Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG
4.1. Cơ hội và thách thức đối với thị xã Sông Công trong việc phát triển bền vững KCN
4.1.1. Lợi thế về phát triển các KCN
- Đảng và Chính phủ có chủ trương chính sách về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020. Từ đó tỉnh Thái Nguyên nói chung, thị xã Sông Công nói riêng, đã có chủ trương đúng đắn về quy hoạch, xây dựng, phát triển KCN, coi đó là bước đột phá để xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp; đồng thời có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp uỷ đảng và chính quyền trong quá trình xây dựng, phát triển KCN.
- Song song với những văn bản pháp luật ban hành của nhà nước về khuyến khích đầu tƣ vào KCN, về cơ chế quản lý và những chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ của tỉnh nói chung cũng nhƣ của Thị xã nói riêng đã tạo môi trường đầu tư tương đối minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ.
- Sông Công có tiềm năng về đất đai cho phát triển KCN quy mô lớn là lợi thế, đặc biệt khi các khu vực tập trung công nghiệp như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…đang có những hạn chế về đất đai cho phát triển khu công nghiệp.
- Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trường Đại học lớn do đó tỷ lệ lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động với trình độ cao ngày càng đƣợc đẩy mạnh, cơ cấu dân đô thị tăng nhanh. Đó là một nguồn nhân lực quý đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trước mắt cũng như lâu dài.
- Đặc biệt khi đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hải Phòng
– Hà Nội, sân bay Nộ Bài đƣợc khởi công, mở rộng đi vào sử dụng thì việc giao lưu giữa các vùng miền, giao lưu quốc tế sẽ giúp cho Thái Nguyên có nhiều cơ hội thu hút các Nhà đầu tư có tiềm năng cả trong và ngoài nước.
- Ban quản lý các KCN Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả việc quản lý KCN theo cơ chế một cửa tại chỗ; có sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban ngành liên quan, UBND các huyện trong hoạt động quản lý KCN Thái Nguyên. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong KCN Thái Nguyên.
4.1.2. Hạn chế trong phát triển KCN
- Thị xã có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, do vậy cần giải quyết mâu thuẫn giữa dịch vụ và du lịch, giữa công nghiệp và du lịch.
- Nhu cầu nước ngọt cho phát triển công nghiệp tập trung ở KCN, CCN là rất lớn (nhất là giai đoạn 2015-2020). Mặc dù Thị xã có nguồn nước ngọt dồi dào, song sự phát triển của KCN có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn tài nguyên nước, làm giảm khả năng cung cấp nước trong tương lai, đòi hỏi phải có kế hoạch đầu tƣ ngay từ bây giờ.
- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế, số người có độ tuổi lao động cao nhưng trình độ tay nghề còn thiếu và kém…
- Thị trường tiêu thụ và sức mua còn kém, do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là với mức thu nhập từ các doanh nghiệp còn thấp…
4.1.3. Cơ hội phát triển KCN
- Môi trường chính sách, môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và với Thái Nguyên cũng nhƣ Thị xã nói riêng đã đƣợc cải thiện, và rất cởi mở…
- Sự quan tâm của các Nhà đầu tƣ lớn đối với Thị xã ngày một tăng, cả về chất lƣợng công nghệ cũng nhƣ quy mô.
- Thị trường xuất khẩu ra quốc tế đã được rộng mở, đón chào…
- Hệ thống giao thông đối ngoại đƣợc nâng cấp, mở rộng (cao tốc Hà
Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, sân bay Nộ Bài), Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên với các cửa khẩu của Lạng Sơn tạo cho Thái Nguyên mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài.
4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển KCN
Qua thực tiễn quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý KCN Sông Công đã đƣa ra một số vấn đề cần phải giải quyết đó là:
(1) Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Do đặc điểm Thị xã là đất ở rải rác không tập trung nên việc quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn (giá bồi thường đất ở của dân cao).
(2) Công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ tuy đã đƣợc tỉnh chú trọng song chưa thường xuyên liên tục, chưa chú ý đến việc vận động đầu tư nước ngoài.
Do vậy, số Doanh nghiệp nước ngoài, Doanh nghiệp có tiềm năng vào Thị xã còn hạn chế (hiện nay mới có 03 dự án nước ngoài).
(3) Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN phát triển chậm, chƣa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN;
nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.
(4) Trong KCN hiện nay, việc đầu tư trạm xử lý nước thải rất chậm.
Nguyên nhân là kinh phí đầu tư trạm xử lý nước thải rất tốn kém. Việc xử lý chất thải rắn hiện cũng chƣa có quy hoạch xử lý chung.
(5) Một số chính sách cho phát triển KCN chậm đổi mới, đây là hạn chế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nhất là các quy định về tổ chức bộ máy của Ban quản lý KCN chƣa đƣợc hoàn thiện.
(6) Lĩnh vực quản lý KCN rất rộng và đa năng nhƣng trình độ cán bộ, công chức trong bộ máy Ban quản lý còn chƣa đủ kinh nghiệm quản lý và thực tiễn; do vậy chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển KCN trong giai đoạn mới.