Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 113 - 116)

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG

4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững KCN Sông Công

4.3.5. Một số kiến nghị

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển bền vững khu công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đảm bảo bốn nhân tố:

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Phát triển khoa học công nghệ, coi khoa học công nghệ là động lực của sự phát triển.

- Khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên có hiệu quả.

* Đối với Chính phủ

- Xây dựng quy hoạch phát triển chung các KCN, qua đó định hướng phát triển rõ vùng quy hoạch, địa phương phát triển CN, phát triển KCN để tổ chức có hiệu quả, đảm bảo phát huy tốt lợi thế của các địa phương, sự PTBV của KCN, các địa phương, các vùng và giải quyết tốt các vấn đề an ninh lương thực.

- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy định pháp luật riêng áp dụng cho KCN, KCX, KKT qua đó quy định rõ Ban quản lý các KCN là đầu mối thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN; các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các KCN theo phân cấp, uỷ quyền trên cơ sở quy định của Chính phủ, Ban quản lý các KCN tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành, UBND tỉnh mà không cần đợi văn bản uỷ quyền; bổ sung rõ các cơ chế xử phạt theo lĩnh vực quản lý nhà nước cho Ban quản lý các KCN nhằm tăng cường quyền lực cho Ban quản lý các KCN.

* Đối với tỉnh

Một là, nghiên cứu sửa đổi cơ chế khuyến khích đầu tƣ phù hợp với luật đầu tƣ và thực tiễn của tỉnh. Cần nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ cho các dự án đầu tƣ. Giải quyết kịp thời và dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.

Hai là, xây dựng chiến lƣợc quảng bá hình ảnh tỉnh Thái Nguyên trong cả nước và quốc tế. Tranh thủ nguồn vốn của trung ương thông qua các chương trình mục tiêu của chính phủ và các bộ ngành, vận động các bộ ngành, vận động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, BOT…) đầu tƣ vào các lĩnh vực hạ tầng, kĩ thuật, huy động vốn đóng góp của nhân dân vào xây dựng hạ tầng kĩ thuật ở nông thôn.

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp là chủ đầu tƣ, xây dựng kết cấu

hạ tầng các cụm công nghiệp trong tỉnh. Huy động vốn ứng trước của nhà đầu tư để đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp mà trước tiên là đầu tư cho điện, nước và giao thông, xử lý môi trường. Hàng năm dành một phần vượt thu của ngân sách cho xây dựng cơ bản để chi hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp.

Bốn là, tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch Thái Nguyên. Các doanh nghiệp có sản phẩm đặc trƣng, có lợi thế so sánh, có sản lƣợng hàng hoá lớn, tham dự hội chợ triểm lãm trong nước và nước ngoài để mở rộng thị trường.

Năm là, đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý của BQL các KCN Thái Nguyên. Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư tuỳ theo điều kiện từng địa phương.

Sáu là, tăng cường quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát và kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Bảy là, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thành lập các tổ chức đảng hoàn thiện các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong KCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã sông công (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)