Tre nhằm phát triển thị trường tiêu thụ, ổn định giá bán và gia tăng thu nhập của các tác nhân, đặc biệt là người nông dân. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết liên kết chuỗi giá trị của GTZ, kết hợp khung phân tích chuỗi giá trị vì người nghèo của M4P và của khung phân tích tài chính chuỗi giá trị của FAO để phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân, phân tích chi phí, lợi

nhuận, giá trị gia tăng và đóng góp của chuỗi giá trị. Kết quả phân tích cho thấy chuỗi giá trịbưởi Da xanh Bến Tre mang lại hiệu quả kinh tếxã hội cao và thu nhập cho các tác nhân tốt, đặc biệt là người nông dân, và việc phân bổ lợi nhuận giữa các tác nhân công bằng và hợp lý. Nghiên cứu chỉ ra khó khăn nhất hiện nay là vấn đề sâu bệnh và xu hướng gia tăng diện tích vườn bưởi, tăng cung và cần phát triển đa dạng thịtrường tiêu thụtrong và ngoài nước.

Lê Quốc Nghi và cộng sự (2014) cho rằng, thương hiệu trái cây cụ thể là thanh long Bình Thuận được người tiêu dùng nhận biết thông qua hình dáng, hương vị, màu sắc và biểu tượng. Tác giả Nguyễn Minh Trung (2012) đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độđể đo lường mức độ nhận diện hình ảnh thương hiệu của người tiêu dùng. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố, tác giảđã khẳng định rằng nhân tố uy tín thương hiệu có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng thương hiệu đó.

Khưu Ngọc Huyền và Lưu Thanh Đức Hải (2016) nghiên cứu là xác định các nhân tốảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu của sản phẩm quýt hồng Lai Vung. Thông qua số liệu điều tra 150 người tiêu dùng ở Đồng bằng sông Cửu Long về sự nhận biết thương hiệu sản phẩm quýt hồng, đồng thời ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, năm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu của sản phẩm quýt hồng Lai Vung, Đồng Tháp, đó là: “An toàn khi sử dụng sản phẩm”, “Chất lượng của sản phẩm”, “Hình dáng bên ngoài của sản phẩm”, “Sự phổ biến của sản phẩm” và “Sự quen thuộc của sản phẩm”. Trong đó, biến quan sát “Có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng” là biến ảnh hưởng mạnh nhất đến việc nhận biết sản phẩm quýt hồng của người tiêu dùng.

Phạm Thị Liên (2016) khảo sát nhận biết thương hiệu Viettel của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quảng cáo, slogan, logo, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, khảnăng chăm sóc khách hàng, uy tín doanh nghiệp có mức độ tương quan chặt chẽ với mức độ nhận biết thương hiệu Viettel. 100% khảo sát biết đến thương hiệu Viettel. Bằng các câu hỏi phân biệt thương hiệu, tỷ lệngười tham gia khảo sát nhận biết đúng vềcác thành phần thương

hiệu luôn đạt mức trên trung bình. Tuy nhiên để giữ vững cũng như phát triển vị thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Viettel cần xây dựng chiến lược phát triển các yếu tố nội tại cũng như chiến lược marketing.

Nguyễn Ngọc Anh (2018) cho rằng các phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành động lực biến đổi web thành một công cụ truyền thông tương tác. Các phương tiện truyền thông xã hội có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ dựa trên sự phản hồi của khách hàng xuất hiện trên blog, các trang web, mạng xã hội và các loại nội dung người dùng tạo ra khác (Raman, 2009). Xây dựng, tăng nhận thức về thương hiệu và duy trì lòng trung thành của thương hiệu là một trong những chủ đề chính của nghiên cứu dành cho các marketer một thời gian rất dài. Các marketer đã sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để duy trì lòng trung thành của khách hàng, và phương tiện gần đây là tiếp thị truyền thông xã hội. Do đó, họ phải có khả năng phối hợp thông điệp và nỗ lực trên tất cả các phương tiện truyền thông hiện có để thu hút khách hàng và xem giá trị của thương hiệu bằng những gì họ đang nói với nhau. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá vai trò của các nhân tố khác nhau trong việc tăng nhận thức vềthương hiệu giữa bối cảnh truyền thông xã hội tại Việt Nam. Tác giả đã đưa ra một mô hình gồm 4 nhân tố: Câu chuyện về thương hiệu, truyền miệng số, thông tin chất lượng cao và sựtương tác của khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu trong ngữ cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này mặc dù đã đưa ra được mô hình giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội trong ngữ cảnh Việt Nam, nhưng nghiên cứu chưa kiểm định được mô hình bằng định lượng. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo của tác giả sẽ làm kiểm định mô hình trên với nghiên cứu định lượng chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu và hoạt động truyền miệng cho sản phẩm bưởi da xanh của hợp tác bưởi da xanh sông xoài, thị xã phú mỹ , bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)